Quà tặng cuộc sống

huyendieu

New member
Xu
0
Nếu Được Sống Đến 2 Lần


Ai đó hỏi rằng, nếu được sống hai lần, bạn sẽ làm gì? Riêng tôi, tôi sẽ trả lời...

Tôi sẽ chẳng bao giờ quên ngày sinh nhật của người tôi quen biết. Tôi sẽ không để tuột mất cơ hội bày tỏ trái tim mình với ai đó, cũng như tôi sẽ dành thời gian để dừng lại và biết lắng nghe.

3.jpg

Tôi sẽ dành thời gian cho bạn bè chỉ bởi vì người đó là bạn tôi. Tôi cũng sẽ lên kế hoạch có những kỳ nghỉ với gia đình thân yêu.

Tôi sẽ dành thời gian, để lắng nghe những cuộc phiên lưu đầy "ngộ nghĩnh" của một đứa trẻ lên năm. Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho ai đó để họ cảm thấy họ đẹp và quan trọng hơn.

Tôi sẽ nằm sóng soài trên ngọn đồi có những triền cỏ xanh mượt để lắng nghe tiếng cười khúc khích của chính mình. Tôi sẽ chia sẻ cảm xúc của tôi cho những người yêu tôi. Tôi sẽ yêu thương mỗi điều nhỏ nhặt trong một ngày, một vòng tay buổi sáng sớm, một nụ cười của người lạ, một buổi ăn tối cùng với gia đình, một nụ cười với cuộc điện thoại nhầm số...


Happy_Together_by_NitseDesign.png


Nếu cuộc sống được sống hai lần, tôi sẽ xác định quan điểm sống của mình để sao không phải hối tiếc và tôi sẽ để những người tôi yêu biết điều ấy... hằng ngày! Tôi sẽ không để thời gian trôi qua mà không kịp để người tôi yêu thương biết rằng họ là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi.

Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc là cách giúp bạn luôn nhớ rằng: không ai, không điều gì là nhỏ nhặt trong cuộc đời của bạn...

Nguồn: may4phuong​
 
Quy luật hạt giống


Bạn hãy thử nhìn vườn cây táo trong vườn.Chắc phải có đến 500 quả táo ở trên dó.Và cả vườn táo số hạt phải gấp nhiều lần hơn thế nữa.Hạt táo là công cụ để mở rộng và tiếp diễn sự tồn tại cho loài táo.Chúng ta có thể sẽ thắc mắc tại sao lại cần phải có nhiều hạt đến thế?

Bởi tự nhiên biết rằng không phải tất cả các hạt táo đều thành mầm và không phải tất cả đều lớn lên thành cây.Bởi chúng còn chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt với kẻ thù và rất nhiều khó khăn nữa.

Tự nhiên là thế và con người cũng không khác gì nhiều.Nếu thật sự muốn làm một điều gì có ý nghĩa bạn phải thử rất nhiều lần, thậm chí phải vượt qua thất bại thì mới đạt được thành công.

Điều nầy có nghĩa là:

+ Bạn phải tham dự 10, 20 cuộc phỏng vấn may ra mới có được công việc tàm tạm. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và đừng bỏ lỡ cơ hội dù là nhỏ nhất.

+ Một ông chủ giỏi là người biết tập hợp một đội ngũ những nhân viên giỏi ở xung quanh mình.Thế nên,kể cả khi là một ông chủ thành đạt bạn cũng sẽ phải toát mố hôi sàng lọc hàng trăm người giỏi để tuyển được một ứng viên xuất sắc.

+ Trong kinh doanh chẳng hạn,bạn sẽ phải đàm phán với 50 người để bán được một căn nhà , gọi 30 cuộc điện thoại để mua được một chiếc ô tô vừa ý,phải viết hàng tá thư cảm ơn về một ý tưởng kinh doanh độc đáo , hãy kiên nhẫn vì đó mới là những công việc đáng tự hào.

Khi hiểu được "Qui luật của hạt giống",chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng,bế tắc khi gặp phải đối mặt với những thất bại . Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công.

Những người thành đạt thường phải trải qua rất nhiều thất bại.Nhưng vấn đề là họ đã bỏ công sức gieo trồng để có nhiều hạt hơn những người bình thường.
 
Nếu tôi biết rằng…

Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bạn ngủ say, tôi sẽ giữ bạn thật chặt và nguyện cầu Thượng Đế giữ gìn tâm hồn bạn.

Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng tôi thấy bạn bước ra ngoài, tôi sẽ ôm chặt lấy bạn, hôn bạn thật kêu và gọi bạn quay về.

Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng tôi nghe thấy tên bạn được xướng lên trong lời ca tụng – chúc mừng, tôi sẽ lưu lại từng lời nói, hành động của bạn trong những cuộn băng video và sẽ xem đi xem lại chúng nhiều ngày.

Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng để tôi có thể dành một hoặc hai phút còn sót lại, tôi sẽ dừng lại và nói “Mình yêu thương, quý bạn lắm!”, dù bạn ra vẻ bạn dư biết điều đó.

Ngày mai sẽ tạo nên sự quên lãng, đó là một điều chắc chắn; và chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để làm đúng mọi việc.

Có nhiều cách để nói lời yêu thương và nhiều cơ hội để chứng tỏ rằng chúng ta có thể làm được tất cả mọi việc.

Chỉ trong trường hợp tôi trở nên lầm lẫn và ngày hôm nay là tất cả những gì tôi có, tôi sẽ nói rằng tôi yêu thương, quý mến bạn đến dường nào.

Tôi hy vọng sẽ không bao giờ quên rằng ngày mai đã được hứa dành cho một người và ngày hôm nay có thể là lần cuối cùng bạn có cơ hội được ôm người bạn yêu thương thật chặt vào lòng.

Nếu bạn đang chờ đến ngày mai, tại sao lại không thực hiện mọi thứ ngay trong hôm nay? Bởi nếu ngày mai không bao giờ tới, bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều vì đã không dành những phút giây hiếm hoi còn lại để sẻ chia một nụ cười, một cái ôm hay một nụ hôn và rằng bạn đã quá bận rộn để tặng ban những gì có thể giúp ước mơ của một người thành sự thật.

Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì thầm vào tai họ, nói với họ rằng bạn yêu thương họ nhiều như thế nào và rằng sẽ luôn giữ hình ảnh thân yêu của họ.

Hãy dành thời gian để nói “Mình xin lỗi!”, “Tha thứ cho mình nhé!”, “Cảm ơn”, hay “Không sao! Mọi việc sẽ ổn cả thôi!”. Và nếu ngày mai không bao giờ đến, bạn sẽ không phải hối tiếc về ngày hôm nay một khi bạn đã nói những lời trên.

Hãy biết xin lỗi và bắt đầu lại và nói với những người thương yêu bạn rằng bạn cũng yêu thương họ rất nhiều!
 
Tìm Kiếm Tình Yêu

Có người nói, cuộc sống là một quá trình tìm kiếm tình yêu, mỗi một người đều phải tìm thấy ba người. Người thứ nhất là người mình yêu nhất, người thứ hai là người yêu mình nhất và người thứ ba là bạn đồng hành trong suốt cuộc đời (bạn đời).

Trước tiên mình sẽ gặp được người mình yêu nhất, sau đó hiểu được cảm giác yêu, chỉ có hiểu được cảm giác bị yêu mới phát hiện ra người mình yêu nhất; khi đã trải qua cảm giác yêu và bị yêu, mới có thể biết được mình cần điều gì và cũng sẽ tìm thấy người bạn đời thích hợp nhất trong suốt cuộc còn lại.

Thật đáng tiếc, trong cuộc sống thực tế hiện tại, cả ba người nầy thường không cùng là một người, người bạn yêu nhất không chọn bạn, người yêu bạn nhất lại không phải người bạn yêu nhất và người bạn đời luôn luôn không phải là người bạn yêu nhất, cũng không phải là người yêu bạn nhất, chỉ là người xuất hiện vào lúc thích hợp nhất.

Bạn sẽ là người thứ mấy trong cuộc sống của tôi ?

Không ai muốn thay đổi tình yêu của mình, khi anh ta yêu bạn, đó là lúc anh ta thật sự yêu bạn, nhưng khi anh ta không yêu bạn thì cũng thật sự là không yêu bạn, anh ta không thể giả vờ không yêu khi anh ta đang yêu bạn, cũng như anh ta không thể giả vờ yêu khi không yêu bạn.

Khi một người không còn yêu mình muốn rời xa mình, mình cần hỏi lại bản thân có còn yêu anh (cô) ta nữa không. Nếu bạn không còn yêu người ấy nữa thì xin đừng bao giờ vì lòng tự trọng mà không chịu rời xa người ấy.
Nếu như bạn vẫn còn yêu người ấy, lẽ đương nhiên bạn sẽ hy vọng người ấy có được một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ; hy vọng người ấy được ở cùng người mình yêu.
Ðừng bao giờ ngăn cản, nếu bạn ngăn cản người ấy có được hạnh phúc thật sự của mình nghĩa là bạn không còn yêu anh (cô) ta nữa, và nếu như bạn không còn yêu thì bạn lấy tư cách gì để trách anh (cô) ta bạc tình.

