Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Kế hoạch học tập không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các bạn bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực như: luôn làm việc có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian,…
Sắp xếp thời gian một cách khoa học là những hoạt động thường xuyên. Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng. Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ…
Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.
Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức… trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!
Giới thiệu Sổ tay Kế hoạch của Em
Đối tượng sử dụng: Học sinh cấp 1 (lớp 2, 3, 4, 5)
Mục đích cuốn sổ: Giúp các em bước đầu làm quen với việc học và chơi theo kế hoạch mà các em tự tay lập cho mình.
Tại sao cha mẹ nên tặng cuốn Sổ này cho các em ?
- Giúp các em hình thành tư duy: Dù là học hay chơi cũng cần phải lập kế hoạch trước.
- Hình thành tính chủ động ở các bé ngay từ tuổi thơ.
- Giúp các em sống có lí tưởng, có kỷ luật.
- Giúp các em học và chơi một cách thông minh, có kiểm soát, khắc phục được tình trạng học quá tải, học nhiều mà không hiệu quả.
- Giúp các em tập kiểm soát bản thân và kiểm soát những hoạt động diễn ra hàng ngày.
- Giúp cha mẹ có nắm bắt được tình hình học và chơi của con mình. Hàng tuần cha mẹ chỉ cần xem cuốn sổ và hỗ trợ, động viên tình thần các em, thưởng cho các em nếu hoàn thành kế hoạch…
Nội dung của Sổ:
- Thiết kế hoạch tuần: Các em liệt kê ra những việc mình sẽ làm trong tuần, có phần vẽ minh họa để các em thể hiện bằng hình ảnh.
- Thiết kế hoạch ngày: Các em liệt kê những việc các em sẽ làm buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
- Thiết kế tổng kết tuần: Sau một tuần các em sẽ tổng kết xem các em có thực hiện tốt kế hoạch của mình không và lập kế hoạch cho tuần sau.
- Thư giãn cuối tuần: Sau mỗi tuần sẽ có một trang thư giãn bao gồm: Truyện ngắn hoặc thơ, đố vui và vui cười, nhằm giúp các em thư giãn cuối tuần và có hứng thú với việc lập kế hoạch.
Mỗi người có một đặc điểm học tập khác nhau, có người mê văn, có người yêu toán,… Người mê văn chỉ mong tới giờ văn để được thả hồn vào những vần thơ, áng văn hay, say sưa nghe thầy bình thơ, giảng văn; người yêu toán chỉ đợi đến giờ toán để giải những bài toán khó, hóc búa hoặc xem thầy đưa ra những cách giải mới, đầy bất ngờ, thú vị,… Trong học tập, mê văn hay yêu toán đều rất đáng quý nhưng yêu cầu ở bậc phổ thông là phải học đều ở các môn.
Để đảm bảo quá trình học tập của mình cân bằng các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả học tập của mình với các bạn trong lớp, hoặc trong cùng một môn, xem thời gian trước đây và hiện nay tình hình học của mình như thế nào, đi lên hay đi xuống? Sau đó viết ra kế hoạch học tập xác hợp nhất vào sổ tay học tập Sơn Ca này.
Chúc các bạn thành công!
Sắp xếp thời gian một cách khoa học là những hoạt động thường xuyên. Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng. Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ…
Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.
Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức… trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!
Giới thiệu Sổ tay Kế hoạch của Em
Đối tượng sử dụng: Học sinh cấp 1 (lớp 2, 3, 4, 5)
Mục đích cuốn sổ: Giúp các em bước đầu làm quen với việc học và chơi theo kế hoạch mà các em tự tay lập cho mình.
Tại sao cha mẹ nên tặng cuốn Sổ này cho các em ?
- Giúp các em hình thành tư duy: Dù là học hay chơi cũng cần phải lập kế hoạch trước.
- Hình thành tính chủ động ở các bé ngay từ tuổi thơ.
- Giúp các em sống có lí tưởng, có kỷ luật.
- Giúp các em học và chơi một cách thông minh, có kiểm soát, khắc phục được tình trạng học quá tải, học nhiều mà không hiệu quả.
- Giúp các em tập kiểm soát bản thân và kiểm soát những hoạt động diễn ra hàng ngày.
- Giúp cha mẹ có nắm bắt được tình hình học và chơi của con mình. Hàng tuần cha mẹ chỉ cần xem cuốn sổ và hỗ trợ, động viên tình thần các em, thưởng cho các em nếu hoàn thành kế hoạch…
Nội dung của Sổ:
- Thiết kế hoạch tuần: Các em liệt kê ra những việc mình sẽ làm trong tuần, có phần vẽ minh họa để các em thể hiện bằng hình ảnh.
- Thiết kế hoạch ngày: Các em liệt kê những việc các em sẽ làm buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
- Thiết kế tổng kết tuần: Sau một tuần các em sẽ tổng kết xem các em có thực hiện tốt kế hoạch của mình không và lập kế hoạch cho tuần sau.
- Thư giãn cuối tuần: Sau mỗi tuần sẽ có một trang thư giãn bao gồm: Truyện ngắn hoặc thơ, đố vui và vui cười, nhằm giúp các em thư giãn cuối tuần và có hứng thú với việc lập kế hoạch.
Mỗi người có một đặc điểm học tập khác nhau, có người mê văn, có người yêu toán,… Người mê văn chỉ mong tới giờ văn để được thả hồn vào những vần thơ, áng văn hay, say sưa nghe thầy bình thơ, giảng văn; người yêu toán chỉ đợi đến giờ toán để giải những bài toán khó, hóc búa hoặc xem thầy đưa ra những cách giải mới, đầy bất ngờ, thú vị,… Trong học tập, mê văn hay yêu toán đều rất đáng quý nhưng yêu cầu ở bậc phổ thông là phải học đều ở các môn.
Để đảm bảo quá trình học tập của mình cân bằng các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả học tập của mình với các bạn trong lớp, hoặc trong cùng một môn, xem thời gian trước đây và hiện nay tình hình học của mình như thế nào, đi lên hay đi xuống? Sau đó viết ra kế hoạch học tập xác hợp nhất vào sổ tay học tập Sơn Ca này.
Chúc các bạn thành công!