Đỗ Thị Lan Hương
Active member
- Xu
- 16,068
Đức tính tốt đẹp của mỗi con người luôn được đề cao trong mọi giai đoạn phát triển, từ thời xa xưa, các giá trị tốt đẹp đã không ngừng phát huy và xây dựng nó đến ngày nay. Và tính tự chủ ngày càng được xã hội đòi hỏi cao trong đức tính tốt của mỗi người. Vậy làm thế nào rèn luyện tốt tính tự chủ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tham khảo đoạn văn nghị luận về rèn luyện tính tự chủ nhé!
Rèn luyện tính tự chủ
Để rèn luyện tính tự chủ không phải là việc ngày một ngày hai mà cần thời gian và sự quyết tâm cao, rèn luyện tính tự chủ là điều mà mỗi học sinh sinh viên cần được nâng cao trong giai đoạn xã hội ngày càng hiện đại. Cần có những phương pháp rèn luyện tính tự chủ tốt nhất để mang lại hiệu quả cao. Không ngừng trau dồi bản thân về kiến thức học tập trên lớp, am hiểu sâu rộng giúp các bạn tự tin lĩnh hội tri thức, tự tin thể hiện khả năng bản thân mình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, cũng phải củng cố các kỹ năng mềm quan trọng nhất như kỹ năng tư duy, về giao tiếp, ứng xử. Chỉ có bản thân các bạn mới quyết định tương lai của các bạn nên phải biết làm quen với việc tự chủ để phục vụ cho những vấn đề của cuộc sống sau này. Bản thân các bạn trẻ phải có ý thức cao, trách nhiệm trong mọi công việc, tích cực tham gia các chương trình học tập bổ ích, các cuộc thi về các kỹ năng hay các hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa nhân văn cao cả để nhân cách bản thân ngày một đi lên và tính tự chủ trở thành thói quen tốt được các bạn áp dụng vào những việc làm cần thiết. Đó cũng chính là cánh cửa chạm tay tới thành công. Gia đình tích hỗ trợ cho các bạn trẻ trong việc rèn luyện tính tự chủ. Cha mẹ không nên quyết định hay ép buộc các bạn làm những điều con em mình không thích ở thời điểm này, hãy lắng nghe các bạn, lắng nghe để đưa ra lời khuyên, đóng góp tốt nhất. Cho trẻ biết được thất bại để các bạn mạnh mẽ đứng lên, dám bước tiếp thể hiện bản thân là giúp trẻ dần hình thành đức tính tự chủ. Học tập ở trường là nơi mà các bạn được tiếp thu kiến thức cho bản thân nhiều nhất, là môi trường nhận được nhiều lòng tin của các bậc cha mẹ thì vai trò của thầy cô cũng rất quan trọng, thầy cô không chỉ dạy trẻ kiến thức mà còn dạy cách làm người sao cho đúng đắn, thầy cô nên cho trẻ bày tỏ suy nghĩ quan điểm của bản thân các bạn với môn học để các bạn tập dần với thói quen nhìn nhận vấn đề, tự chủ trong suy nghĩ lời nói. Thầy cô không nên cho các bạn học theo khuôn mẫu, theo lời giải của thầy cô hay những bài văn mẫu theo cảm xúc của người khác khiến trẻ hạn chế về tư duy, sáng tạo và hiệu quả không được nâng cao. Cho các bạn thể hiện khả năng năng lực, nếu các bạn làm sai thì nên nhẹ nhàng chỉ bảo để các bạn sửa chữa kiến thức và hoàn thiện bản thân hơn. Đối với xã hội, cho trẻ tự chủ là cho trẻ quyền tự do, bình đẳng công dân, tôn giáo, bình đẳng giữa các dân tộc trên cả nước để các bạn tự chủ trong mọi quyết định thực hiện những ước mơ vươn tới thành công cao. Các bạn khi nhận thức được tính tự chủ là quan trọng trong việc tự mình làm tất cả, sự dựa dẫm vào cha mẹ, thầy cô, gia đình không còn nữa thì các bạn càng không ngừng hoàn thiện bản thân mình hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Rèn luyện tính tự chủ
Để rèn luyện tính tự chủ không phải là việc ngày một ngày hai mà cần thời gian và sự quyết tâm cao, rèn luyện tính tự chủ là điều mà mỗi học sinh sinh viên cần được nâng cao trong giai đoạn xã hội ngày càng hiện đại. Cần có những phương pháp rèn luyện tính tự chủ tốt nhất để mang lại hiệu quả cao. Không ngừng trau dồi bản thân về kiến thức học tập trên lớp, am hiểu sâu rộng giúp các bạn tự tin lĩnh hội tri thức, tự tin thể hiện khả năng bản thân mình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, cũng phải củng cố các kỹ năng mềm quan trọng nhất như kỹ năng tư duy, về giao tiếp, ứng xử. Chỉ có bản thân các bạn mới quyết định tương lai của các bạn nên phải biết làm quen với việc tự chủ để phục vụ cho những vấn đề của cuộc sống sau này. Bản thân các bạn trẻ phải có ý thức cao, trách nhiệm trong mọi công việc, tích cực tham gia các chương trình học tập bổ ích, các cuộc thi về các kỹ năng hay các hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa nhân văn cao cả để nhân cách bản thân ngày một đi lên và tính tự chủ trở thành thói quen tốt được các bạn áp dụng vào những việc làm cần thiết. Đó cũng chính là cánh cửa chạm tay tới thành công. Gia đình tích hỗ trợ cho các bạn trẻ trong việc rèn luyện tính tự chủ. Cha mẹ không nên quyết định hay ép buộc các bạn làm những điều con em mình không thích ở thời điểm này, hãy lắng nghe các bạn, lắng nghe để đưa ra lời khuyên, đóng góp tốt nhất. Cho trẻ biết được thất bại để các bạn mạnh mẽ đứng lên, dám bước tiếp thể hiện bản thân là giúp trẻ dần hình thành đức tính tự chủ. Học tập ở trường là nơi mà các bạn được tiếp thu kiến thức cho bản thân nhiều nhất, là môi trường nhận được nhiều lòng tin của các bậc cha mẹ thì vai trò của thầy cô cũng rất quan trọng, thầy cô không chỉ dạy trẻ kiến thức mà còn dạy cách làm người sao cho đúng đắn, thầy cô nên cho trẻ bày tỏ suy nghĩ quan điểm của bản thân các bạn với môn học để các bạn tập dần với thói quen nhìn nhận vấn đề, tự chủ trong suy nghĩ lời nói. Thầy cô không nên cho các bạn học theo khuôn mẫu, theo lời giải của thầy cô hay những bài văn mẫu theo cảm xúc của người khác khiến trẻ hạn chế về tư duy, sáng tạo và hiệu quả không được nâng cao. Cho các bạn thể hiện khả năng năng lực, nếu các bạn làm sai thì nên nhẹ nhàng chỉ bảo để các bạn sửa chữa kiến thức và hoàn thiện bản thân hơn. Đối với xã hội, cho trẻ tự chủ là cho trẻ quyền tự do, bình đẳng công dân, tôn giáo, bình đẳng giữa các dân tộc trên cả nước để các bạn tự chủ trong mọi quyết định thực hiện những ước mơ vươn tới thành công cao. Các bạn khi nhận thức được tính tự chủ là quan trọng trong việc tự mình làm tất cả, sự dựa dẫm vào cha mẹ, thầy cô, gia đình không còn nữa thì các bạn càng không ngừng hoàn thiện bản thân mình hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.