Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Quan Hệ Ngoại Giao Giữa Vua Gia Long Và Triều Thanh Vào đầu Thế Kỷ Xix
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="NguoiDien" data-source="post: 4955" data-attributes="member: 75"><p>Vấn đề đặt ra là trong khi thần phục “Thiên triều” Trung Quốc, Gia Long đã làm gì để tổn hại đến đất nước? ảnh hưởng đến uy tín thanh danh và lợi ích của quốc gia? Thần phục Trung Quốc nhưng Gia Long có phụ thuộc vào Trung Quốc hay không?</p><p></p><p> Thực tế lịch sử vào đầu thế kỷ XIX đã chứng tỏ rằng Việt Nam đã tồn tại trong quan hệ khu vực và quốc tế, với tư cách là một vương quốc phong kiến hoàn toàn độc lập có chủ quyền. Mọi công việc đối nội và đối ngoại của Gia Long không hề chịu một sự chỉ đạo điều khiển nào dù trực tiếp hay gián tiếp của Yên kinh cả. Gia Long chịu sách phong theo nghi lễ ngoại giao truyền thống giữa 2 nước, đồng thời xin đổi quốc hiệu để khẳng định một triều đại mới đã thay thế nhà Lê cai trị Việt Nam.</p><p></p><p>Trong vấn đề đổi tên nước, Gia Long củng khéo léo kết hợp 2 phương cách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để đấu tranh. Đầu tiên ông đề nghị Gia Khánh chấp nhận quốc hiệu Nam Việt, theo ông: “Mấy đời trước mở đất Viêm Giao ngày càng rộng, gồm cả nước Việt Thường và cả nước Chân Lạp, đặt quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối được hơn 200 năm. Nay Thần lấy hết cõi Nam, có toàn cả đất Việt, nên theo hiệu cũ để chánh quốc danh” [6] Gia Khánh đã không ưng thuận quốc hiệu nước ta là Nam Việt vì sợ nhầm lẫn với những lãnh thổ trước đây gồm đất của Trung Quốc được gọi là Nam Việt. Gia Long đã tỏ rõ lập trường của mình sau vài lần nhẹ nhàng phản hồi ý kiến của Trung Quốc, ông tỏ ý nếu Trung Quốc không cho đổi quốc hiệu, thì ông khộng nhận sách phong. Việt Nam tự đặt mình bình đẳng với nước lớn trong cuộc đấu tranh ngoại giao này. Cuối cùng vào giữa năm 1803, Gia Khánh ra sắc lệnh chính thức đổi Nam Việt thành Việt Nam thì Gia Long chấp nhận. Thực ra điều mà Gia Long cần là một quốc hiệu mới, cho một quốc gia mới và một triều đại mới do Gia Long đứng đầu.</p><p></p><p>Năm 1804, Gia Long đón nhận ấn tín và 2 sắc lệnh về việc triều cống và đổi tên nước. Hai năm sau ông làm lễ xưng đế trong ánh hào quang uy nghiêm trọng thể, tương ứng với quyền lực của một thiên tử. Trên thực tế, ông đã là một hoàng đế từ năm 1802. Khi đế hiệu Gia Long được tuyên xưng sau lễ “Kiến nguyên”, thì mệnh lệnh trên ban xuống đều đổi thành Chiếu thay cho Chỉ, thần, thứ dân tâu lên gọi là Tấu. Mọi quy cách biểu hiện của Gia Long là của một Hoàng đế dù chưa có sách phong từ “Thiên triều”. Ứng xử trên đã tạo một tiền lệ cho các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức khi kế vị ngai vàng không hề trói mình trong khuôn khổ lệ thuộc cổ truyền các nghi thức ngoại giao với Trung Quốc. Từ thời Minh Mạng trở đi, lễ tuyên phong chỉ được thực hiện sau 1 - 2 năm trị vì của tân vương Việt Nam. Sách phong là một biểu hiện thần phục nước lớn Trung Quốc, nhưng thực chất chỉ mang tính hình thức, dù cho trong các bước tiến hành đại lễ tuyên phong của sứ Thanh Trung Quốc cho vua Nguyễn tại Thăng Long có những lúc quỳ, vái, khấu đầu… thì đó cũng chỉ là nghi lễ truyền thống chứ không phải do xuất phát từ sự lệ thuộc.