Yêu không phải là chiếm hữu, bạn thích mặt trăng, không thể đem mặt trăng cất vào trong hộp nhưng ánh sáng của mặt trăng lại có thể chiếu sáng vào tận trong phòng bạn. Cũng như bạn yêu một người, bạn vẫn có thể có được người ấy mà không cần chiếm hữu và khiến người yêu trở thành một hồi ức vĩnh hằng trong cuộc sống.

Nếu bạn thật sự yêu một người, phải yêu con người thực của anh ta, yêu mặt tốt cũng yêu cả mặt xấu, yêu cái ưu điểm lẫn khuyết điểm, tuyệt đối không nên vì yêu anh ta mà hy vọng anh ta trở thành một con người như mình mong muốn, nếu anh ta không được như ý bạn thì mình không còn yêu anh ta nữa.

Yêu một người nào đó thật sự không nói ra được nguyên nhân vì sao yêu, bạn chỉ biết rằng, bất cứ lúc nào, tâm trạng tốt hay xấu thì bạn cũng đều mong muốn người ấy ở bên cạnh bạn, không một yêu cầu...Xa cách cũng là một thử nghiệm tình yêu, tình yêu chân chính sẽ chẳng bao giờ trở thành tình yêu oán hận.

Hai người yêu nhau, thích nhất là bắt bạn mình phải thề, phải hứa, tại sao chúng ta lại bắt đối phương làm như vậy, tất cả chỉ vì chúng ta không tin đối phương... làm gì có chuyện biển cạn đá mòn, trời loang đất lở, nếu có thì cũng không ai sống được đến ngày ấy ....

Trong tình yêu, nói là một lẽ, làm là một lẽ, người nói không dám tin điều mình nói và người nghe thì không tin điều mình nghe...

Bạn đã tìm được người thứ mấy cho cuộc đời của bạn ?

Nguồn: may4phuong

 
Những trái tim nhỏ

Cậu bé nằm vùi trên giường. Nó buồn bã nghĩ đến căn bệnh của mình. Hơn một năm rồi nó chưa rời khỏi chiếc giường. Cuộc sống như ngưng đọng lại giữc bốn bức tường. Nó nhìn lên trần nhà, vẫn một màu vôi vô tri. Nó ước ao được chạy nhảy như bao đứa trẻ khác và suy nghĩ về những ước mơ của mình trước đây… Nó sẽ là một thủy thủ giỏi và được tới mọi miền trên thế giới để khám phá những điều kỳ diệu của cuộc sống… Nhưng không dược nữa rồi, đôi chân nó không còn cử động bình thường. Tháng ngày trôi qua, niềm hy vọng, mơ ước cứ nhỏ dần và nước mắt lăn dài trên gò má nó… Cho đến một sáng kia, nó ngạc nhiên khi nghe tiếng lích chích của bầy sẻ nâu trên mái nhà. Qua khe cửa, nó nhìn thấy những đốm trắng nhảy múa lung linh. Nó nhích dần ra mép giường một cách khó nhọc và mở toang cửa sổ. Chao ôi! Thật kỳ diệu, cả một khu vườn hoa rực rỡ và ánh nắng ấm áp của mùa xuân ùa vào phòng. Những con sẻ nâu đang say sưa với bầy đàn bằng tiếng ríu ran, ríu rít đến kỳ lạ. Thì ra cuộc sống bên ngoài tươi đẹp ở ngay đây chứ đâu cần phải băng qua các đại dương xa xôi, thế mà nó chưa được khám phá. Nó cất tiếng hát hòa cùng đàn sẻ nâu và đôi mắt rạng ngời những tia hy vọng.

Nhiều năm sau, khi đã trở thành một giọng ca tài danh và dẫu phải ngồi trên xe lăn, cậu vẫn nhớ đến điều kỳ diệu của ngày xưa và không bao giờ quên nhắc đến tiếng lích chích của loài chim sẻ nâu.

Đôi khi, những giấc mơ của chúng ta vì một lý do nào đó không thể thực hiện được. Bạn đừng vội buồn nản. Vì cuộc sống quanh bạn vẫn còn nhiều điều thú vị khác. Khi nhận ra điều nầy, bạn sẽ khám phá ra khả năng tiềm tàng mới của mình. Mỗi con người có thể làm tốt không phải duy nhất một việc. Điều quan trọng là nhận ra cuộc sống trong hoàn cảnh nào cũng có ý nghĩa.
 
Hãy nhìn lại cuộc sống

Bạn nhút nhát, bạn ngại giao tiếp với đám đông vì cho rằng mình không xinh đẹp, không trắng trẻo như một số cô gái khác .

Bạn tự cho rằng mình sinh ra dưới một ngôi sao xấu , rồi bạn tự thu mình lại cái vỏ ốc của sự cộc cằn , ích kỷ .

