Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
- Chủ nghĩa xã hội như là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, ở đây, Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản mà hình thức xấu xa tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thực dân, cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới.
Trong các nội dung trên, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến nội dung cuối cùng và đem đến nhiều kiến giải rất độc đáo, mộc mạc dễ hiểu mang tính phổ thông đại chúng để mọi tầng lớp nhân dân ta có thể hiểu được, nhận thức đúng để hành động đúng đắn và thiết thực. Có thể nêu một số kiểu định nghĩa thường gặp trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức. Hồ Chí Minh cho rằng, “chỉ có chủ nghĩa Cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những bức tường dài ngăn cản người lao động trên thế giới hiểu nhau và thương yêu nhau”. Hoặc dưới dạng tổng hợp hơn “muốn cho chủ nghĩa Cộng sản thực hiện được cần phải có công nghệ, đất nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”.
Kiểu định nghĩa trên đây, Hồ Chí Minh thường sử dụng trước năm 1954, khi chủ nghĩa xã hội mới là xu thế tất yếu mà quá trình cách mạng Việt Nam cần đạt tới.
Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó (kinh tế, chính trị, văn hóa…) chẳng hạn: “… Chủ nghĩa xã hội ấy là lấy máy xe lửa, ngân hàng… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em”. Khi tìm hiểu định nghĩa chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh phải đặt trong tổng thể quan niệm chung của Người về chủ nghĩa xã hội, việc tuyệt đối hóa một mặt nào đó dễ đưa đến sai lầm trong hoạt động và chỉ đạo thực tiễn.
Định nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu, chỉ rõ phương tiện, phương hướng để đạt được mục tiêu đó. Đây là kiểu định nghĩa phổ biến mà Hồ Chí Minh thường dùng nhất. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu, Hồ Chí Minh đặt câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì”. Người trả lời “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”. Cũng tương tự “chủ nghĩa xã hội là gì?” là no ấm, gì nữa? Là đoàn kết, vui khỏe” hoặc thêm vào một mệnh đề mới “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Có khi Hồ Chí Minh trả lời một cách trực tiếp về mục đích của chủ nghĩa xã hội: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”.
theo : Th.s Trần Huy Thường
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
- Chủ nghĩa xã hội như là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, ở đây, Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản mà hình thức xấu xa tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thực dân, cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới.
Trong các nội dung trên, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến nội dung cuối cùng và đem đến nhiều kiến giải rất độc đáo, mộc mạc dễ hiểu mang tính phổ thông đại chúng để mọi tầng lớp nhân dân ta có thể hiểu được, nhận thức đúng để hành động đúng đắn và thiết thực. Có thể nêu một số kiểu định nghĩa thường gặp trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức. Hồ Chí Minh cho rằng, “chỉ có chủ nghĩa Cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những bức tường dài ngăn cản người lao động trên thế giới hiểu nhau và thương yêu nhau”. Hoặc dưới dạng tổng hợp hơn “muốn cho chủ nghĩa Cộng sản thực hiện được cần phải có công nghệ, đất nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”.
Kiểu định nghĩa trên đây, Hồ Chí Minh thường sử dụng trước năm 1954, khi chủ nghĩa xã hội mới là xu thế tất yếu mà quá trình cách mạng Việt Nam cần đạt tới.
Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó (kinh tế, chính trị, văn hóa…) chẳng hạn: “… Chủ nghĩa xã hội ấy là lấy máy xe lửa, ngân hàng… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em”. Khi tìm hiểu định nghĩa chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh phải đặt trong tổng thể quan niệm chung của Người về chủ nghĩa xã hội, việc tuyệt đối hóa một mặt nào đó dễ đưa đến sai lầm trong hoạt động và chỉ đạo thực tiễn.
Định nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu, chỉ rõ phương tiện, phương hướng để đạt được mục tiêu đó. Đây là kiểu định nghĩa phổ biến mà Hồ Chí Minh thường dùng nhất. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu, Hồ Chí Minh đặt câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì”. Người trả lời “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”. Cũng tương tự “chủ nghĩa xã hội là gì?” là no ấm, gì nữa? Là đoàn kết, vui khỏe” hoặc thêm vào một mệnh đề mới “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Có khi Hồ Chí Minh trả lời một cách trực tiếp về mục đích của chủ nghĩa xã hội: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”.
theo : Th.s Trần Huy Thường