be_ngoc_2011
New member
- Xu
- 0
1. Trình bày các cơ chế hấp thụ khoáng.
2. Trình bày tóm tắt vai trò của các nguyên tố khoáng.
TRẢ LỜI:
1. Các chất khoáng trong đất thường tồn tại dưới dạng hòa tan và phân li thành các ion mang điện tích dương (cation) và ion mang điện tích âm (anion).
Các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào cây dưới dạng ion qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có 2 cơ chế hấp thụ các ion ở rễ:
a. Cơ chế bị động
-Các ion khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
-Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
-Các ion khoáng bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
b.Cơ chế chủ động
Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo các chủ động này. Tính chủ động ở đây được thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với quy luật khếch tán, nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí là rất cao (hàng chục, hàng trăm lần ) ở rễ.Vì cách hấp thụ khoáng này mang tính chọn lọc và ngược với gradien nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng, tức là có sự tham gia của ATP và một số chất trung gian, thường gọi là chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình trao đổi chất, mà chủ ywus là quá trình hô hấp. Như vậy lại 1 lần nữa chúng ta thấy rằng: Qúa trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp ở rễ.
2. Vai trò của các nguyên tố khoáng
a. Vai trò của các nguyên tố đa lượng
Các nguyên tố đa lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic…). Các nguyên tố đại lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: điện tích bề mặt, độ ngập nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
b. Vai trò của các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được của hầu hết các enzim. Chúng họat hóa các enzim này trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
2. Trình bày tóm tắt vai trò của các nguyên tố khoáng.
TRẢ LỜI:
1. Các chất khoáng trong đất thường tồn tại dưới dạng hòa tan và phân li thành các ion mang điện tích dương (cation) và ion mang điện tích âm (anion).
Các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào cây dưới dạng ion qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có 2 cơ chế hấp thụ các ion ở rễ:
a. Cơ chế bị động
-Các ion khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
-Các ion khoáng hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
-Các ion khoáng bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
b.Cơ chế chủ động
Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo các chủ động này. Tính chủ động ở đây được thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với quy luật khếch tán, nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí là rất cao (hàng chục, hàng trăm lần ) ở rễ.Vì cách hấp thụ khoáng này mang tính chọn lọc và ngược với gradien nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng, tức là có sự tham gia của ATP và một số chất trung gian, thường gọi là chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình trao đổi chất, mà chủ ywus là quá trình hô hấp. Như vậy lại 1 lần nữa chúng ta thấy rằng: Qúa trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp ở rễ.
2. Vai trò của các nguyên tố khoáng
a. Vai trò của các nguyên tố đa lượng
Các nguyên tố đa lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic…). Các nguyên tố đại lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: điện tích bề mặt, độ ngập nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
b. Vai trò của các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được của hầu hết các enzim. Chúng họat hóa các enzim này trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.