• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sơ Đồ Tư Duy !!!!

ShaYa Nam

New member
Xu
0

Phần 1: Tìm hiểu

Sự lợi hại của Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một cụm từ nghe thật quen thuộc đối với members của diễn đàn Vươn Tới Thành Công, phải không các bạn? Ai cũng biết rằng, sơ đồ tư duy (SDTD) là một công cụ ghi chú tối ưu, giúp chúng ta vận dụng được cả hai bán cầu não trong việc ghi nhớ, đặc biệt hữu ích cho các bạn học sinh – sinh viên. Không ai có thể phủ nhận được lợi ích mà nó đem lại. Nhưng hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn những cảm nhận của tôi trong chỉ 2 ngày ngắn ngủi vừa qua – điều càng củng cố thêm niềm tin của tôi: SDTD không chỉ giúp bạn ghi chú một cách dễ dàng mà còn giúp bài học của bạn thật nhanh nhớ nhưng cũng thật khó quên.

vttc.jpg

Tôi đang ở trong giai đoạn nước rút của những ngày thi cuối kỳ, kết thúc năm học đại học thứ nhất đáng nhớ của tôi. Học kì này, chúng tôi phải học những môn thật “khó chơi” như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử các học thuyết kinh tế, kinh tế vi mô,… Toàn là những môn học khó nhằn mà bất cứ sinh viên nào sau khi nghe tên môn học xong cũng ngao ngán thở dài: “Thôi thì phó mặc cho trời chứ biết sao? Thi không rớt môn nào không phải sinh viên ^_^ Khỏi học cho xong!”. Và tôi, sau khi nghe mấy anh chị khoá trên truyền lại “tiểu sử đáng nhớ” của những môn học đại cương bắt buộc này, cũng có phần…ngao ngán. Tuy nhiên, sau khi đọc đi đọc lại cuốn “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” nhiều lần (mà ko hề chán), đặc biệt là sau khi tham gia khoá học Tôi Tài Giỏi! và trở thành trợ lí huấn luyện viên của khoá học, tôi đã lựa chọn cách suy nghĩ và hành động khác. Thú thật là tôi cũng thuộc hạng “mèo lười”, chỉ học những môn mình thích thôi, còn những môn học khác, tôi đã…không vẽ SDTD ngay khi học xong mà chỉ đọc lại bài học và đợi tới lúc thi mới bắt đầu vắt chân lên cổ chạy. Vậy mà nhờ SDTD, tôi đã chạy với một tốc độ cực kì kinh khủng, gần bằng tốc độ ánh sáng luôn các bạn ạ (Ihza, cái này thì hơi có phần thêm thắt đó nha ). Chẳng là tuần này tôi bắt đầu thi, và môn đầu tiên ngay trúng cái môn nhạt nhẽo mà ai cũng không thích: Lịch sử các học thuyết kinh tế, đã vậy còn là đề đóng nữa chứ! Haiza, kiểu này chết chắc! >>> Đó là cách suy nghĩ của mấy đứa bạn cùng lớp tôi thôi. Còn tôi, với phong thái mèo lười ung dung, “Để coi, 2 tuần nữa thi Lịch Sử trước hả? Thôi học toán thôi! “. Thế là trong suốt 2 tuần đó, tôi chỉ học những môn mình thích. Còn môn Lịch Sử, tôi không bỏ mặc nó, mà bắt đầu lấy tuyệt chiêu của mình ra. Trong 3 ngày cuối, tôi ngồi cặm cụi vẽ hơn 10 cái SDTD, áp dụng đầy đủ những nguyên tắc vẽ: hình ảnh, liên kết, màu sắc, nổi bật,… để “tô điểm” thêm cho SDTD của mình. Đến cuối ngày chủ nhật, tôi mới hoàn thành việc vẽ và in SDTD của mình (Tôi sử dụng phần mềm iMindmap chứ không vẽ tay ^^). Tinh thần hoảng loạn, “Mai thi rồi, trời ơi, sao mà mình chủ quan quá!!! Nhưng thôi, còn nước còn tát, phải tát cho nó cạn tàu ráo máng luôn mới được!”. Đêm đã khuya, tôi bắt đầu ngồi học, tập trung cao độ. Và các bạn biết không, chỉ trong vòng 2 tiếng vào buổi tối, tôi đã học thuộc làu làu 3 SDTD, và sáng sớm hôm nay số còn lại cũng được “xơi tái” nhanh gọn lẹ, không sót một chữ nào luôn. Bà chị họ thấy tôi cứ ngồi ôm “mớ giấy a3 màu mè” học, mời lên tiếng thắc mắc:
- Mày ko học đi, còn vẽ vời gì đó? Chiều nay thi rồi mà sao tao thấy ung dung quá vậy!
- Em học xong hết rồi.
- Xạo quá, tối qua tao thấy mày còn than chưa học chữ nào mà. Mà cái đó là gì đó?
- Cái này là Sơ Đồ Tư Duy, bí kíp học bài đó. Tối hôm qua chưa học chữ nào nhưng bây giờ thì ko có chữ nào là ko thuộc. Ko tin thì cho chị dò nè.
- Sơ Đồ Tư Duy hả? Hay ta! Ok, để tao dò bài mày, hỏi ngẫu nhiên nha, ko thuộc là 1 chầu chè đó!
