[FONT="]QUAN TRẮC CÁC VÌ SAO ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỘ PHƯƠNG CHÍNH XÁC [/FONT]
Độ phương hay độ phương vĩ là góc tạo bởi phương Bắc – Nam với hướng từ nơi quan sát đến một vật ở trên mặt đất.
Trong các phép đo gần đúng, người ta dùng la bàn, coi kim la bàn chỉ theo phương BN. Nhưng thực ra, kim la bàn nằm theo phương kinh tuyến từ trường của Trái đất, còn phương BN là phương kinh tuyến địa lý.
Vì các địa cực cách các cực địa từ gần một nghìn kilômet, nên ở các nước có vĩ độ cao, góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý khá lớn. Nước ta ở gần xích đạo, nên góc lệch này tương đối bé, ta có thể dùng la bàn để xác định gần đúng phương Bắc – Nam. Khi xác định độ phương chính xác đến hàng giây góc, cần phải dùng các phép đo thiên văn.
Khi đo độ phương, người ta dùng kính kinh vĩ, có vòng chia độ đặt trong mặt phẳng nằm ngang. Nếu biết điểm Nam, ta đặt vạch số 0 khi hướng ống kính về điểm Nam, rồi quay ống kính về vật cần đo độ phương, ta sẽ được độ phương của nó. Nhưng trên thực địa không thể xác định chính xác được điểm Nam, mà chỉ hướng ống kính về vật, ta sẽ đọc được giá trị Nᵥ trên vòng chia độ, rồi hướng ống kính về một ngôi sao, ta đọc giá trị N* trên vòng chia độ.
Cuối cùng để biết độ phương A chúng ta cần tính độ phương của ngôi sao ở thời điểm ấy, vì độ phương của các ngôi sao luôn luôn thay đổi theo thời gian. Trong thiên văn đo lường, người ta thiết lập được công thức tính độ phương theo vĩ độ nơi quan sát là ⱷ, theo góc giờ t là góc tạo mặt phẳng kinh tuyến trời và vòng giờ là vòng tròn lớn trên thiên cầu đi qua thiên cực Bắc, ngôi sao đến thiên cực Nam. Góc giờ được tính bằng t = T* là thời gian khi quan sát, ∂ là độ xích kinh của ngôi sao ( một trong hai tọa độ của ngôi sao trên bầu trời) và cũng tính theo tọa độ thứ hai của ngôi sao là độ xích vĩ ᵟ.
Khi biết độ phương của một vật cố định trên mặt đất, đối với một nơi quan sát thì ta sẽ xác định được chính xác đường Bắc – Nam của nơi ấy. Khi ấy mới có thể đặt ống kính quay trong mặt phẳng kinh tuyến trời để tiến hành nhiều phép đo thời gian, kinh độ, vĩ độ một cách chính xác. Đây là những việc mà các kỹ sư trắc địa đại địa phải tiến hành để xây dựng mạng lưới tọa độ quốc gia, phục vụ cho công tác xây dựng các bản đồ quốc gia đầu tiên.
[FONT="]Nguồn NXBGD.
[/FONT]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: