thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
Truyện ngắn “Vợ nhặt” được viết ngay sau cách mạng tháng Tám thành công với tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” nhưng bị dang dở do cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mãi đến năm 1954, Kim Lân mới có điều kiện quay trở lại cốt truyện cũ nhưng ông thay đổi ý định ban đầu là không viết tiểu thuyết nữa mà rút ngắn lại thành truyện ngắn.

Mở bài:

Giới thiệu tác giả Kim Lân
giới thiệu truyện ngắn Vợ nhặt

Thân bài:

- Khái quát về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện.
- Phân tích nội dung:

+ Nhân vật Tràng: xuất thân là một chàng trai nghèo; dân ngụ cư; ngoại hình xấu xí, thô kệch; diễn biến tâm lí: gặp gỡ và quyết định nhặt vợ, trên đường về nhà, khi về đến nhà, sáng hôm sau.
+ Nhân vật Thị: không tên tuổi, quên quán; ngoại hình xấu xí, rách như tổ đỉa; tính cách chao chát, chỏng lỏn, cong cớn; diễn biến tâm lí: gặp gỡ Tràng, trên đường về nhà, về đến nhà, sáng hôm sau.
+ Nhân vật bà cụ Tứ: hoàn cảnh nghèo khổ, thiệt thòi; ngoại hình cơ cực, lam lũ; diễn biến tâm lí: khi vừa về đến nhà, khi hiểu ra cơ sự, sáng hôm sau.
+ Đặc sắc nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, kết hợp hai yếu tố hiện thực và nhân đạo, bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ kể chuyện phong phú, kết cấu truyện đặc sắc.

- Kết bài:

+ Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện.
+ Cảm nhận của em về tác phẩm.
 
Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng ngắn gọn, đầy đủ, chi tiết nhất

- Về lai lịch, ngoại hình của nhân vật Tràng:

+ Nghèo, dân ngụ cư, sống với mẹ là bà cụ Tứ trong một cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những cỏ dại.
+ Ngoại hình thô kệch.

- Về tính cách của Tràng:

+ Đơn giản, vô tư: Thích chơi với trẻ con và cũng chẳng khác chúng là mấy. Ngay cả việc lấy vợ Tràng cũng quyết định rất nhanh chóng.
+ Nhân hậu, phóng khoáng: Không xua đuổi người đàn bà sưng sỉa trước mặt để đòi ăn. Ánh mắt nhìn người đàn bà rách rưới với lòng thương cảm sâu sắc. Đãi Thị một bữa no nê, mua cho Thị cái thúng con thể hiện việc giúp đỡ Thị vượt qua nỗi mặc cảm của người vợ theo không. Trên đường về, Tràng rất quan tâm đến cảm xúc của Thị.
+ Có trách nhiệm, chắc chắn: Khung cảnh thay đổi, thấy yêu thương và gắn bó lạ lùng, nghĩ cũng vợ sinh con đẻ cái, phải có trách nhiệm lo lắng, chăm sóc cho vợ. Thay đổi hoàn toàn, mẹ nói gì cũng vâng dạ. Biết giấu cảm xúc của mình trước miếng cám nghẹn ứ cổ họng. Hình ảnh lá cờ đỏ làm thay đổi nhận thức về cách mạng.

- Nhân vật Tràng phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đồng thời còn phản ánh, trân trọng, ca ngợi ước mơ hạnh phúc của con người.
 
Sơ đồ tư duy nhân vật Thị ngắn gọn, đầy đủ, chi tiết nhất

- Vài nét sơ lược về Thị:

+ Là nạn nhân có thể nói là thê thảm nhất của nạn đói năm 1945.
+ Nạn đói đã cướp đi của thị tất cả, từ tên, tuổi đến quê quán và gia đình.
+ Xuất hiện thật nhỏ bé và đáng thương.
+ Được nhặt như cọng rơm, cọng rác.

Tác phẩm phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

- Về tính cách của Thị:

+ Trước khi về làm vợ Tràng, là một người cong cớn, chỏng lỏn: đẩy xe cho Tràng hòng được ăn, mặt sưng sỉa, cong cớn.
+ Nạn đói đã cướp của Thị nhân cách đoan chính của con người.
+ Khi theo Tràng về làm vợ, Thị đã hoàn toàn thay đổi: ý thức được thân phận người vợ theo không, trên đường về thị vô cùng ngượng ngịu, cái nón rách nghiêng nghiêng che khuất mặt, chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, sau đêm tân hôn thị trở thành người vợ hiền dịu đúng mực.

