Sinh học 9 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người

singaling

New member
Xu
0
BÀI 28: PHƯƠNG NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI

* Nội dung cơ bản:
- Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính: người sinh sản chậm, đẻ ít con và lí do xã hội không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến. Nên phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp.

I. Nghiên cứu phả hệ
- Màu mắt nâu là trội so với màu mắt đen, vì nó thể hiện ở đời F1
- Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan đến giới tính. Vì cả 3 thế hệ: P, F1, F2 đều có người mắc bệnh ở cả 2 giới tính

*Sự di truyền bệnh máu khó đông
- Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định, thuộc NST giới tính X.
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính. Vì do gen lặn quy định và thường thấy ở nam giới

II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng
- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ. Vì chúng được phát triển từ một hợp tử, có chung bộ NST, trong đó có cặp NST quy định giới tính giống nhau

- Đồng sinh khác trứng là những trẻ đồng sinh nhưng được phát triển từ các hợp tử (trứng thụ tinh) khác nhau, có bộ NST (2n) khác nhau, chúng chỉ giống nhau như anh, chị em có chung bố mẹ. Do vậy chúng có thể khác nhau về giới tính.

* Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở chỗ: Đồng sinh cùng trứng có bộ NST giống hệt nhau, đồng sinh khác trứng có bộ NST khác nhau

2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh
- Tính trạng hầu như không hoặc ít thay đổi do tác động của môi trường là tính trạng chất lượng (hai anh em giống nhau như hai giọt nước).

- Tính trạng dễ bị thay đổi do tác động của môi trường là tính trạng số lượng (chiều cao, giọng nói...)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top