Quốc ca Việt Nam

thu hoang

Moderator
Xu
0
QUỐC CA VIỆT NAM


Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Vǎn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Vǎn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà vǎn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".


Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Vǎn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thǎng Long hànhkhúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối nǎm 1944 tại cǎn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Vǎn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...".


Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều nǎm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhớ.Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập..."


Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...


Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bàiTiếnquân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.
 
Quốc ca đầu tiên là bài Việt Nam minh châu trời Đông (Việt Nam Đế quốc) chỉ tồn tại trong năm 1945, nhưng trước đó đã có bản quốc thiều Đăng đàn cung, tuy vậy không phổ biến.

Quốc ca tiếp theo là Tiến quân ca sử dụng thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, ở nửa phía Nam đất nước cũng có các bản Nam Kỳ Cộng hòa quốc Quốc ca (Cộng hòa tự trị Nam Kỳ), rồi Công dân Hành khúc (Việt Nam Cộng hòa), Giải phóng miền Nam (Cộng hòa Miền Nam Việt Nam).

Ngoài quốc ca thì còn có hoàng gia ca (bài hát của vương triều), chính phủ ca, đảng ca, đoàn ca, đội ca, hội ca...
 
Chính phủ ca đầu tiên là ca khúc Suy tôn Ngô Tổng thống (Đệ Nhất Cộng hòa - Việt Nam Cộng hòa), sau đó là Ca ngợi Đảng Lao động (hoặc Ca ngợi Đảng Cộng sản) của Việt Nam DCCH và CHXHCN Việt Nam.

Mỗi tổ chức chính trị có bài ca của riêng mình (gọi là đảng ca, hội ca, tổ chức ca...). Thí dụ, đảng ca đầu tiên là bài Việt Nam minh châu trời Đông (Việt Nam Quốc dân Đảng), Quốc tế ca (Đảng Cộng sản Đông Dương), Nhân dân Hành động Hành khúc (Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam)...
 
Chính phủ ca đầu tiên là ca khúc Suy tôn Ngô Tổng thống (Đệ Nhất Cộng hòa - Việt Nam Cộng hòa), sau đó là Ca ngợi Đảng Lao động (hoặc Ca ngợi Đảng Cộng sản) của Việt Nam DCCH và CHXHCN Việt Nam.
Cái này bạn sai rồi. Không có chuyện "sau đó" đâu nhé!
@Trang Dimple em biết lịch sử việc này chứ ?

Nghe những bài hát cổ vũ tinh thần Việt Nam

 
Cái này bạn sai rồi. Không có chuyện "sau đó" đâu nhé!
@Trang Dimple em biết lịch sử việc này chứ ?

Nghe những bài hát cổ vũ tinh thần Việt Nam


Một số dự định thay đổi quốc ca không thành công

Việt Nam Cộng hòa

Năm 1956, khi Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa soạn thảo hiến pháp, họ đã có ý chọn quốc ca mới. Bài Việt Nam minh châu trời Đông của Hùng Lân được chú ý nhiều nhất. Nhưng sau đó quốc hội tuyên bố không chọn được bài nào và giữ nguyên bài Tiếng gọi công dân. Việt Nam Quốc dân Đảng chọn Việt Nam minh châu trời Đông làm đảng ca.

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 28 tháng 4 năm 1981, các tờ báo lớn ở Việt Nam đồng loạt đăng thông báo về việc tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Thời hạn gửi bài dự thi là từ ngày 19 tháng 5 năm 1981 đến ngày 19 tháng 12 năm 1981. Kết thúc vòng I của cuộc thi, Hội đồng giám khảo cuộc thi sáng tác Quốc ca mới đã chọn được 74 bài để tham dự vòng II. Tại vòng II, hội đồng giám khảo chọn được 17 bài để tham dự vòng III là

  1. Việt Nam - Việt Nam (nhạc của Văn An, lời của Tạ Hữu Yên và Văn An)
  2. Việt Nam nắng hồng (nhạc của Hồ Bắc, lời thơ của Xuân Thủy)
  3. Quốc ca Việt Nam (của Trọng Bằng)
  4. Tổ quốc ta (nhạc của Lưu Cầu, lời của Diệp Minh Tuyền)
  5. Vinh quang Việt Nam (của Huy Du)
  6. Mở hướng tương lai (của Vân Đông)
  7. Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (của Ngô Sĩ Hiển)
  8. Việt Nam bốn ngàn năm lịch sử (của Nguyễn Thị Lan và Trần Ngọc Huy)
  9. Việt Nam non nước ngàn năm (của Chu Minh)
  10. Việt Nam Tổ quốc ta (của Đỗ Nhuận)
  11. Tổ quốc (của Nguyên Nhung)
  12. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (nhạc của Lưu Hữu Phước, lời của Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng)
  13. Việt Nam quang vinh (nhạc của Phạm Đình Sáu, ý thơ của Xuân Thủy)
  14. Ngợi ca đất nước (của Nguyễn Trọng Tạo)
  15. Việt Nam nắng hồng (nhạc của Ngô Quốc Tính, lời thơ của Xuân Thủy)
  16. Tổ quốc vinh quang (của Nguyễn Đức Toàn)
  17. Quốc ca Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (của Hoàng Vân)

Sau đó, cũng trong năm 1982, Ban vận động sáng tác Quốc ca mới và Hội đồng giám khảo sáng tác Quốc ca mới đề nghị Quốc hội Việt Nam cho phép kéo dài thời gian nhận bài dự thi thêm sáu tháng (từ ngày 1 tháng 1 năm 1983 đến ngày 30 tháng 6 năm 1983). Từ những bài dự thi mới và những bài cũ đã được chỉnh sửa lại Hội đồng giám khảo sẽ chọn ra năm bài khá nhất trình lên Hội đồng Nhà nước sơ thẩm. Nếu được Hội đồng Nhà nước đồng ý, năm bài này sẽ được trình lên Quốc hội để chọn lấy một bài làm quốc ca mới.

Tác phẩm được chọn làm quốc ca là "Tổ Quốc" của Nguyên Nhung, tuy nhiên từ đó cho đến nay không có thông tin công khai nào được đưa ra từ phía Quốc hội, Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng ngày 4 tháng 6 năm 2013, tại phiên thảo luận của Quốc hội Việt Nam về "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", khi góp ý về điều 13 chương I của "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992", Huỳnh Thành, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, đã đề nghị sửa lại lời của quốc ca, tức bài Tiến quân ca, còn phần nhạc thì giữ nguyên

Đề xuất này không được chấp nhận, "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992" do Quốc hội Việt Nam thông qua sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013 vẫn xác định quốc ca của Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca của Văn Cao
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top