• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp)

singaling

New member
Xu
0
Sinh học 11 Cơ bản:
Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tiếp)

* Nội dung cơ bản:
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
a. Cấu trúc của hệ TK dạng ống
- Nhóm ĐV: ĐV có xương sống.

- Cấu tạo:
+ TK trung ương: não, tuỷ sống (nguồn gốc: lá phôi ngoài).
+ TK ngoại biên: dây TK, hạch TK

- Phân loại (dựa vào chức năng của hệ thần kinh)
+ Hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương): điều khiển hoạt động của cơ vân.
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển hoạt động nội quan, ko theo ý muốn (giao cảm và đối giao cảm).

b. Hoạt động của hệ TK dạng ống
- Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp của động vật có hệ thần kinh đều được thực hiện bằng cơ chế phản xạ.

- Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng càng chính xác, tiêu phí càng ít năng lượng, cách thức phản ứng càng đa dạng, phong phú, với số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều.

- Động vật cần có phản xạ có điều kiện (phản xạ học được), có tính mềm dẻo, thích nghi được với điều kiện sống luôn biến động.

* Củng cố:
Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?

Xem thêm:
Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top