Quan hệ quốc tế giai đoạn kết thúc chiến tranh và những cơ sở, tiền đề cho sự hình thành trật tự thế

Trang Dimple

New member
Xu
38
Quan hệ quốc tế giai đoạn kết thúc chiến tranh và những cơ sở, tiền đề cho sự hình thành trật tự thế giới mới ( từ đầu năm 1945 tới tháng 9 năm 1945)
Quan hệ quốc tế trong giai đoạn kết thúc chiến trannh thể hiện thông qua các hội nghị thượng đỉnh, những thống nhất và bất đồng và sự thỏa thuận trong các hội nghị này là cơ sở cho sự ra đời của một trật tự thế giới mới.

1 Hội nghị Ianta

Đầu năm 1945 trong bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc, từ ngày 4 tới ngày 11/2/1945 tại thành phố Ianta( bán đảo Crum, Liên Xô) diễn ra hội nghị thượng đỉnh tam cường Xô – Anh- Mĩ lần thứ hai nhằm thỏa luận các biện pháp phổi hợp hành động chống Đức, Nhật cùng chư hầu và thỏa thuận những vấn đề liên quan tới trật tự thế giới mới:

- Hội nghị đã đạt được những thỏa thuận quan trọng trong vấn đề phối họp hành động chung để chống khối trục phát xít trong giai đoạn chiến tranh thế giới kết thúc, về việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức và việc xây dựng những đảm bảo thực sự để nước Đức không còn khả năng gây chiến tranh một lần nữa.

- Các vấn đề liên quan tới chấu Âu, hội nghị thống qua “ Tuyên ngôn giải phóng châu Âu”, nêu rõ những chính sách và hành động chung nhằm giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế của châu Âu sau chiến tranh phù hợp với những nguyên tắc dân chủ.

- Đối với vấn đề Viễn Đông, các nước bí mật thỏa thuận việc Liên Xô sẽ tham gia cuộc chiến tranh Thái Bình Dương từu hai tơi ba tháng sau khi Đức đầu hàng và chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Qua đó phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc lớn ở châu Âu và châu Á.

- Hội nghị còn khẳng định việc thành lạp tổ chức Liên hợp quốc trên nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí hoàn toàn của 5 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, trung Quốc. Sự ra đời của Liên Hợp Quốc là tổ chức chính trị nhằm đam bảo hòa bình và an ninh thế giới, là sự thay thế Hội Quốc Liên – công cụ phục vụ cho các chính sách phản động của đế quốc trong trật tự V-O.

Nhìn về mặt tổng thể, Hiến chương Liên Hợp Quốc đã đáp ứng nguyện vọng lớn nhất của cộng đồng quốc tế là hòa bình và an ninh xong việc thực hiện mục đích cao cả của Liên Hợp Quốc là một vấn đề không dễ dàng.

Hội nghị Ianta với nhứng thống nhất chung đã tạo điều kiện nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tạo nên khuân khổ của một trật tự thế giới mới, từng bước phá vỡ trật tự V-O được thiết lập sau chiến trnah thế giới thư nhất kết thúc.

Tuy nhiên các đại biểu không mong muốn một sự hợp tác quốc tế thành thật. Bản thân Soc sin cũng tự thú nhận rằng ông đã chấp nhận các hiệp định ở Ianta chỉ vì muốn khuyến khích Liên Xô đưa ra sức mạnh quân sự khổng lồ của mình ra chống Đức và Nhật. Soc sin đã viêt: “ cái gi sẽ xảy ra nêu ta xích mích với nước Nga vào lúc Đức còn có hai hoặc ba trăm sư đoàn trên chiến trường”

2 hội nghị thượng đỉnh Potdam

Hội nghị thứ ba và là hội nghị cuối cùng về chiến tranh giữa những người lãnh đạo Liên Xô, Mỹ, Anh diễn ra ở Potdam( 17/7 -2/8/1945). Hội nghị lần này khác hẳn bầu không khí của hai hội nghị trước. Chiến tranh đã chấm dứt ở châu Âu. Điều nay lại càng thúc đẩy Mỹ và Anh tìm kiêm một địa vị ưu thế dù phải dùng nước Đức bại trận vào việc này.

Điều đáng chúy là, một ngày trước khi hội nghị potdam được khai mạc, ngày 16/7/1945, lần đầu tiên trong lịch sử loài người , Mĩ đã cho thử thành công quả bom nguyên tử, thống qua đó nhằm gây áp lực với Liên Xô. Tuy nhiên chính sách ngoại giao nguyên tử của Anh- Mỹ cũng không gây được ấn tượng nào đáng kể.

Hội nghị potdam nhằm giải quyết vấn đề nước Đức trên cơ sở những thỏa thuận của hội nghị Ianta. Hội nghị chủ trương tiêu diệt tất cả những tổ chức quân sự, nửa quân sự cũng như các nghành công nghiệp quân sự và xóa bỏ các tập đoàn tư bản lũng đoạn Đức- lực lượng chủ đạo của chủ nghĩa Đức quốc xã.

Đối với việc tiêu diệt phát xít Nhật ở Viễn Đông , Liên Xô bí mật sẽ tham gia cam kết chống Nhật . Ngày 26/7/1945. Anh, Mĩ và Trung Quốc đã thông qua và gửi cho Nhật “ tuyên cáo Potdam” yêu cầu Nhật đầu hàng bvoo điều kiện.

Như vậy hội nghị potdam đãcụ thể hóa vấn đề nước Đức và vấn đề Nhật, vấm đề ký hòa ước với các nước phát xít chiến bại...nhằm bổ sung và hoàn chính những nghị quyết của hội nghị Ianta về những vấn đề chủ chốt của thế giới sau chiến tranh, đập tan “ trật tư mới” do lực lượng phát xít hình thành, phá vỡ trật tự được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhât, thiết lập một trật tự mới sau khi chiến tranh thế giới kết thúc

Và đúng như cam, kết trong hội nghị, Liên Xô tham chiến chống Nhật cùng với hai quả bom nguyên tử của Mĩ đổ xuống hai thành phố Nhật bản đã quy định số phận bại trận của phát xít Nhật.

Ngày 2/9/1945, Nhật bản chính thức ký văn kiện đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Chiến tranh thế giới kết thúc đánh dấu thật bại trong “trật tự mới” của chủ nghĩa phát xít và thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong quan hệ quốc tế. Đồng thời nó cũng là dấu mốc đưa quan hệ quốc tế bước sang một giai đoạn phát triển mới mà ở đó những mâu thuẫn trong quan hệ cua các nước Đồng Minh trở thành nội dung chính trong chiến tranh lạnh.
nguồn : diendankienthuc.net*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top