</p><p></p><p>Trên lĩnh vực ngoại giao với nhà Thanh Trung Quốc, thực tế Việt Nam bình đẳng trong mối quan hệ này. Sứ thần Trung Quốc đến và đi, công việc tiếp sứ là của bề tôi bên dưới. Lễ sách phong xong, vua phái quan lại tiễn sứ về ngay, không lưu lại Việt Nam. Chỉ có sự xa hoa tốn kém trong các nghi thức sách phong là đáng phê phán. Gia Long đã muốn chuyển địa điểm nghênh tiếp sứ bộ tại biên giới cho đỡ bớt chi phí nhưng ông không thực hiện được, các cận thần của Gia Long đã khuyên ông nên theo lệ cũ. Về nội dung cống nạp thời Gia Long được giữ nguyên như thời Tây Sơn năm 1792 (chúng ta biết là vua Quang Trung đã kiên quyết không chịu tuân theo lệ cống người bằng vàng và nhà Thanh đã phải đồng ý). Vì vậy giá trị kinh tế của cống phầm thời Nguyễn cho Trung Quốc cũng không lớn lắm, tập trung các mặt hàng: ngà voi, sừng tê, dược liệu, tơ lụa mà cũng mang tính chất tượng trưng. Như thế, sách phong và triều cống của Việt Nam đối với Trung Quốc là 2 biện pháp ngoại giao quan trọng trong nội dung quan hệ giữa Gia Long với triều Thanh Trung Quốc, nhằm duy trì bình thường quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Đây là 2 nội dung rất quan trọng nhưng không mang tính quyết định nội dung và tính chất của quan hệ 2 nước.</p><p></p><p>Đường lối ngoại giao Gia Long hoạch định còn nhiều vấn đề được đặt ra và nghiên cứu nghiêm túc. Tuy nhiên xét quan hệ giữa Gia Long và nhà Thanh Trung Quốc trong đầu thế kỷ XIX một cách khách quan và công bằng, thì có thể nói đây là quan hệ bình đẳng giữa 2 nước. Dù Việt Nam có chấp nhận sách phong từ Trung Quốc và thực hiện triều cống, nhưng về đối nội và đối ngoại của Việt Nam đã chứng mính Việt Nam là một quốc gia phong kiến hoàn toàn độc lập. Những biểu hiện trong quan hệ ngoại giao của Gia Long với Trung Quốc là một kiểu văn hoá ứng xử của Việt Nam đối với bên ngoài, của một nước nhỏ đối với một nước lớn theo tinh thần: Vassalité fictive- Indépendence réelle (Thần phục giả danh - Độc lập thực tế). Đã không có một sự kiện nào chứng minh rằng, dưới triều Gia Long, việc ông tuân theo những nguyên tắc ngoại giao cổ truyên với Trung Quốc đã làm mất thể diện quốc gia hay làm hạn chế chủ quyền của đất nước. Trái lại, bằng sự khéo léo mềm mỏng trong đối ngoại, ông đã nhanh chóng nối lại quan hệ với Trung Quốc, duy trì hoà hiếu 2 nước để bắt đầu công cuộc ổn định và xây dựng một Việt Nam thống nhất và trở thành Đại Nam dưới triều Minh Mạng. Gia Long cũng tạo được uy tín trong khu vực. Điều này chưa hẳn là một thắng lợi trong đường lối ngoại giao của Gia Long đầu thế kỷ XIX, nhưng thực sự có đóng góp thiết thực cho việc giữ yên bờ cõi và củng cố vương triều Nguyễn. Trước lúc băng hà, ông đã căn dặn hoàng tử Đảm “Chớ nên gây hấn với ngoại biên”, đã chứng tỏ Gia Long luôn ý thức mối quan hệ với bên ngoài, nhất là đối với Trung Quốc có vị trí trọng yếu như thế nào đối với vận mệnh và sự hưng khởi của quốc