Siết chặt học đại học gấy sốc cho sinh viên

giasuhanoi

New member
Xu
0
Bộ giáo dục và đào tạo vừa mới ban hành quy định đối với sinh viện học tín chỉ theo đó sẽ buộc thôi học sau mỗi kỳ nếu như sinh viên đó không đạt được các yêu cầu tối thiểu về điểm số đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ buộc bị thôi học sau mỗi kỳ điểm số không như ý.

Đây là một trong số những quyết định mới nhất của Bộ Giáo Dục trong việc siết chặt lại việc đào tạo đại học của ta.





Theo đó, với những Sinh viên có điểm chung bình học kỳ dưới 0.80 cho sinh viên học kỳ đầu của khóa và dưới 1.0 đối với các kỳ tiếp theo.

Các Sinh viên có điểm TB chung tích luỹ chỉ dưới 1,20 với sinh viên năm nhất và 1.4 với sinh viên năm thứ 2 và dưới 1.6 với sinh viên năm 3 và dưới 1.8 đối với các sinh viên năm tiếp theo sẽ bị cảnh báo không quá hai lần.Cũng theo quy định này thì việc đào tạo tín chỉ sẽ phải được cảnh báo tới sinh viên trước khi chính thức có quyết định cho thôi nghỉ.Cảnh báo này cũng được thực hiện theo kỳ.

Xem ra với quyết tâm siết chặt hệ giáo dục đại học của Bộ giáo dục thì trong những năm tới việc có tấm bằng đại học sẽ khó khăn hơn chứ không như theo suy nghĩ của nhiều người bây giờ là chỉ khi thi đại học mới khó còn khi ra trường thì đơn giản.

Đây cũng là tiền đề để các trường đại học của việt nam nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên của trường mình, tuy nhiên các trường phải nghiêm túc thực hiện theo lộ trình để đảm bảo lợi ích của quy định nhưng cũng tránh những cú sốc cho các sinh viên chịu quy định tức thời của quy định này.

Các bạn cho ý kiến nhé..

Nguồn https://trungtamgiasuhanoi.edu.vn/
 
Từ sau khi bỏ kì thi vượt rào (1998), sinh viên trở nên chủ quan và coi thường việc học ở ĐH. Mình nghĩ cần phải có một "vòng kim cô" giống như kỳ thi vượt rào ngày xưa thì chất lượng của sinh viên mới cải thiện được.
 
Đào tạo sau Đại học còn lỏng lẻo hơn nhiều. Tốt nhất siết chặt thì làm một mẻ luôn đi. Để con thờn bơn thoát khỏi lưới còn cá rô ở lại thì vẫn còn hở lưới lắm
 
Chuyện thi ĐH thì năm nào mình cũng thấy nói là siết chặt hay nghiêm chỉnh nhưng thực tế thì vẫn còn nhiều sai sót, đến bản thân HuyNam cũng 2 năm đi coi thi tuyển sinh ĐH nhưng thấy còn nhiều bất cập lắm, nếu có siết chặt thì ngay từ đầu cần nghiêm từ giai đoạn 1, đào tạo tràn lan gây tình trạng thừa thầy thiếu thợ, chất lượng lại chưa đâu và đâu dẫn tới làm thầy không xong làm thợ cũng không thành, đồng ý là siết chặt để lấy Chất của ngành giáo dục nhưng siết làm sao và tiến hành thế nào ? chất lượng đào tạo ĐH đang xuống về chất và tăng về lượng, mối nguy hại hay niềm vui tương lai? một câu hỏi cần xem lại.
 
Nói thì nói vậy nhưng làm thì không dễ chút nào. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi cá nhân. Cùng trong một môi trường như vậy nhưng có người ra trường làm không hết việc, có người xin mãi không được việc, như vậy đâu phải lỗi do nền giáo dục?

Mình từng biết có 2 kỹ sư, cùng hoàn cảnh gia đình, cùng tốt nghiệp ĐH Bách Khoa TPHCM, học cùng lớp, một người ra trường được một cty nước ngoài mời đi làm với mức lương 12 ngàn đô/tháng, một người xin việc không được phải đi làm trái ngành với mức lương 5 triệu/tháng. Vậy là lỗi của ai?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top