Sinh học 7 - Bài 8: Thủy tức

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
BÀI 8: THỦY TỨC

Thủy tức hay thủy tức nước ngọt là một dạng động vật bậc thấp thuộc lớp động vật nguyên sinh sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm, đìa...có hình ống dài, có nhiều tua (xúc tu) đối xứng để bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo và lộn đầu.

I. Hình dạng ngoài và di chuyển

- Hình trụ dài. Phần dưới là đế, bám vào giá thể. Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

II. Cấu tạo trong

- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: lớp trong và lớp ngoài. Giữa 2 lớp đó là tầng keo mỏng.

- Tế bào gai: hình túi, có gai cảm giác ở phía ngoài, có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong. Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.

- Tế bào thần kinh: hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong tỏa nhánh, liên kết nhau tạo nên mạng thần kinh hình lưới.

- Tế bào sinh sản:

+ Tế bào trứng: hình thành từ tuyến hình cầu ở thành cơ thể.
+ Tinh trùng: hình thành từ tuyến hình vú (ở con đực).

- Tế bào mô cơ- tiêu hóa: chiếm chủ yếu lớp trong: phần trong có 2 roi và không bào tiêu hóa, làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn là chính. Phần ngoài liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều ngang.

- Tế bào mô bì- cơ: chiếm phần lớn lớp ngoài: phần ngoài che chở, phần trong liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.

III. Dinh dưỡng

- Tua miệng thủy tức có chứa nhiều tế bào gai: tự vệ và bắt mồi

- Qúa trình tiêu hóa thực hiện trong ruột túi.

IV. Sinh sản

1. Mọc chồi

- Khi đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con sau khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập

2. Sinh sản hữu tính

- Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt thành nhiều lần, cuối cùng tạo thành thủy tức con ( thường gặp ở mùa lạnh, ít thức ăn).

3. Tái sinh

- Thủy tức có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ 1 phần cơ thể cắt ra.



Hình ảnh về thủy tức: Hình dáng bên ngoài




Còn cấu tạo bên trong:


Video clip về quá trình xử lý con mồi của thủy tức ( giúp bạn hiểu rõ hơn và có kiến thức thực tế hơn )





Câu hỏi cuối bài:



1, Thủy tức có phải là động vật bậc cao không?
2, Thủy tức có di chuyển theo kiểu sâu đo không?
3, Hình thức sinh sản vô tính là hình thức sinh sản duy nhất của thủy tức, đúng hay sai?
4, Quá trình tiêu hóa thức ăn của thủy tức diễn ra ở dạ dày, đúng hay sai?
5, Thủy tức có khả năng tái sinh không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top