small star
Moderator
- Xu
- 94
Các nhà xã hội học chấp nhận hiện tượng “trở về cội nguồn” như một diễn biến tất yếu của chặng đường văn minh hóa. Người Việt ta đối xử với Tết cũng không tránh khỏi quy luật này.
“Ngày xuân đi lễ đền Ngọc Sơn“ (Hà Nội, 1954). Ảnh: Nguyễn Duy Kiên Những phong tục chỉ còn phảng phất
Sêu Tết: Ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết và dịp Trung Thu người con rể tương lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ.
Lễ vật cho Tết Nguyên đán thường là: rượu, gà sống, gạo nếp, một xâu tiền tượng trưng. Lễ vật cho Tết Trung Thu có hồng, cốm, chim ngói.
Trồng và hạ nêu: Trong ngày 30 Tết, trước cửa mỗi nhà dựng một cây nêu. Nêu được làm từ cây tre cao, bỏ hết các nhánh, chỉ thừa lại phần đọt có lá, trên cây treo một số vật tượng trưng gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ.
Đến ngày mồng 7, người ta làm lễ hạ nêu, cũng là dấu hiệu cho biết Tết đã hết. Ngày nay chỉ có một số điểm du xuân công cộng dựng nêu và chủ yếu mang ý nghĩa trang trí.
Hát sắc bùa: Sau giao thừa, trẻ em nhà nghèo tụ thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa hát vừa gõ trống, súc sắc: “Súc sắc súc sẻ. Nhà nào đỏ đèn đỏ lửa thì mở cửa cho anh em tôi vào...”. Chủ nhà bao giờ cũng mở cửa ra phát tiền mừng tuổi cho các em để hai bên cùng gặp hên.
Gánh nước: Ngay sau Giao thừa hoặc sáng mồng Một, người nhà mang thùng ra sông hoặc ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại, với hy vọng sang năm mới “của cải như nước non”.
Chúc Tết theo thứ tự: Mồng một nhà trai, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thày. Ngày nay tùy theo thời tiết, đường sá, tiện bên nào thì đến bên đó trước.
Lạy sống ông bà: Con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống các cố và ông bà.
Những phong tục dần quay trở lại
Mua và xin câu đối trước Tết: Nhiều người (đặc biệt giới trẻ) khi đi chợ Tết có ý thức mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới.
Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: Được bày biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Người nội trợ có ý thức mua đủ 5 loại quả và trình bày sao cho đẹp mắt và có ý khoe vẻ sung túc của gia đình.
Xông nhà: Ngày càng nhiều người nắm được nguyên lý âm dương ngũ hành, từ đó tính ra tuổi xung tuổi hợp. Người ta nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà. Cũng không ít gia chủ tự xông nhà trước vì sợ người khách vô tình đầu tiên không hợp với mình.
Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một hướng tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc.
Mua muối: Vài năm gần đây, cứ đến 4 - 5 giờ sáng ngày mồng Một đã nghe thấy tiếng rao của những người bán muối. Mọi người mua muối đầu năm là mua cái hên, cái đậm đà cho cả năm tới.
Lễ chùa: Có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt giầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực.
Kiêng kỵ: Mọi người đều có ý thức tránh giông bằng những kiêng kỵ (đặc biệt trong ngày mồng Một): Kiêng quét nhà (tránh mất của); Kiêng chửi mắng đánh đập con cái (mong hòa thuận); Kiêng cho vay (tán của tán tài); Kiêng cho lửa (tránh mất “đỏ”, mất hên); Kiêng nói những câu có từ “chết chóc” (tránh chết chóc, thương tật)...
Thế hệ người lớn thường than phiền với nhau “Tết bây giờ nhanh gọn tiện nghi quá nên càng ngày sẽ càng mất thiêng” bên cạnh đó có một số không ít tin rằng, “khi đời sống ổn định, những phong tục để Tết trở nên “thiêng” sẽ tiếp tục được phục hồi một cách tự nhiên, không cần một nỗ lực xã hội nào cả”. Chỉ cần liếc qua hành số phận của những phong tục cũng đủ thấy ý kiến thứ hai có vẻ khả quan hơn.
