Trước hết cần phân biệt giữa tri thức và trí thức.
Trí thức, theo Karl Marx, là những người có tri thức dồi dào và có chính kiến trước những vấn đề chính trị xã hội.
Ở Việt Nam, đã từ lâu trí thức được hiểu đơn giản hơn là những người lao động trí óc (để phân biệt với lao động chân tay) hay phức tạp hơn một chút là những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Trí thức là một khái niệm để chỉ những người làm việc bằng trí óc.
Trí thức không phải là một giai cấp, không chỉ là những người có bằng cấp, càng không phải chỉ gồm những người làm quan. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người.
Do cách thức đem truyền tâm huyết của mình mà có nhiều dạng trí thức, thông thường họ rất say mê, đầy nhiệt huyết và cũng đầy trách nhiệm với cộng đồng. Họ thường nhanh nhạy tiếp thu mọi biến đổi, chọn lọc và phát triển thành hiểu biết của mình, đến một lúc nào đó khi tiêu hoá tốt những vấn đề tiếp thu chính họ lại là người sáng tạo, phát minh ra những cái mới chưa từng có và khi đó họ phải đối mặt với những bước tiến của xã hội. Nếu xã hội đồng thuận tiến thì họ được ghi công , nếu xã hội chưa đến mức độ tiếp thu được, nhiều khi họ bị quật ngã thậm chí phải thế cả sinh mạng của mình. Thời gian trôi qua, khi xã hội hiểu được thì công lao họ lại được ghi bia, cuộc đời trí thức là thế.
Chính vì gắn với xã hội như máu thịt của mình và cũng vì cuộc đời có quá nhiều biến động nên tuỳ theo kinh nghiệm biết được, họ sẽ dè dặt hay hăng say làm việc. Đó cũng là thước đo sự phát triển xã hội, bấy giờ tác động của xã hội lại ảnh hưởng đến trí thức rất nhiều nó làm cho sản phẩm của họ tươi tốt lên hay chỉ là những mầm sống bị thui chột.
Trí thức thời nào cũng quý và lúc nào cũng có, nhưng muốn trí óc họ luôn phát triển thường xã hội phải tôn trọng tự do sáng tạo của họ bằng luât pháp, bằng tập quán và bằng dư luận xã hội. Điều này lại do những bộ máy cai trị xã hội thiết lập. Nếu bộ máy cai trị nắm chắc được mọi yêu cầu xã hội và luôn tôn trọng tự do sáng tạo của trí thức thì lúc ấy hiền tài và nguyên khí quốc gia hiện lên như nấm mọc sau mưa, còn ngược lại thì trí thức cũng như lá rụng mùa thu, điều này lịch sử đã từng ghi lại.
Tri thức hay kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, nhưng lúc nào cũng có liên quan với những khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi và kích thích trí óc. Môn học về tri thức được gọi nhận thức luận. Trong nhận thức luận, một định nghĩa phổ biến của tri thức là nó bao gồm ba tiêu chí khả tín, xác thực, và chứng minh được.
Tri thức là:
Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó;
là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể;
các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức.
Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.
( nguồn :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_thức )
Qua sự phân tích này chúng ta thấy công nhân có tri thức là những người lao động có tay nghề cao, sử dụng được các máy móc thiết bị hiện đại, họ có chuyên môn nhất định. Còn trí thức là những người có học thức, có am hiểu về xã hội và khi nhắc đến trí thức thì người ta không nhấn mạnh vào tính chuyên môn của tri thức.