gia. </p><p></p><p>==============================</p><p>Nguồn: Vanhoahoc.edu.vn</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="NguoiDien, post: 4955, member: 75"] Vấn đề đặt ra là trong khi thần phục “Thiên triều” Trung Quốc, Gia Long đã làm gì để tổn hại đến đất nước? ảnh hưởng đến uy tín thanh danh và lợi ích của quốc gia? Thần phục Trung Quốc nhưng Gia Long có phụ thuộc vào Trung Quốc hay không? Thực tế lịch sử vào đầu thế kỷ XIX đã chứng tỏ rằng Việt Nam đã tồn tại trong quan hệ khu vực và quốc tế, với tư cách là một vương quốc phong kiến hoàn toàn độc lập có chủ quyền. Mọi công việc đối nội và đối ngoại của Gia Long không hề chịu một sự chỉ đạo điều khiển nào dù trực tiếp hay gián tiếp của Yên kinh cả. Gia Long chịu sách phong theo nghi lễ ngoại giao truyền thống giữa 2 nước, đồng thời xin đổi quốc hiệu để khẳng định một triều đại mới đã thay thế nhà Lê cai trị Việt Nam. Trong vấn đề đổi tên nước, Gia Long củng khéo léo kết hợp 2 phương cách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để đấu tranh. Đầu tiên ông đề nghị Gia Khánh chấp nhận quốc hiệu Nam Việt, theo ông: “Mấy đời trước mở đất Viêm Giao ngày càng rộng, gồm cả nước Việt Thường và cả nước Chân Lạp, đặt quốc hiệu là Nam Việt, truyền nối được hơn 200 năm. Nay Thần lấy hết cõi Nam, có toàn cả đất Việt, nên theo hiệu cũ để chánh quốc danh” [6] Gia Khánh đã không ưng thuận quốc hiệu nước ta là Nam Việt vì sợ nhầm lẫn với những lãnh thổ trước đây gồm đất của Trung Quốc được gọi là Nam Việt. Gia Long đã tỏ rõ lập trường của mình sau vài lần nhẹ nhàng phản hồi ý kiến của Trung Quốc, ông tỏ ý nếu Trung Quốc không cho đổi quốc hiệu, thì ông khộng nhận sách phong. Việt Nam tự đặt mình bình đẳng với nước lớn trong cuộc đấu tranh ngoại giao này. Cuối cùng vào giữa năm 1803, Gia Khánh ra sắc lệnh chính thức đổi Nam Việt thành Việt Nam thì Gia Long chấp nhận. Thực ra điều mà Gia Long cần là một quốc hiệu mới, cho một quốc gia mới và một triều đại mới do Gia Long đứng đầu. Năm 1804, Gia Long đón nhận ấn tín và 2 sắc lệnh về việc triều cống và đổi tên nước. Hai năm sau ông làm lễ xưng đế trong ánh hào quang uy nghiêm trọng thể, tương ứng với quyền lực của một thiên tử. Trên thực tế, ông đã là một hoàng đế từ năm 1802. Khi đế hiệu Gia Long được tuyên xưng sau lễ “Kiến nguyên”, thì mệnh lệnh trên ban xuống đều đổi thành Chiếu thay cho Chỉ, thần, thứ dân tâu lên gọi là Tấu. Mọi quy cách biểu hiện của Gia Long là của một Hoàng đế dù chưa có sách phong từ “Thiên triều”. Ứng xử trên đã tạo một tiền lệ cho các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức khi kế vị ngai vàng không hề trói mình trong khuôn khổ lệ thuộc cổ truyền các nghi thức ngoại giao với Trung Quốc. Từ thời Minh Mạng trở đi, lễ tuyên phong chỉ được thực hiện sau 1 - 2 năm trị vì của tân vương Việt Nam. Sách phong là một biểu hiện thần phục nước lớn Trung Quốc, nhưng thực chất chỉ mang tính hình thức, dù cho trong các bước tiến hành đại lễ tuyên phong của sứ Thanh Trung Quốc cho vua Nguyễn tại Thăng Long có những lúc quỳ, vái, khấu đầu… thì đó cũng chỉ là nghi lễ truyền thống chứ không phải do