sarangheyo
Cộng tác viên
- Xu
- 0
QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT VÀ PHIÊN CHUYỂN TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Phiên chuyển tên riêng nước ngoài (tên người, địa danh) sang tiếng Việt nhiều thập kỉ qua đã gây nhiều tranh luận sôi nổi dai dẳng mà vẫn chưa khi nào đạt đến sự nhất trí. Hiện nay vẫn còn là vấn đề rất thời sự, bức xúc được đề cập thường xuyên trên báo chí.
Cùng một tên người, cùng một địa danh nhưng có nhiều cách phiên chuyển khác nhau. Mỗi tờ báo, tạp chí, mỗi cuốn sách có cách phiên chuyển khác nhau và thậm chí trong một ấn phẩm, mỗi tác giả có cách phiên chuyển riêng, nhiều lúc rất tuỳ tiện, không tuân theo một quy luật thống nhất nào cả.
Quan điểm về phương pháp phiên âm tuy rất khác nhau nhưng tựu trung có thể quy về ba hình thức chủ yếu sau:
1. Viết như nguyên ngữ hoặc chuyển tự Latinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ Latinh.
2. Phiên âm theo âm vần của tiếng Việt dựa vào cách đọc của nguyên ngữ có gạch nối giữa các âm tiết. Vd. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Giắc Si-rắc, Pa-ri.
3. Vừa phiên âm, vừa chuyển tự để có thể đảm bảo tên phiên chuyển gần với nguyên ngữ nhất. Vd. Philippin, Sêchxpia, Huygo, Pari.
Tuy rằng việc phiên chuyển tên riêng nước ngoài là rất khó khăn và phức tạp nhưng không phải là không thể đi tới một sự thống nhất nào đó để phục vụ bạn đọc và tạo điều kiện thuận tiện cho những người viết sách, viết báo có chỗ tra cứu, không phải mất thì giờ tự mình tìm ra cách phiên chuyển.
Điều lí tưởng là có thể biên soạn được một cuốn cẩm nang có tính pháp quy về tên riêng nước ngoài phiên chuyển sang tiếng Việt. Đó là mục tiêu của mục diễn đàn “Quy tắc phiên chuyển tên riêng nước ngoài”.
Trong quá trình biên soạn bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam”, Ban biên soạn đã phải phiên chuyển hàng nghìn tên riêng nước ngoài thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Arập..., những ngôn ngữ thuộc hệ Latinh và phi Latinh.
Được phép của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 1635/VPCP-KG ngày 27.4.2000), trên cơ sở lấy ý kiến của các uỷ viên Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam và được Ban thường trực Hội đồng thông qua, chủ tịch Hội đồng đã ban hành bản Quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp dụng thống nhất trong bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” và các công trình khoa học của Hội đồng.
Chúng tôi xin chuyển tải lên mạng toàn văn bản quy tắc này để làm cơ sở cho diễn đàn và rất mong được sự hưởng ứng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của mọi người.
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo
biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Nguồn :Bachkhoatoanthu.
Phiên chuyển tên riêng nước ngoài (tên người, địa danh) sang tiếng Việt nhiều thập kỉ qua đã gây nhiều tranh luận sôi nổi dai dẳng mà vẫn chưa khi nào đạt đến sự nhất trí. Hiện nay vẫn còn là vấn đề rất thời sự, bức xúc được đề cập thường xuyên trên báo chí.
Cùng một tên người, cùng một địa danh nhưng có nhiều cách phiên chuyển khác nhau. Mỗi tờ báo, tạp chí, mỗi cuốn sách có cách phiên chuyển khác nhau và thậm chí trong một ấn phẩm, mỗi tác giả có cách phiên chuyển riêng, nhiều lúc rất tuỳ tiện, không tuân theo một quy luật thống nhất nào cả.
Quan điểm về phương pháp phiên âm tuy rất khác nhau nhưng tựu trung có thể quy về ba hình thức chủ yếu sau:
1. Viết như nguyên ngữ hoặc chuyển tự Latinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ Latinh.
2. Phiên âm theo âm vần của tiếng Việt dựa vào cách đọc của nguyên ngữ có gạch nối giữa các âm tiết. Vd. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Giắc Si-rắc, Pa-ri.
3. Vừa phiên âm, vừa chuyển tự để có thể đảm bảo tên phiên chuyển gần với nguyên ngữ nhất. Vd. Philippin, Sêchxpia, Huygo, Pari.
Tuy rằng việc phiên chuyển tên riêng nước ngoài là rất khó khăn và phức tạp nhưng không phải là không thể đi tới một sự thống nhất nào đó để phục vụ bạn đọc và tạo điều kiện thuận tiện cho những người viết sách, viết báo có chỗ tra cứu, không phải mất thì giờ tự mình tìm ra cách phiên chuyển.
Điều lí tưởng là có thể biên soạn được một cuốn cẩm nang có tính pháp quy về tên riêng nước ngoài phiên chuyển sang tiếng Việt. Đó là mục tiêu của mục diễn đàn “Quy tắc phiên chuyển tên riêng nước ngoài”.
Trong quá trình biên soạn bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam”, Ban biên soạn đã phải phiên chuyển hàng nghìn tên riêng nước ngoài thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Arập..., những ngôn ngữ thuộc hệ Latinh và phi Latinh.
Được phép của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 1635/VPCP-KG ngày 27.4.2000), trên cơ sở lấy ý kiến của các uỷ viên Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam và được Ban thường trực Hội đồng thông qua, chủ tịch Hội đồng đã ban hành bản Quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp dụng thống nhất trong bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” và các công trình khoa học của Hội đồng.
Chúng tôi xin chuyển tải lên mạng toàn văn bản quy tắc này để làm cơ sở cho diễn đàn và rất mong được sự hưởng ứng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của mọi người.
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo
biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Nguồn :Bachkhoatoanthu.