• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sinh lý học thực vật-4

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
1. Thế nào là bức xạ quang hợp?

2. Hạt lục lạp là gì?

3. Hạt tinh bột là gì?

4. Thế nào là hệ số kinh tế?

5. Thế nào là hệ số hiệu quả quang hợp?

6. Điểm bảo hòa ánh sáng và CO2 là gì?

7. Thế nào là điểm bù ánh sáng và CO2?

TRẢ LỜI
1. Bức xạ quang hợp là bức xạ có bức sóng 400-700nm (bức xạ ánh sáng nhìn thấy) có hiệu quả đối với quang hợp. Theo lý thuyết, hiệu quả này là 19-32% nhưng thực tế chỉ 1,5-5%.

2. Hạt lục lạp là 1 chồng các màng mỏng, giống như 1 chồng các đồng xu (gọi là các tilacôit) ở bên trong lục lạp. Dưới kính hiển vi quang học, các chồng đó có dạng như các hạt. Hạt lục lạp chứa các sắc tố quang hợp, các chất chuyền electron và các trung tâm phản ứng, do đó nó là nơi xảy ra các phản ứng trong pha sáng của quang hợp.

3. Hạt tinh bột là hạt lạp thể dự trữ tinh bột, thường có trong các cơ quan quang hợp (lá) và cơ quan dự trữ (củ). Ngoài chức năng dự trữ, chúng còn có chức năng sinh lý ở vùng chóp rễ liên quan đến tính hướng trọng lực và đôi khi có tác dụng như các hạt thăng bằng.

4. Hệ số kinh tế là tỉ số % giữa năng suất kinh tế và năng suất sinh học. Ví dụ : hệ số kinh tế của lúa là 0,3 thì có nghĩa là tổng số sinh khối do quang hợp tạo ra ở cây lúa là 10 phần thì chỉ có 3 phần được tích lũy vào hạt. Hệ số kinh tế không giống nhau ở các cây trồng và phụ thuộc nhiều vào đặc trưng di truyền giống, vào điều kiện dinh dưỡng, các biện pháp canh tác và điều kiện môi trường.

5. Hệ số hiệu quả quang hợp là tỉ số % giữa số sinh khối còn lại (năng suất sinh học) và tổng số sinh khối tích lũy do quang hợp. Số sinh khối mất đi có thể do quá trình hô hấp, sự rụng lá hoặc cây chết…

6. Điểm bão hòa ánh sáng và CO2 là điểm ở đó, cường độ ánh sáng ( điểm bão hòa ánh sáng) hoặc nồng độ CO2 ( điểm bão hòa CO2) có cường độ đạt cao nhất. Điểm bão hòa ánh sáng cũng như điểm bão hòa CO2 thường khác nhau ở những nhóm thực vật khác nhau và thường sử dụng như 1 chỉ tiêu sinh lý để xác định các nhóm thực vật ưa sáng, ưa bóng, thực vật C3, C4.

7. Điểm bù ánh sáng và CO2 là điểm ở đó, cường độ ánh sáng (điểm bù ánh sáng) hoặc nồng độ CO2 (điểm bù CO2) có cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau, nghĩa là số CO2 hấp thụ do quang hợp bằng với số CO2 thải ra do hô hấp. Điểm bù ánh sáng ở những nhóm thực vật C3, C4, thực vật ưa sáng, ưa bóng khác nhau rất lớn. Điểm bù CO2 cũng khác nhau rất nhiều giữa thực vật C3, C4 và thực vật CAM. Các nhà sinh lý thực vật thường sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định các nhóm cây ưa bóng và nhóm cây ưa sáng; điểm bù CO2 để xác định các nhóm cây C3 và nhóm cây C4.

Xem thêm

Sinh lý học thực vật- 1
Sinh lý học thực vật- 2
Sinh lý học thực vật- 3


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top