- Chuyện nhỏ như con thỏ!
Thế là bà chị bắt đầu cầm quyển vở, lật một trang ngẫu nhiên và hỏi tôi. Còn tôi, các bạn có tưởng tượng đc ko, lúc đầu cũng hơi run run “Chết rồi, 1 chầu chè, bà này ăn nhiều lắm ko biết mình có trả lời nổi ko đây”, nhưng khi chị tôi hỏi câu nào, tôi đọc vanh vách ko sót một chữ dưới sự kinh ngạc của bà chị họ. Bả há mồm, trợn mắt: “Lợi hại, lợi hại thiệt! Có học kinh tế chính trị được ko? Bày chị vẽ với!” – “Được chứ sao ko! Môn nào cũng được hết. Sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế! đây nè, bí kíp đầy ở trỏng đó, học đi bà ^_^”.
Chưa hết, chiều nay đi thi, tôi đc giám thị xếp chỗ ngay bàn thứ 2, còn ngồi trên là thằng bạn keo kiệt nổi tiếng ko bày ai bao giờ rồi. Híc, ngồi ngay bàn giám thị luôn. Nhưng thôi, ko sao, mình thuộc bài rồi chớ bộ. Đề phát ra, 2 câu dài ngoằn, 75 phút, đổ mồ hôi hột. Thôi, bình tĩnh làm bài nào…! Tôi đặt bút viết, nhớ lại sdtd của mình và đặt bút tới đâu thì chữ tuông ra tới đó, và ko sót
một chữ nào luôn. Tuy nhiên cũng có những lúc tôi “bí”, và lúc đó nhớ lời Adam Khoo, khi gặp chỗ ko nhớ thì ngồi bình tâm lại, 5′ sau sẽ nhớ ra thôi. Không đợi 5′ nữa, những hình ảnh vui nhộn và màu sắc sặc sỡ của sdtd đã giúp tôi nhớ lại bài của mình một cách nhanh chóng, và cứ thế ta làm bài. Và tới gần cuối giờ, tôi kiểm tra lại bài rồi lên nộp trước sự kinh ngạc của mọi người – còn dư đến tận nửa tiếng luôn mà . Ra về, mấy đứa bạn xúm lại hỏi han:
- Mày mới nãy bộ bỏ giấy trắng hay sao mà ra sớm quá vậy?
- Làm gì có, tao làm hết mà.
- Mày học hết luôn đó hả?
- Chứ sao nữa, tụi mày ko học hết hả?
- Học cách nào hay vậy? Khó nhớ thấy mồ, dài ngoằn, dễ lộn mà toàn ba cái từ ngữ chuyên môn khó nhớ nữa chớ! Sao mà mày “thánh” quá vậy Hy?!
- Tao nói tụi mày hồi học kì 1 rồi, đi tham gia khoá học “Tôi Tài Giỏi!” đi mà ko chịu. Khoá học đó bày tao cách học siêu tốc đó ^_^
- Ghê thiệt, chắc phải tham gia liền luôn quá!
Thấy chưa, người ta đã nói là học bằng sơ đồ tư duy dễ nhớ rồi mà, người ta cũng đã nói là tham gia khoá học Tôi Tài Giỏi! lâu rồi mà ko nghe, giờ còn than nữa. Quả thật, trước giờ tôi biêt SDTD “lợi hại” cỡ nào rồi, nhưng phải nói qua lần thi này tôi mới thấy được sự kì diệu của các ghi chú toàn não bộ một cách tối ưu này.
Nhưng qua lần thi này, tôi cũng học được một bài học, đó là dù nắm được “bí kiếp thần thông” trong tay cũng không nên chậm trễ và trì hoãn. Không có Sơ Đồ Tư Duy, tôi chết chắc…Học kì trước, nhờ áp dụng những phương pháp học tập siêu đẳng trong khoá học Tôi Tài Giỏi! mà điểm của tôi cũng không đễn nỗi nào (thậm chí là cao nhì khoa luôn đó ^^), còn trong học kì này, nhờ sơ đồ tư duy mà tôi đã vượt qua kì thi với những môn học “kinh khủng truyền kiếp” một cách dễ dàng ^^. Nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những con người vĩ đại đã đem lại những điều kì diệu cho tôi và việc học của mình: cảm ơn Tony Buzan – người đã sáng tạo ra sơ đồ tư duy – một công cụ ghi chú kì diệu, cảm ơn Adam Khoo – người đã gián tiếp dạy tôi cách vẽ sơ đồ tư duy một cách thật đẹp, bắt mắt, rõ ràng và dễ ghi nhớ, em cảm ơn anh Triều đã giúp cho em và hàng ngàn học viên Tôi Tài Giỏi! khác thực hành cách vẽ SDTD thật nhanh và hiệu quả. Nhưng quan trọng nhất là em xin cảm ơn anh Khoachị Vy cũng như các anh chị khác trong công ty TGM đã đem cuốn sách tuyệt vời “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế!” cũng như khoá học vô cùng kì diệu Tôi Tài Giỏi! về Việt Nam để thay đổi lối mòn trong cách học tập và suy nghĩ của học sinh Việt Nam tụi em. Cảm ơn mọi người nhiều lắm ^^ Học kì sau phải tiếp tục con đường thực hành mục tiêu TRỞ THÀNH SINH VIÊN GIỎI NHẤT ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG mới được! Chặng đường gian nan íh đã được thực hiện một phần nào đó rùi Cố lên nào Hy!! TÔI TÀI GIỎI!!!! HY TÀI GIỎI!!!
Lê Phan Viên Hy
 
