Quy luật thông nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Bút Nghiên

ButNghien.com
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập


* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

* Nội dung quy luật

- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.

- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.

+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.

- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.

- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.

( Sưu tầm )

 
Câu hỏi tương tự

[h=1]Trình bày nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
[/h][h=2]a. Sự thống nhất của các mặt đối lập:
[/h]Là các mặt đối lập hợp thành chỉnh thể thống nhất, chúng liên hệ, nương tựa, ràng buộc, làm tiền đề cho nhau, phụ thuộc, gắn bó, không tách rời hay đồng nhất . Vị trí vai trò của thống nhất: thống nhất là tạm thời, tương đối, thoáng qua, có điều kiện, thống nhất chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định, tương ứng với trạng thái đúng, tương đối của SV, khi SV vẫn còn là nó. Thống nhất là điều kiện, tiền đề của các mặt đối lập, không có thống nhất thì không có đấu tranh.
[h=2]b. Sự đấu tranh của các mặt đối lập:[/h]Thống nhất không tách rời đấu tranh của các mặt đối lập. Thống nhất là thống nhất của các mặt đối lập, các mặt đối lập không nằm yên bên nhau mà chúng quy định lẫn nhau, tác động, đấu tranh lẫn nhau, vận động, phát triển trái ngược nhau, bài trừ, phủ định nhau, nhằm vào nhau mà chuyển hoá. - Đấu tranh không theo nghĩa đen. Vai trò của đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn, vì đấu tranh diễn ra liên tục, thường xuyên, không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của SV, tương ứng với trạng thái vận động, biến đổi, phát triển tuyệt đối và vĩnh viễn của SV. Đấu tranh là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển của sự vật.
[h=2] c. Trình tự phát triển của mâu thuẫn: [/h] Đồng nhất chuyển thành khác nhau, chuyển thành đối lập, chuyển thành mâu thuẫn gay gắt và chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập Chuyển hoá từng phần, từng mặt từng khía cạnh của bản chất sự vật thành cái độc lập với nó: gần mực thì đen; tư sản và vô sản chuyển hoá nhau: vô sản rèn luyện trong Đại CN nên nó có trí thức, giai cấp tư sản cung cấp tri thức cho vô sản trong cuộc chống phong kiến. Một số tư sản bị phá sản rơi vào giai cấp vô sản, những nhà tri thức tư sản chuyển hoá thành tri thức vô sản (Mác). Giai cấp vô sản nhiễm phải những thói hư tật xấu của giai cấp tư sản. Giai cấp nông dân nhiễm phải hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến. Chuyển hoá từ mặt đối lập này đến mặt đối lập kia: thẳng đến cong, (đường thẳng trên trái đất), thiện đến ác: người mẹ ác nhất là người mẹ cho con ăn chán mọi cái, vì thế đời không còn ý nghĩa. Luyện tập trên thao trường bôi bác thì ra trận sẽ chết, rèn tốt sẽ không chết. : Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi Thuốc đắng dã tật .Thầy, bạn, kẻ thù Cả 2 mặt đối lập chuyển thành 2 mặt đối lập mới: Xã hội nô lệ bị xoá bỏ thì xã hội phong kiến với 2 giai cấp đối lập mới ra đời. Sự vật mới ra đời lại hình thành trong nó những mặt đối lập mới, tạo nên mâu thuẫn mới, mâu thuẫn này phát triển đến đỉnh cao được giải phóng làm cho SV biến thành SV mới. Như vậy do chứa đựng mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn bên trong làm cho SV không ổn định, không tồn tại vĩnh viễn, làm cho nó vận động, biến đổi, làm nó vừa là nó, vừa không phải là nó…. Vì lẽ đó đấu tranh trong các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự vận động, phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận Mâu thuẫn là hiện tượng KQ, phổ biến, bất kỳ SV nào cũng chứa mâu thuẫn; không ở đâu không có mâu thuẫn, không bao giờ không có mâu thuẫn ; tồn tại được phải chứa mâu thuẫn; tìm những nơi không có mâu thuẫn thì không thể có được; không nên đứng núi này trông núi nọ; ở trong chăn mới biết chăn có rận; trước đói cốt sao no, nay no đẻ ra nhiều mâu thuẫn mới phức tạp, chịu đựng được mâu thuẫn là thước đo nghị lực con người. - Nắm mâu thuẫn là nắm bản chất SV, vì thế phải tuân theo nguyên tắc. Phản đối cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập của nó. Phải biết phân tích cụ thể 1 mâu thuẫn cụ thể: biết phân loại mâu thuẫn; thấy trình tự phát triển của mâu thuẫn; tìm cách giải quyết cụ thể 1 mâu thuẫn cụ thể. - Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn. Đó là đấu tranh của các mặt đối lập, không được điều hoà môi trường, đó là điểm phân biệt…

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top