- Ý nghĩa nhân vật:

+ Thể hiện khao khát hạnh phúc của con người, bộc lộ giá trị nhân đạo của tác phẩm.
+ Đem lại làn gió mới cho xóm ngụ cư, cho gia đình cụ Tứ khiến Tràng trở thành người đàn ông chắc chắn.
+ Đem đến niềm hy vọng về việc trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không đóng thuế nữa mà phá kho thóc của Nhật để chia cho người đói => Hướng cho Tràng đi theo cách mạng.
 
Sơ đồ tư duy nhân vật bà cụ Tứ ngắn gọn, đầy đủ, chi tiết nhất

Mở bài:

Giới thiệu tác giả Kim Lân.

Thân bài:

- Giới thiệu về bà cụ Tứ: Hiện thân của người nông dân nghèo

+ Là một bà mẹ nghèo, già nua.
+ Là dân ngụ cư.
+ Dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy.
+ Vừa đi vừa ho húng hắng.
+ Lẩm nhẩm tính toán.

- Sự ngạc nhiên đến sững sờ:

+ Đi làm về thấy xuất hiện người đàn bà lạ trong nhà mình.
+ Được người đàn bà chào bằng u.
+ Được Tràng giới thiệu là nhà tôi.
+ Con trai lấy được vợ trong thời buổi đói khát.

- Vừa mừng vừa tủi khi hiểu chuyện: Buồn tủi, xót xa, thương con trai, thương con dâu, tủi phận mình.

+ Bà cúi đầu nín lặng
+ Liên tưởng đến người chồng quá cố, đứa con gái đã qua đời.
+ Mứng cho con từ nay yên bề gia thất.
+ Tủi vì thân làm mẹ không lo nổi vợ cho con.
+ Biết lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng.
+ Thương con dâu làm sao vượt qua được khó khăn.

- Lo lắng cho tương lai các con: Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời.

+ Giữa lúc đói kém này liệu có nuôi nổi nhau, tương lai rồi sẽ ra sao.
+ Khuyên các con thương yêu nhau, ăn ở hòa thuận, cùng nhau vượt qua khốn khó.

- Niềm tin, hi vọng vào tương lai: bà luôn nung nấu một khát vọng về cuộc sống gia đình hạnh phúc:

+ Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: ai giàu ba họ ai khó ba đời, nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này.
+ Vui trong công việc nhà: sửa sang vườn tược, nhà cửa; giẫy cỏ cho sạch vườn, xăm xă thu dọn, quét tước nhà cửa.
+ Vui trong bữa cơm sáng: cháo loãng và chè khoán đắng chát; cố tạo ra niềm vui để động viên an ủi con; cố tạo ra không khí hòa thuận ấm cúng; kể chuyện làm ăn, nuôi gà; tươi cười đon đả múc cháo cho con dâu.

- Đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

Kết bài: Khái quát tâm trạng của nhân vật và nêu cảm nhận của bản thân.
 
Sơ đồ tư duy giá trị nhân đạo Vợ nhặt - Kim Lân
Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Kim Lân.
- Giới thiệu truyện ngắn Vợ nhặt.
- Khái quát giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Thân bài:

- Khái quát tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính

- Phân tích giá trị nhân đạo:

+ Xót xa, thương cảm với người dân nghèo trong nạn đói 1945: cái đói bao trùm khắp nơi, tình cảnh của gia đình Tràng, sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ (tình huống Tràng có vợ).
+ Gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít: đằng thì chúng bắt nhổ lúa trồng đay, đằng thì chúng bắt đóng thuế; giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ.
+ Trân trọng những khát vọng nhân văn của con người: Ngợi ca khát vọng sống mãnh liệt của con người. Khát vọng hạnh phúc chân thành ở Tràng. Vẻ đẹp của lòng thương người: Tràng sẵn sàng mời thị ăn dù không dư dả; bà cụ Tứ chấp nhận người con dâu được nhặt về. Niềm tin vào cuộc sống dù bị đẩy đến bước đường cùng: Thị kể về cảnh đoàn người phá kho thóc, cụ Tứ dự tính chuyện tương lai, khuyên bảo các con. Thị ý thức được trách nhiệm của mình, rất mực tôn trọng quan hệ với mẹ chồng.

- Chỉ ra lối thoát để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn: Câu chuyện phá kho thóc và hình ảnh đám người đói, lá cờ đỏ.

Kết bài: Khái quát giá trị nhân đạo của Vợ nhặt và nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét của bản thân.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top