Phần 2 : Tham khảo

Tony Buzan: Truyền cảm hứng bằng "sơ đồ tư duy"

(TuanVietNam) - Ngoài đời, Tony Buzan giống như những gì mà người ta hình dung: lịch lãm, uyên bác và cởi mở. Có lẽ hình ảnh ấy của ông cũng là một trong những lý do để ông được chào đón và yêu mến ở rất nhiều nơi cùng với sự lan tỏa của Mind map - sơ đồ tư duy.

Đối với tôi, Tony Buzan đã trở thành một người mà tôi "hàm ơn", còn Mind map là công cụ học tập và làm việc không thể thiếu. Tôi cũng cho rằng sơ đồ tư duy đã và đang thúc đẩy làn sóng cách mạng học tập bùng nổ tại Việt Nam và trên thế giới.

Sơ đồ tư duy – con đường đến với “Học cách học”
Tony_Buzan.jpg
Theo Tony Buzan, tư duy có thể ghi bằng hình ảnh (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Năm 2003, khi còn là một sinh viên năm thứ nhất, tôi cùng các bạn trong nhóm Tư duy mới (New Thinking Group) luôn băn khoăn trong mình một câu hỏi: “Từ bé đến lớn chúng ta được dạy để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta được dạy cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả chưa?” Câu trả lời “chưa ở đâu học sinh Việt Nam được dạy và được học "cách học" đã khiến cho chúng tôi háo hức và say mê tìm hiểu một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với những khám phá bất ngờ về các nguyên tắc hoạt động của bộ não, các công cụ học tập và làm việc hoạt động theo cách làm việc của bộ não, cách nâng cao khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và sáng tạo…
Qua các lớp học về Nâng cao năng lực tư duy mà chúng tôi là các giảng viên, chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ của hơn một ngàn học viên từ 6 đến 66 tuổi (nói không ngoa). Điều đó thôi thúc chúng tôi phát triển và chia sẻ những công cụ tư duy mình đã tìm hiểu được tới nhiều người hơn nữa.
Một trong những thành công lớn nhất mà chúng tôi đã làm được chính là thành công với sơ đồ tư duy mà cha đẻ của nó là Tony Buzan, người có chỉ số sáng tạo cao nhất thế giới và nếu bạn tìm hiểu về ông, bạn sẽ còn thấy vô vàn những điều đáng kinh ngạc khác nữa.

