Đáp án: Quan điểm của Lênin là sai.
<Bài này mới update tối qua.>
Chủ nhật, ngày 06/05/2012
Dương Trọng Vinh--------------------------------------------
Đề bài:
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, khi đề cập đến Quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật của Lê Nin có ý kiến đề xuất:
Chúng ta không cần phải tập trung ưu tiên phát triển TLSX mà chỉ cần thông qua xuất khẩu nông sản - vốn là thế mạnh Việt Nam. Qua đó để nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.
Quan điểm của anh chị về ý kiến trên, qua đó rút ra ý nghĩa gì về phương pháp luận (lý luận thực tiễn).
Bài làm:
Việt Nam là dân tộc nghìn năm văn hiến, chúng ta có một truyền thống hào hùng, bất khuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo và những yếu tố đó vẫn được duy trì đến ngày nay, thời đại của khoa học kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn. Vì vậy, vai trò của Đảng và Nhà Nước trong các chính sách là hết sức to lớn. Hiện nay, một bộ phân dân ta quan điểm rằng: “Chúng ta không cần phải tập trung ưu tiên phát triển TLSX mà chỉ cần thông qua xuất khẩu nông sản - vốn là thế mạnh Việt Nam. Qua đó để nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.” Chúng ta hãy cùng tìm hiểu:
Trước hết, chúng ta cần hiểu tư liệu sản xuất gì?
TLSX là tất cả những gì phục vụ cho sản xuất.
Tư liệu sản xuất bao gồm: tư liệu lao động và đối tượng lao động (tức người lao động).
+ Tư liệu lao động bao gồm: nhà xưởng, công cụ, máy móc...
+ Đối tượng lao động bao gồm: người lao động, nhân công, các thành phần được phân chia cụ thể trong công việc.
Lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản sẽ là 4 mặt hàng chủ lực được nước ta tập trung sản xuất.
Hạn chế lớn nhất của Việt Nam hiện nay chính là công nghệ chế biến nông sản còn quá nhiều hạn chế. Hầu hết các mặt hàng nông sản vẫn chủ yếu xuất thô. Nhiều lo ngại, hàng nông sản Việt Nam sẽ bị giảm giá trị xuất khẩu, thậm chí bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Về vấn đề này, hiện vẫn còn nhiều lo ngại về mở cửa thị trường.
Một trong các yếu tố cần điều chỉnh là những gì chúng ta sản xuất không hiệu quả, thì phải chấp nhận sự cạnh tranh của quốc tế.
Chúng ta chỉ nên tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thế giới mạnh như lúa gạo, cà phê Robusta, cao su, thủy sản... Đặc biệt, cần tập trung phát triển chế biến nâng cao giá trị gia tăng.
Ngoài mô hình cà phê, nước ta nên đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh lương thực, hướng tới tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Chúng ta phải xác định sản xuất nông nghiệp phải mang tính chất sinh thái bền vững, thân thiện môi trường, có quy hoạch khoa học nhằm đảm bảo sự cân đối trong không gian, hài hòa về sinh học.
Nếu muốn tăng giá trị xuất khẩu mà không thay đổi về chất sẽ rất khó. Thực tế là Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về nông nghiệp nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Mặc dù diện tích canh tác đang ngày càng hạn chế nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tăng giá trị trên sản phẩm. Để làm được điều này, theo tôi:
Thứ nhất, cần phải đưa tiến bộ kỹ thuật vào để giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh.
Thứ hai, giảm chi phí giao dịch, tức là trong toàn bộ chuỗi giá trị nông sản đó cần phải tạo cơ hội để người sản xuất tăng thu nhập hơn nữa.
Thứ ba, tăng giá trị đầu ra là sản phẩm chất lượng tốt, đồng đều, có thương hiệu thông qua sự gắn kết của các hiệp hội.
Trong đó cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị nông sản.Vai trò chính của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại là làm cho hàng hóa truyền thống trở nên khác biệt hơn, đảm bảo thương mại công bằng, thân thiện với môi trường.
Hiện nay, Việt Nam sản xuất rất nhiều gạo nhưng giá gạo vẫn nằm trong nhóm thấp nhất trên thế giới.Tương tự, giá cà phê và một số nông sản khác của Việt Nam cũng còn rất thấp. Do đó, nếu chỉ nhìn vào thành tích là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới (sau Thái Lan), chúng ta chỉ có thể vui được một lúc bởi đó chỉ là một điều gì đó không phải là không thực tế nhưng dường như nó không mang đến lợi ích cho nông dân nói riêng và nước ta nói chung những chuyển biến tích cực. Vì vậy, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
Có ý kiến cho rằng, trong cơ chế thị trường cứ máy móc, thiết bị và công nghệ nước ngoài tiên tiến mà mua, không cần phải bố trí cơ cấu sản xuất làm gì, không cần phải tính toán đến công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ làm gì.
Ý kiến đó là thiển cận, chỉ xuất phát đơn thuần từ lợi ích trước mắt mà không tính toán tới lợi ích căn bản và lâu dài, lợi ích toàn cục, toàn xã hội, là trái với quan điểm sản xuất, quan điểm cần kiệm xây dựng nước nhà, trái với sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, trái với đường lối phát huy nội lực và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật liên tục phát triển, việc tiến hành nhập máy móc hiện đại từ nước ngoài không có gì phải chê trách, tuy nhiên chúng ta tiếp thu, cụ thể là nhập khẩu một cách có chọn lọc chứ không phải cứ thấy hay, thấy tốt là nhập về vì mỗi nước một điều kiện khí hậu, địa hình, văn hoá khác nhau và sức khoẻ nền kinh tế của mỗi nước cũng không giống nhau. Việc nhập một cách ồ ạt đôi khi sẽ để lại những hậu quả lớn cho nhân dân và cho cả nền kinh tế.
