• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.
Người ta vẫn nói: phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Với bài "Chuẩn mực sử dụng từ" trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các em sẽ được hiểu hơn về những chuẩn mực từ trong tiếng Việt. Sen Biển các em tham khảo bài viết Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ, được đăng tải dưới đây.



I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào?

- Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.

- Em bé đã tập tẹ biết nói.

- Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.

Gợi ý:

- Các từ in đậm (dùi, tập tẹ, khoảng khắc) trong những câu sau đều sai lỗi chính tả.

- Cách sửa:

· Một số người sau một thời gian vùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.

· Em bé đã bập bẹ biết nói.

· Đó là những khoảnh khắc sung sướng nhất trong đời em.

II. Sử dụng từ đúng nghĩa

Các từ in đậm trong những câu sau đây dùng sai như thế nào? Hãy thay những từ ấy bằng các từ thích hợp.

- Đất nước ta ngày càng sáng sủa.

- Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.

- Con người phải biết lương tâm.

Gợi ý:

- Các từ in đậm sau dùng không đúng với nghĩa của từ đó.

- Cách sửa:

· Đất nước ta ngày càng tươi sáng.

· Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ sâu sắc để chúng ta vận dụng trong thực tế.

· Con người phải có lương tâm.


8d261f1b.jpg


III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng.

- Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.

- Ăn mặc của chị thật là giản dị.

- Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tụy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lý Khánh phải bỏ mạng.

- Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh.

Gợi ý:

- Các từ trên không được sử dụng đúng tính chất ngữ pháp của từ:

· hào quang là danh từ, không thể dùng như một tính từ

· ăn mặc là động từ, không thể dùng như một danh từ

· thảm hại là tính từ, không thể dùng như một danh từ

· sự giả tạo phồn vinh dùng sai trật tự từ (danh từ đến tính từ)

- Cách sửa:

· Nước sơn làm cho đồ vật thêm sáng bóng.

· Cách ăn mặc của chị thật là giản dị.

· Bọn giặc đã chết với nhiều thất bại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tụy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lý Khánh phải bỏ mạng.

· Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.

IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy thay bằng từ thích hợp:

- Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.

Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên […]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.

(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

Gợi ý:

- Các từ sau được sử dụng không phù hợp với sắc thái biểu cảm.

- Cách sửa:

· Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta.

· Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên […]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với nó.

V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt

Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt.

- Không nên dùng từ ngữ địa phương trong các văn bản có tính chất quy chuẩn, hoặc trong giao tiếp khi người nói, người nghe không cùng một địa phương.

- Không nên lạm dụng từ Hán Việt để tránh mất đi sự trong sáng của tiếng Việt - đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

=> Tổng kết:

Khi sử dụng từ phải chú ý:

- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả

- Sử dụng từ đúng nghĩa

- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp

- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

VI. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ?


a.

- Mỗi học sinh cần học tập thật nghiêm trọng để có thể đạt kết quả tốt nhất.

- Mỗi học sinh cần học tập thật nghiêm túc để có thể để có thể đạt kết quả tốt nhất.

b.

- Bạn Hà ngày càng tiến bộ trong học tập.

- Bạn Hà ngày càng tiến tới trong học tập.

Gợi ý:

a. Mỗi học sinh cần học tập thật nghiêm trọng để có thể đạt kết quả tốt nhất.

b. Bạn Hà ngày càng tiến tới trong học tập.

Câu 2. Điền vào chỗ trống:

Điền x hoặc s: ...ung đột, …ử dụng, ...ắp …ếp, ...ét ...ử, ...ôi sục.

- Điền trung hoặc chung: … sức, … thủy, … tâm, … tình, … lập.

Gợi ý:

- xung đột, sử dụng, sắp xếp, xét xử, sôi sục.

- chung sức, chung thủy, trung tâm, chung tình, trung lập.

Câu 3. Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. Đọc giả yêu thích thơ của Xuân Quỳnh chắc chắn sẽ biết đến bài thơ Sóng.

b. Bảy giờ ba mươi phút rồi, chúng ta phải khẩn cầu đến trường cho kịp.

Gợi ý:

a.

- Lỗi sai: từ “đọc giả”

- Sửa lại: Độc giả yêu thích thơ của Xuân Quỳnh chắc chắn sẽ biết đến bài thơ Sóng.

b.

- Lỗi sai: từ “khẩn cầu”

- Sửa lại: Bảy giờ ba mươi phút rồi, chúng ta phải khẩn trương đến trường cho kịp.

Hi vọng với bài viết Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ, các em sẽ biết cách lựa chọn cho mình những từ hợp với bối cảnh ngôn ngữ để có thể cho ra đời những bài văn hay. Chúc các em học tốt !



Sen Biển( sưu tầm)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top