Sinh học 11 Cơ bản + Nâng cao Bài 18: Tuần hoàn máu

singaling

New member
Xu
0
Sinh học 11 Cơ bản:
Bài 18: TUẦN HOÀN MÁU
* Nội dung cơ bản:
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo chung:
Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau :
+ Dịch tuần hoàn.
+ Tim.
+ Hệ thống mạch máu.

2. Chức năng của hệ tuần hoàn:
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
1. Hệ tuần hoàn hở:
- Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín:
- Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).

- Đặc điểm :

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

* Một số câu hỏi:

Câu 1: Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

Câu 2: Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim.

a. Cá xương, chim, thú,
b. Lưỡng cư thú,
c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú,
d. Lưỡng cư, bò sát, chim

Xem thêm:
Sinh học 11 Cơ bản + Nâng cao Bài 17: Hô hấp ở động vật

Câu hỏi ôn tập sinh học 11 - Sinh lý Động vật theo từng chương (có lời giải )
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top