xuất phát từ sự lệ thuộc. Trên lĩnh vực ngoại giao với nhà Thanh Trung Quốc, thực tế Việt Nam bình đẳng trong mối quan hệ này. Sứ thần Trung Quốc đến và đi, công việc tiếp sứ là của bề tôi bên dưới. Lễ sách phong xong, vua phái quan lại tiễn sứ về ngay, không lưu lại Việt Nam. Chỉ có sự xa hoa tốn kém trong các nghi thức sách phong là đáng phê phán. Gia Long đã muốn chuyển địa điểm nghênh tiếp sứ bộ tại biên giới cho đỡ bớt chi phí nhưng ông không thực hiện được, các cận thần của Gia Long đã khuyên ông nên theo lệ cũ. Về nội dung cống nạp thời Gia Long được giữ nguyên như thời Tây Sơn năm 1792 (chúng ta biết là vua Quang Trung đã kiên quyết không chịu tuân theo lệ cống người bằng vàng và nhà Thanh đã phải đồng ý). Vì vậy giá trị kinh tế của cống phầm thời Nguyễn cho Trung Quốc cũng không lớn lắm, tập trung các mặt hàng: ngà voi, sừng tê, dược liệu, tơ lụa mà cũng mang tính chất tượng trưng. Như thế, sách phong và triều cống của Việt Nam đối với Trung Quốc là 2 biện pháp ngoại giao quan trọng trong nội dung quan hệ giữa Gia Long với triều Thanh Trung Quốc, nhằm duy trì bình thường quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Đây là 2 nội dung rất quan trọng nhưng không mang tính quyết định nội dung và tính chất của quan hệ 2 nước. Đường lối ngoại giao Gia Long hoạch định còn nhiều vấn đề được đặt ra và nghiên cứu nghiêm túc. Tuy nhiên xét quan hệ giữa Gia Long và nhà Thanh Trung Quốc trong đầu thế kỷ XIX một cách khách quan và công bằng, thì có thể nói đây là quan hệ bình đẳng giữa 2 nước. Dù Việt Nam có chấp nhận sách phong từ Trung Quốc và thực hiện triều cống, nhưng về đối nội và đối ngoại của Việt Nam đã chứng mính Việt Nam là một quốc gia phong kiến hoàn toàn độc lập. Những biểu hiện trong quan hệ ngoại giao của Gia Long với Trung Quốc là một kiểu văn hoá ứng xử của Việt Nam đối với bên ngoài, của một nước nhỏ đối với một nước lớn theo tinh thần: Vassalité fictive- Indépendence réelle (Thần phục giả danh - Độc lập thực tế). Đã không có một sự kiện nào chứng minh rằng, dưới triều Gia Long, việc ông tuân theo những nguyên tắc ngoại giao cổ truyên với Trung Quốc đã làm mất thể diện quốc gia hay làm hạn chế chủ quyền của đất nước. Trái lại, bằng sự khéo léo mềm mỏng trong đối ngoại, ông đã nhanh chóng nối lại quan hệ với Trung Quốc, duy trì hoà hiếu 2 nước để bắt đầu công cuộc ổn định và xây dựng một Việt Nam thống nhất và trở thành Đại Nam dưới triều Minh Mạng. Gia Long cũng tạo được uy tín trong khu vực. Điều này chưa hẳn là một thắng lợi trong đường lối ngoại giao của Gia Long đầu thế kỷ XIX, nhưng thực sự có đóng góp thiết thực cho việc giữ yên bờ cõi và củng cố vương triều Nguyễn. Trước lúc băng hà, ông đã căn dặn hoàng tử Đảm “Chớ nên gây hấn với ngoại biên”, đã chứng tỏ Gia Long luôn ý thức mối quan hệ với bên ngoài, nhất là đối với Trung Quốc có vị trí trọng yếu như thế nào đối với vận mệnh và sự hưng khởi của quốc gia. ============================== Nguồn: Vanhoahoc.edu.vn [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Quan Hệ Ngoại Giao Giữa Vua Gia Long Và Triều Thanh Vào đầu Thế Kỷ Xix
Top