Sơ đồ tư duy – Nguyên lý và hoạt động
TonyBuzan.jpg
Tony Buzan trong chương trình Người đương thời
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tony Buzan năm 2007 và cuộc trò chuyện cùng nhà báo Tạ Bích Loan trên chương trình Người đương thời, có lẽ hình ảnh của Tony Buzan nay đã không còn quá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Nhu cầu tìm hiểu về sơ đồ tư duy cùng các công cụ tư duy khác trong làn sóng cách mạng học tập đang bắt đầu lan tỏa tại Việt Nam dẫn đến sự ra đời của hàng loạt sách về Học cách học của nhà xuất bản Nhân Trí Việt. Nhờ thế, những lần dạo qua hiệu sách, tôi thường bắt gặp hình ảnh các bạn sinh viên đang chăm chú giở những cuốn sách về sơ đồ tư duy ra đọc một cách tò mò và say mê.
Sơ đồ tư duy không khó. Bất cứ ai cũng có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận.
Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, bạn lại vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi công việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như bạn định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How)...
Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần và cái hay của sơ đồ tư duy là ở chỗ nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với một quyển sổ liệt kê các công việc thông thường.
Nhưng vẫn ít người sử dụng sơ đồ tư duy lắm – Tại sao?
Tony.jpg

Khái niệm của sơ đồ tư duy thì thực sự đơn giản. Nguyên lý hoạt động thì đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý kia” của bộ não. Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu. Nhưng tại Việt Nam, có thể thấy số người biết đến sơ đồ tư duy thì nhiều mà số người sử dụng nó thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy nguyên nhân là tại sao?

Với kinh nghiệm 6 năm giảng dạy về sơ đồ tư duy cho rất nhiều các đối tượng học viên khác nhau, tôi đã tìm hiểu và đúc kết được 5 nguyên nhân chính, đó là:

1 – Sơ đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc quá, trông như tranh vẽ của trẻ con vậy. Lại mất công tô màu.

2 – Sơ đồ tư duy thì phải vẽ, mà mình thì vẽ xấu lắm, bạn biết đấy. Mình làm gì có năng khiếu đâu.

3 – Dùng sơ đồ tư duy thì cũng viết như ghi chép thông thường thôi mà, thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn.

4 – Tốn giấy lắm!

5 – Mình dùng hoài rồi mà chẳng thấy giúp tăng trí nhớ lên gì cả. Chắc tác giả nói quá lên thôi.

Vậy những nguyên nhân này có đúng không?
Ve%20SDTD%20mon%20Sinh%20hoc%20ngoai%20troi.jpg
Các em học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy
Trước hết, tôi muốn chia sẻ với các bạn: sử dụng sơ đồ tư duy lần đầu tiên cũng giống như mới tập đi xe máy. Những ai đã đi quen rồi thì thấy nó thực sự đơn giản và so với xe đạp thì quả là vượt trội. Nhưng với những người mới tập đi thì việc ghi nhớ các nguyên tắc vận hành và thực hành cho đúng không phải là dễ. Vì vậy nên sẽ có bạn vẫn để số 0 mà tăng ga rồi bảo xe này chẳng có ích gì; lại cũng sẽ có người vừa tăng ga vừa đạp phanh, rồi tự nhủ mọi người bảo sao chẳng biết chứ mình thấy xe này đi chậm rì, lại còn nặng hơn cả xe đạp nữa.
Kết quả là họ đi đến kết luận chung: Xe này thấy quảng cáo thì hay, chứ đi thử thì cũng không thấy có gì ưu việt lắm, thôi mình cứ quay về đi xe đạp cho khỏe, vừa quen thuộc lại vừa đỡ phải thử cái gì mới làm chi cho mệt người.