Một ví dụ thực tế là trong quá khứ đã từng có một nhà máy ở Việt Nam nhập loại máy tuốt lông gà hoạt động rất hiệu quả ở nước ngoài trị giá hàng nghìn USD nhưng đến khi nhập về Việt Nam lại không hoạt đông được vì kích thước lông gà ở nước ta không đồng đều. Thế là hàng nghìn USD bổng trở thành đống sắt vụn nằm chờ thanh lý. Đó mới chỉ là một ví dụ nhỏ của một trong số hàng nghìn doanh nghiệp ở Việt Nam. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như sai lầm náy xuất hiện trong cả nền kinh tế thì hậu quả sẽ như thế nào.
Câu trả lời hết sức đơn giản là hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, người lao động mất việc làm, dẫn đến nhiều tệ nạn trong xã hội…
Vì vậy, quan điểm trong cơ chế thị trường cứ máy móc, thiết bị và công nghệ nước ngoài tiên tiến mà mua, không cần phải bố trí cơ cấu sản xuất làm gì, không cần phải tính toán đến công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ làm gì là hoàn toàn sai lầm.
Nước ta có rừng, có biển, có đất trồng cây công nghiệp, có lực lượng lao động dồi dào.
Song sử dụng được lợi thế lao động dồi dào trong nước, tạo việc làm, sử dụng được tiềm năng tài nguyên đất nước, thì đó vẫn là lợi ích kinh tế vô cùng quan trọng và lớn lao, nghĩa là phải tính toán lợi ích và hiệu quả toàn diện - hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nói đến công nghiệp là nói đến lĩnh vực sản xuất vô cùng rộng lớn, đáp ứng những nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng của đời sống con người. Công nghiệp làm cho nhu cầu con người phát triển mãi mãi, không ngừng, mặt khác nhu cầu lại tác động trở lại kích thích công nghiệp phát triển vô cùng vô tận.
Tuy phong phú, đa dạng, nhưng nói khái quát thì cũng chỉ sản xuất hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Do đó, công nghiệp cũng chỉ bao gồm công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và công nghiệp hàng tiêu dùng. Tuy mục đích cuối cùng của sản xuất là nhằm vào tiêu dùng của nhân dân, song để phát triển không ngừng sản phẩm tiêu dùng thì lại phải nắm vững và thực hiện tốt quy luật của tái sản xuất mở rộng không ngừng. Đó là quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất so với tư liệu sinh hoạt.
Ngay tư liệu sản xuất cũng cần phân biệt hai loại: tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất và tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng. Và quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất được diễn đạt rằng: tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất phải được phát triển nhanh nhất, sau đến chế tạo tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng, sau cùng là đến tốc độ của chế tạo tư liệu tiêu dùng.
Tuy nhiên ta cần phải tính toán kỹ càng bước đi thích hợp trong hoàn cảnh và điều kiện của nước ta, cái gì cần ưu tiên trước, cái gì ưu tiên sau.
Việt Nam còn nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế, dân ta còn nghèo, rất nhiều chính sách, biện pháp cần phải đưa ra và để làm được điều này chúng ta cần có nhiều yếu tố nhưng nguồn lực thì lại có hạn. do đó cần phải xác định rõ những mục tiêu trọng yếu, mục tiêu nào cần hoàn thành trước là điều hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới của dân tộc.
Có công nghiệp nặng thì nền sản xuất không bị lệ thuộc nước ngoài, quyết định nền kinh tế độc lập tự chủ, quyết định cả công nghiệp quốc phòng. Phát triển công nghiệp chế biến là nhu cầu to lớn và cấp bách đối với nước ta. Chúng ta cần chế biến không chỉ khối lượng to lớn và nhiều chủng loại về nông sản, thủy sản mà cả lâm sản và khoáng sản. Ví dụ từ chính thực trạng hiện nay, nước ta có trữ lượng dầu khá lớn nhưng hằng năm chúng ta đều phải nhập xăng dầu từ nước ngoài, hầu như chúng ta chỉ xuất dầu thô vì lý do đơn giản là công nghiệp chế biến của không đủ sức. Lợi ích là rất rõ ràng nhưng để làm được điều đó, Việt Nam cần có lộ trình rõ ràng chứ không phải chỉ trong ngày một ngày hai.
Chúng ta không cần phải tập trung ưu tiên phát triển TLSX mà chỉ cần thông qua xuất khẩu nông sản - vốn là thế mạnh Việt Nam. Qua đó để nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.
Vì vậy, theo tôi, Việt Nam không cần ưu tiên phát triển TLSX là đúng, đồng thời chúng ta cần phái biết phát huy tốt hơn nữa một trong các thế mạnh của mình là xuất khẩu nông sản, phải có nhiều hơn những biện pháp hữu hiệu để khai thác tối đa ưu thế này. Việc nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại cần phải tiến hành một cách có chọn lọc, đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu. Là một người Việt Nam, tôi tin rằng dân tộc ta sẽ ngày càng phát triển nếu như chúng ta biết đoàn kết, phát huy hết nội lực và sức mạnh của toàn dân tộc.
************** The end **************