Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp)
* Nội dung cơ bản:
1. Một số khái niệm:
- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các các gen trong tế bào của cơ thể
- Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau
- Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau
2. Lai phân tích:
P: AA x aa
F[SUB]B[/SUB]: 100% Aa (toàn hoa đỏ)
P: Aa x aa
F[SUB]B[/SUB]: 1Aa (hoa đỏ): 1 aa (hoa trắng)
Khái niệm:
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội.
Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
3. Ý nghĩa của tương quan trội - lặn
- Trong sản xuất, nếu ta dùng những giống không thuần chủng thì trong các thế hệ con cháu của chúng sẽ xuất hiện các tính trạng lặn, làm cho giống mất tính đồng nhất và ổn định và có thể xuất hiện tính trạng xấu.
- Để xác định độ thuần chủng của giống ta dùng phương pháp lai phân tích.
4. Trội không hoàn toàn:
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1
* Một số câu hỏi:
Chọn câu trả lời đúng:
1. Để F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản (hoặc của bố hoặc của mẹ) thì:
a. Số lượng cá thể lai F1 phải đủ lớn
b. Trong một cặp tính trạng tương phản của bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng trội hoàn toàn
c. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
d. Cả a và b
2. Thế nào là trội không hoàn toàn:
a. Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
b. Là hiện tượng di truyền mà trong đó có kiểu hình ở F2 biểu hiện theo tỉ lệ: 1 trội : 2 trung gian: 1 lặn
c. Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình ở F1 biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ
d. Cả b và c
Xem thêm:
Sinh học 9 Bài 2: Lai một cặp tính trạng