Quan điểm của Cn Mác-LêNin về quy luật mâu thuẫn? Giúp vs các bạn

nhokbau92

New member
Xu
0
Các bạn ơi vừa vào đầu năm học là bà cô đã bắt làm bài tiểu luận r`:nosebleed:
Sau đây là 2 câu hỏi, bạn nào có tài lịu về 2 câu hỏi trên thì chỉ giúp mìh với nha. mìh mò suốt mà chẳng thấy đâu, tks trước nè:sweet_kiss:
1.Quan điểm của CN Mác-LêNin về quy luật mâu thuẫn ?
2.Ý nghĩa của việc tìm hiểu vấn để trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay (1996)
 
Các bạn ơi vừa vào đầu năm học là bà cô đã bắt làm bài tiểu luận r`:nosebleed:
Sau đây là 2 câu hỏi, bạn nào có tài lịu về 2 câu hỏi trên thì chỉ giúp mìh với nha. mìh mò suốt mà chẳng thấy đâu, tks trước nè:sweet_kiss:
1.Quan điểm của CN Mác-LêNin về quy luật mâu thuẫn ?
2.Ý nghĩa của việc tìm hiểu vấn để trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay (1996)

Thử tham khảo nhé:

Câu 1:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập



* Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng nhất – hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.

* Nội dung quy luật

- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.

- Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.

+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.

- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.

- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.
 
Đây là quy luật khách quan diễn ra phổ biến trong tự nhiên,xã hội và tư duy.Trong tư duy có đấu tranh giữa chân lí với sai lầm,xã hội có đấu tranh giai cấp...ngay như nhìn sự phát triển của một cái cây ,cái lá non thành lá già ,lá già rụng để cho chồi non lại vươn lên,thậm chí con người có thể bứt lá già đi cho chồi non mọc nhanh hơn,đó là sự chuyển hóa qua lại.
Quy luật này chính là hạt nhân của phép biện chứng,nếu diễn giải thêm ra thì có rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận.
Có mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt,các yếu tố trong lòng sự vật hiện tượng(đồng hóa-dị hóa)và mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữ sự vật hiện tượng với các sự vật hiện tượng khác(cơ thể con người-môi trường).
Do trong lòng sự vật có những mặt,những yếu tố và thuộc tính cơ bản có vai trò là động lực quyết định trong suốt quá trình phát triển của sự vật vì thế mà cũng có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.Xét trong một giai đoạn nào đó thì lại có mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.Cuối cùng có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im tạm thời,là lúc cân bằng tương quan và tạm thời phù hợp nhau của các mặt đối lập.Nhưng sau đó quá trình đấu tranh phát triển lại phủ định trạng thái đứng im.Khi một cuộc khởi nghĩa thành công,vương triều của dòng họ nào đó được thiết lập vì nó tạm thời phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của quần chúng đây là giai đoạn hoàng kim hưng thịnh (lúc này chính là trạng thái đứng im tương đối).Nhưng sau đó do không có sự đổi mới,không đáp ứng được những yêu cầu mà thời thế đặt ra nên sẽ dần trở thành lạc hậu,kìm hãm phát triển,không thích hợp với lợi ích nhân dân từ đó phát sinh mâu thuẫn ,giai đoạn tàn lụi của một vương triều ,và cuộc khởi nghĩa lại nổ ra ,quần chúng lại ủng hộ để triều đại mới hơn được lập ra .Quần chúng có vai trò làm động lực quyết định bởi dựng lên cũng từ dân mà lật đổ cũng bắt đầu từ dân.Tron lịch sử thường thì giai cấp nào được quần chúng ủng hộ sẽ là giai cấp tiến bộ.
Đó mới chỉ là mâu thuẫn nổi lên trong một giai đoạn của phương thức sản xuất phong kiến.Còn mâu thuẫn cơ bản xuyên suốt là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất(mặt tự nhiên) và quan hệ sản xuất(mặt xã hội),trong đó lực lượng sản xuất đóng vai trò là động lực quyết định.Giải quyết mâu thuẫn này sẽ làm đổi mới phương thức sản xuất,là bước nhảy lớn làm thay đổi sâu sắc và toàn diện đời sống con người như việc chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản.
Ngoài ra còn cần lưu ý là việc đấu tranh phải căn cứ vào mức độ chín muồi của mâu thuẫn,nếu không sẽ dẫn tới đốt cháy giai đoạn,làm phát triển đi xuống.Ví dụ như phải căn cứ vào tất cả điều kiện đủ,tất cả mâu thuẫn dồn lại gay gắt(như mâu thuẫn về kinh tế,chính trị,văn hóa,xã hội...) mới có thể làm cách mạng xã hội được.Còn nếu như mới chỉ dựa vào vài ba mâu thuẫn lặt vặt rồi hô hào lật đổ cả chế độ xã hội thì chỉ đem lại tai họa.Để tránh việc tả khuynh nóng vội này phải biết nhận ra yếu tố có vai trò quyết định tới phát triển,từ đó căn cứ vào tính chất cân bằng phù hợp nhau rồi điều chỉnh các yếu tố khác .Giống như quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất chứ không phải là đảo ngược lại rằng quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất, lúc đó sẽ dẫn tới việc tập trung phát triển quan hệ sản xuất đi trước quá tải so với lực lượng sản xuất thậm chí phá hủy cả lực lượng sản xuất.
Vận dụng quy luật này vào tình hình hiện nay sẽ có rất nhiều vấn đề.Tác phong và tâm lí tiểu nông của một số người dân chưa đáp ứng được với nền kinh tế công nghiệp,một số phong tục tập quán,tư duy phong kiến đã trở thành lạc hậu .Tâm lí cục bộ địa phương làm cản trở quá trình hội nhập,thủ tục hành chính chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế...
Đó là vấn đề chính trị tầm vĩ mô,còn trong những việc đơn giản như giáo viên của bạn nếu không thường xuyên nâng cao trình độ sẽ không đủ năng lực dạy học sinh ,phương pháp giảng dạy đọc chép,thụ động,lệ thuộc vào người thầy đang tỏ ra lạc hậu trong nền giáo dục hiện đại.
 
CÒn câu 2 sao hã các bạn, bởi vì mìh làm bài tĩu luận nên f~ đầy đủ hết mà mìh k bíc trình bày sao nó cần gì :(, mới học năm đầu ar` :((
 
CÒn câu 2 sao hã các bạn, bởi vì mìh làm bài tĩu luận nên f~ đầy đủ hết mà mìh k bíc trình bày sao nó cần gì :(, mới học năm đầu ar` :((

Bài tập thầy cô giáo cho thì phải tự làm lấy chứ sao lại cứ đi nhờ người khác thế nhỉ?
Bạn đúng là đồ...Nôbita.
 
Bây giờ thì mình đã hiểu về tính biện chứng.Thì ra mâu thuẫn chỉ tạm thời được xoa dịu,tạm thời lắng xuống để rồi sau đó lại bùng phát trở lại trên cơ sở cao hơn,muốn yên ổn tuyệt đối ta phải dứt điểm mâu thuẫn phải không ?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top