Trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, học sinh sẽ tìm hiểu về biện pháp tu từ chơi chữ - đây là một trong những biện pháp quan trọng.

Sen Biển sẽ giới thiệu bài viết Soạn bài Chơi chữ, mời các em cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

I. Thế nào là chơi chữ?​

Đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi:

“Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”


1. Nhận xét về nghĩa của các từ lợi:

Lợi (trong câu “Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng”): có lợi, mang lại cho con người nhiều hơn là con người phải bỏ ra.

Lợi (trong câu “Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”): phần thịt bao giữ xung quanh chân răng.

2. Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng đồng âm của từ ngữ.

3. Việc sử dụng từ “lợi” như trên có tác dụng: tạo cảm giác thú vị, câu nói của thầy bói gây ra tiếng cười hài hước.

=> Tổng kết: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn thú vị.

II. Các lối chơi chữ​


Ngoài lối chơi chữ như đã dẫn ở mục I, còn những lối chơi chữ khác. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu dưới đây:

- Câu (1): Hiện tượng gần âm giữa từ “ranh tướng” và “danh tướng” nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

ranh tướng: kẻ ranh ma, quỷ quyệt

danh tướng: vị tướng giỏi giang

- Câu (2): Cách nói điệp âm (14 chữ đều bắt đầu bằng âm “m”) - cho thấy sự mờ ảo của không gian.

- Câu (3): Lối nói lái giữa từ “cá đối” với “cối đá”, “mèo cái” với “mái kèo”, từ đó nhằm diễn tả sự hẩm hiu của duyên phận.

- Câu (4): Dùng từ trái nghĩa (sầu - vui, riêng - chung) nhằm diễn tả tâm trạng.

=> Tổng kết:

- Các lối chơi chữ thường gặp là:

Dùng từ ngữ đồng âm

Dùng lối nói trại âm

Dùng cách điệp âm

Dùng lối nói lái

Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố…

maxresdefault.jpg


III. Luyện tập​


Câu 1. Đọc bài thơ trong SGK và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?

- Dùng từ ngữ gần nghĩa dùng để chơi chữ: liu điu, rắn, hổ lửa, ráo, lằn, hổ mang là tên các loài rắn.

- Dùng từ đồng âm:

liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ).

rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

Câu 2. Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?

- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

Các từ chỉ các sự vật gần gũi: thịt, mỡ, dò, nem, chả - chỉ đồ ăn được chế biến từ thịt.

- Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Các từ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc - các cây cối thuộc họ tre.

=> Cách nói chơi chữ nhằm bộc lộ sự hài hước, dí dỏm.

Câu 3. Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo.

-

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.


(Qua đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

- Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
Tri huyện là tri huyện, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện Thằng.


Câu 4. Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:

“Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?”


Trong bài thơ này, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

- Lối chơi chữ: sử dụng từ đồng âm:

cam (gói cam): một loại quả

cam (khổ tận cam lai): ngọt

=> Bác Hồ muốn nhắn nhủ rằng sau khi trải qua những ngày tháng khó khăn, thì hạnh phúc sẽ đến.

IV. Bài tập ôn luyện​

Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong những câu sau:

a.

Còn mèo, con mẻo, con meo
Ai dạy mày trèo mà chẳng dạy tao?


b.

Có cá đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi?


c.

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài liền với chữ tai một vần


d.

Nửa đêm, giờ tí, canh ba,
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.

Gợi ý:


a. Cách dùng lối nói gần âm (mèo - mẻo - mẻo - trèo)

b. Dùng lối nói lái (cá đâu - ngồi câu, có không - công khó)

c. Dùng lối nói gần âm (tài - tai)

d. Dùng từ đồng nghĩa vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi)

Cảm ơn các em đã luôn đồng hành và ủng hộ vnkienthuc.com. Chúc các em học tốt nhé!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top