Soạn bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt

bichngoc

Moderator
Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. Dù có sống ở miền đất nào trên lãnh thổ Việt Nam hay sống xa quê hương, những con người mang dòng máu Việt đều không quên thứ tiếng ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình.

Sự trong sáng của tiếng Việt​


1. Chuẩn mực tiếng Việt là gì?

Khi nói hoặc viết cần đúng chuẩn mực, quy tắc tiếng Việt. Chuẩn mực tiếng Việt là không phủ nhận sự chuyển đổi linh hoạt, tiếp thu cái mới, sáng tạo

2. Sự trong sáng không dung nạp tạp chất. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, không sử dụng tùy tiện yếu tố ngôn ngữ khác

3. Sự trong sáng biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sử của lời nói
 
LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 33 sgk ngữ văn 12 tập 1)
- Một số từ ngữ miêu tả nhân vật của tác giả có thể thay thế được
- Từ ngữ miêu tả nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Tú Bà thì khó thay đổi, vì không ai dùng từ chính xác, sắc sảo như Nguyễn Du được.

Bài 2 (trang 34 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tìm nhận dọc đường đi của mình dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy, một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những thứ mà thời đại đem lại.

Bài 3 (trang 34 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Đoạn văn trên lạm dụng các từ ngữ nước ngoài: file, hacker, fan
Có thể thay thế bằng những từ ngữ tiếng Việt: tệp tin, tin tặc, người hâm mộ
 
Để có một hệ thống quy tắc tiếng Việt nói và viết theo chuẩn như ngày nay, chúng ta đã phải trải qua nhiều lần cải tiến tiếng Việt trên những phương diện cụ thể như phát âm, chính tả, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ...

Trên cơ sở loại bỏ, sửa chữa những yếu tố không phù hợp hoặc khó sử dụng trong tiếng Việt để tạo ra một cách nói, cách viết mang tính phổ thông, ai ai cũng sử dụng được. Đồng thời, chúng ta cũng không ngừng sáng tạo để tạo ra những yếu tố mới trong tiếng Việt nhằm làm cho vốn từ, vốn câu và cách nói tiếng Việt được phong phú, đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hệ thống quy tắc trong nói và viết tiếng Việt đã được chuẩn hóa thành quy định mang tính pháp quy để Nhà nước ban hành ra toàn dân thực hiện.

Những quy định này được đưa đến người dân theo một trình tự chứ không áp đặt, khiên cưỡng. Đó là việc chúng ta đưa vào dạy cho học sinh từ mầm non cho đến các bậc học cao hơn. Tùy vào tâm lý lứa tuổi để các nhà trường triển khai dạy về cách phát âm, cách viết sao cho chuẩn tiếng Việt. Dần dần, hệ thống quy tắc, quy định về chuẩn mực tiếng Việt đã đi vào đời sống của nhân dân, từng người dân nói và viết tiếng Việt theo chuẩn mực đã quy định và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như làm giàu thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc mình.

Cho dù có sáng tạo, cải tiến tiếng Việt nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên nền những quy định chung, trên cái cốt có sẵn chứ không thay đổi hoàn toàn.

tổng hợp
 
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT

Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả phấn đấu lâu dài của ông cha ta.

Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau:
  • Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông.
  • Có thói quen rèn luyện các kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt

1. Sự trong sáng của tiếng Việt

• Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và qui tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và qui tắc đó.
• Hệ thống chuẩn mực, qui tắc ở các lĩnh vực: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, câu, lời, bài văn.
•Sự trong sáng của tiếng Việt là không lai căng, pha tạp những yếu tố của ngôn ngữ khác.
• Tuy nhiên, tiếng Việt vẫn cần dung hợp những yếu tố tích cực đối với tiếng Việt.
• Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói.

2. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Muốn đạt được sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt, mỗi cá nhân phải:
- Có tình cảm yêu mến và ý thức quí trọng tiếng Việt
- Có những hiểu biết về chuẩn mực và qui tắc của tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, giao tiếp
- Có những cách sử sụng mới, sáng tạo riêng (VD: Bệnh viện máy tính, Ngân hàng đề thi...)

3. Luyện tập

Bài tập 1(tr 33-34):

• Hai nhà văn sử dụng từ ngữ nói về các nhân vật:

- Kim Trọng: rất mực chung tình

-Thúy Vân: cÔ em gái ngoan

- Thúc Sinh: sợ vợ….....
• Có tính chuẩn xác trong cách dùng từ ngữ.

• Bài tập 1(tr 44)
• Câu a: không trong sáng do lẫn lộn giữa trạng ngữ với chủ ngữ của động từ.
• Câu b,c,d: là những câu trong sáng: thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu.
• Bài tập 4 (Trang 13, BT Ngữ văn 12, T1)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top