Sơ đồ tư duy cũng vậy thôi. Bạn nào nghe qua cũng thấy đơn giản, nhưng thực chất khi bạn đưa ra một trong những lý do trên chính là bởi bạn đã vi phạm một hay nhiều những nguyên tắc “đơn giản” đó.
Tôi thường chỉ cho các học viên thấy các vi phạm đó của họ, và khi khắc phục được nhược điểm này thì sơ đồ tư duy tỏ ra hiệu quả hơn rõ rệt. Những lời khuyên mà tôi hay đưa ra thường là:

Bạn không cần phải sử dụng nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một màu nếu chưa quen và muốn tiết kiệm thời gian. Các chuyên gia của hãng máy bay Boeing cũng đã vẽ nên những sơ đồ tư duy khổng lồ khi xây dựng ý tưởng về việc cơ cấu lại hãng này để tạo lợi thế cạnh tranh chỉ với một màu.
Nếu bạn thấy mất quá nhiều thời gian để tô đặc màu trong một nhánh, sao bạn không thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó? Rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não. Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thông tin hoàn chỉnh.
Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thôi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của bạn sẽ được kích thích làm việc để hoàn thiện nốt thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.

Những trải nghiệm trong việc giảng dạy sơ đồ tư duy tại VN
SDTD%20mon%20lich%20su.jpg
SDTD%20on%20tap%20mon%20Sinh%20hoc_Minh%20Anh%206A.jpg
Sơ đồ tư duy môn lịch sử và sinh học do các em học sinh vẽ

Trong một năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian và tâm sức để giảng dạy sơ đồ tư duy cho các giáo viên và học sinh tại trường tiểu học và THCS Dream House – Trí Việt. Tôi thấy các em học sinh nhỏ từ lớp 1 cũng đã có thể vẽ được những sơ đồ tư duy đơn giản, rất logic và đáng yêu, đặc biệt là với các chủ đề thân quen như Mẹ, Gia đình của em, hay Mùa hè của em.
Những em học sinh lớn hơn thì thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi.
Sơ đồ tư duy cũng giúp các em và các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các phần mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các em có thể làm tại nhà và gửi email cho các thầy cô chấm chữa trước khi lên lớp.
Với kinh nghiệm đó, tôi có thể thấy được làn sóng cách mạng học tập tại Việt Nam hoàn toàn có thể lan tỏa trong những thế hệ học trò mới, chỉ cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy cô giáo và các điều kiện hỗ trợ ở những môi trường giáo dục tốt.
Khi đó, nền giáo dục của chúng ta sẽ chẳng còn cách quá xa ngày mà Việt Nam có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới” như mong ước của Bác Hồ kính yêu và các nhà giáo dục tâm huyết ngày hôm nay.

Tony Buzan là tác giả và đồng tác giả của hơn 92 đầu sách được dịch ra trên 30 thứ tiếng với ba triệu bản đang được bán ở 100 quốc gia, Tony Buzan được cả thế giới biết đến bởi những công trình nghiên cứu về não bộ và phương pháp tư duy.
Sinh năm 1942 tại London, ông là người đã sáng tạo ra phương pháp Mind Map. Tony Buzan chính thức giới thiệu phần mềm iMindMap vào tháng 12/2006 và được biết đến nhiều nhất thông qua cuốn Use your head, trong đó ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map.
Là nhà tư vấn thương mại cho các tập đoàn đa quốc gia như British Petroleum, Barclays International, General Motors, IBM, Walt Disney, ông còn là cố vấn cao cấp cho các chính phủ và nhiều tổ chức phi chính phủ.
Ông đã nhận bằng danh dự về Tâm lý học, Văn chương Anh, Toán học và các môn khoa học tự nhiên của Trường Đại học British Columbia năm 1964.
 
Hả? Chỉ xài được 7 ngày thôi hả?
:27::27::27::27::27:

Em không biết chuyện này, tongthieugia có phần mềm này không? Share cho em với !!! Em rất dở tin học

Cám ơn anh nhiều lắm ! :2::2::2::2::2::2:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top