Bài sử dụng một số tư liệu trong cuốn “Tết năm mới ở Việt Nam” của Viện Văn hóa.
Hoàng Bùi
“Ngày xuân đi lễ đền Ngọc Sơn“ (Hà Nội, 1954). Ảnh: Nguyễn Duy Kiên Những phong tục chỉ còn phảng phất
Sêu Tết: Ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết và dịp Trung Thu người con rể tương lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ.
Lễ vật cho Tết Nguyên đán thường là: rượu, gà sống, gạo nếp, một xâu tiền tượng trưng. Lễ vật cho Tết Trung Thu có hồng, cốm, chim ngói.
Trồng và hạ nêu: Trong ngày 30 Tết, trước cửa mỗi nhà dựng một cây nêu. Nêu được làm từ cây tre cao, bỏ hết các nhánh, chỉ thừa lại phần đọt có lá, trên cây treo một số vật tượng trưng gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ.
Đến ngày mồng 7, người ta làm lễ hạ nêu, cũng là dấu hiệu cho biết Tết đã hết. Ngày nay chỉ có một số điểm du xuân công cộng dựng nêu và chủ yếu mang ý nghĩa trang trí.
Hát sắc bùa: Sau giao thừa, trẻ em nhà nghèo tụ thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa hát vừa gõ trống, súc sắc: “Súc sắc súc sẻ. Nhà nào đỏ đèn đỏ lửa thì mở cửa cho anh em tôi vào...”. Chủ nhà bao giờ cũng mở cửa ra phát tiền mừng tuổi cho các em để hai bên cùng gặp hên.
Gánh nước: Ngay sau Giao thừa hoặc sáng mồng Một, người nhà mang thùng ra sông hoặc ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại, với hy vọng sang năm mới “của cải như nước non”.
Chúc Tết theo thứ tự: Mồng một nhà trai, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thày. Ngày nay tùy theo thời tiết, đường sá, tiện bên nào thì đến bên đó trước.
Lạy sống ông bà: Con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống các cố và ông bà.
Những phong tục dần quay trở lại
Mua và xin câu đối trước Tết: Nhiều người (đặc biệt giới trẻ) khi đi chợ Tết có ý thức mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới.
Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: Được bày biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Người nội trợ có ý thức mua đủ 5 loại quả và trình bày sao cho đẹp mắt và có ý khoe vẻ sung túc của gia đình.
Xông nhà: Ngày càng nhiều người nắm được nguyên lý âm dương ngũ hành, từ đó tính ra tuổi xung tuổi hợp. Người ta nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà, cầu mong sang năm lấy được vía tốt của người xông nhà. Cũng không ít gia chủ tự xông nhà trước vì sợ người khách vô tình đầu tiên không hợp với mình.
Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một hướng tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc.
Mua muối: Vài năm gần đây, cứ đến 4 - 5 giờ sáng ngày mồng Một đã nghe thấy tiếng rao của những người bán muối. Mọi người mua muối đầu năm là mua cái hên, cái đậm đà cho cả năm tới.
Lễ chùa: Có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt giầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực.
Kiêng kỵ: Mọi người đều có ý thức tránh giông bằng những kiêng kỵ (đặc biệt trong ngày mồng Một): Kiêng quét nhà (tránh mất của); Kiêng chửi mắng đánh đập con cái (mong hòa thuận); Kiêng cho vay (tán của tán tài); Kiêng cho lửa (tránh mất “đỏ”, mất hên); Kiêng nói những câu có từ “chết chóc” (tránh chết chóc, thương tật)...
Thế hệ người lớn thường than phiền với nhau “Tết bây giờ nhanh gọn tiện nghi quá nên càng ngày sẽ càng mất thiêng” bên cạnh đó có một số không ít tin rằng, “khi đời sống ổn định, những phong tục để Tết trở nên “thiêng” sẽ tiếp tục được phục hồi một cách tự nhiên, không cần một nỗ lực xã hội nào cả”. Chỉ cần liếc qua hành số phận của những phong tục cũng đủ thấy ý kiến thứ hai có vẻ khả quan hơn.
Bài sử dụng một số tư liệu trong cuốn “Tết năm mới ở Việt Nam” của Viện Văn hóa.
Hoàng Bùi