Bạn buồn vì gia đình nghèo , xấu hổ khi bạn bè trong lớp được đưa đón bằng các loại xe đời mới ; còn bạn phải tự đến trường trên chiếc xe đạp cọt kẹt , cũ mèm. rồi bạn chán nản, đâm ra thù ghét mọi người .

Bạn cho rằng mình là người bất hạnh nhất trần gian vì bị cha bỏ rơi để bạn và mẹ bạn bị mọi người chê cười . bạn hận với bản thân, với gia đình . rồi bạn đổ lỗi, căm giận người cha và chê trách người mẹ đã sinh ra bạn ...
Một đêm nọ , bạn ra bờ sông , bạn muốn giải thoát khỏi sự xấu hổ và nhấn chìm ngôi sao định mệnh của bạn xuống dòng sông lạnh .

Gần đấy , có một “ngôi sao” khác đang toả ra ánh sáng yếu ớt . “ngôi sao” ấy cũng đen đúa xấu xí ; “ ngôi sao” ấy không được đến trường mà phải bươn chải kiếm sống bằng từng tờ vé số ; “ ngôi sao” ấy đang mơ ước có được đôi tay ấm áp của mẹ ...

Hãy nhìn “ ngôi sao” đó và nhìn lại ngôi sao của bạn ... ngôi sao của bạn vẫn đang toả sáng , một ánh sáng hiền hoà . bạn dã được hạnh phúc hơn nhiều “ ngôi sao” khác vì bạn đã được mặc áo dài đi học , may mắn được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ ...

Lời cuối :
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải biết nhìn xuống để thông cảm, xẻ chia cùng mọi người và tìm nguồn vui , hạnh phúc cho bản thân . Không nên lúc nào cũng nhìn lên để rồi tự ti , oán ghét cuộc đời và thù hằn số phận .
 
Hãy là chính mình

Hãy là chính mình
Lương tâm, sự trung thực, sự liêm khiết : đó là ba giá trị để đối diện với tương lai.

Đối với ông bà nội của tôi, người ta hoặc là sống trung thực hoặc là không. Ông bà đã cho gắn lên tường phòng khách câu châm ngôn sau đây: “Cuộc đời như một cánh đồng phủ đầy tuyết mới; mỗi bước chân của ta sẽ lộ ra con đường ta đi”.

Bằng vào bản năng của mình, họ đã hiểu rằng sống liêm khiết, đó là có một ý thức đạo đức và ý thức nầy không biến đổi theo lợi ích hay hoàn cảnh nào. Sự liêm khiết là một chuẩn mực cá nhân cho phép tự đánh giá cách ứng xử của mình. Tiếc thay, phẩm chất nầy mỗi ngày mỗi hiếm đi.

Thế mà sự liêm khiết lại quan trọng cho mọi tầng lớp xã hội, và chúng ta cần phải tự đòi hỏi cho bản thân mình.

Một phương cách tốt để đánh giá sự trung thực của mình là tuân giữ điều mà tôi gọi là “Tam giác liêm khiết”, dựa trên ba nguyên tắc sau đây:

Bảo vệ các xác tín của mình bằng mọi giá. Lấy ví dụ về một nữ y tá bắt đầu ngày làm việc đầu tiên giữa một nhóm bác sĩ phẫu thuật của một bệnh viện nổi tiếng. Cô chịu trách nhiệm về các dụng cụ và thiết bị trong ca phẫu thuật vùng bụng. Cô nói với bác sĩ:
- Bác sĩ chỉ lấy ra 11 miếng bông thấm, trong khi chúng ta đã dùng đến 12 miếng. Chúng ta cần phải tìm ra miếng còn lại.

Bác sĩ đáp:
- Tôi đã lấy ra hết rồi. Giờ thì chúng ta bắt đầu may lại vết mổ.
- Bác sĩ không được làm như thế - cô y tá nghiêm giọng - Hãy nghĩ đến bệnh nhân.
Với nụ cười trên môi, bác sĩ nhón chân lên và chỉ cho cô y tá miếng bông thứ 12. Rồi ông nói với cô:
- Tôi tin rằng cô sẽ trở nên xuất sắc trong nghề nầy.

Khi bạn biết chắc mình có lý, hãy giữ vững lập trường của mình.

Luôn nhìn nhận giá trị đúng đắn của người khác. Bạn đừng sợ những người có ý tưởng hay hơn bạn hoặc những người xem ra thông minh hơn bạn. Đây là nguyên tắc mà David Ogilvy, người sáng lập công ty quảng cáo nổi tiếng Ogilvy and Mather, đã nhắc nhở các cán bộ lãnh đạo mới.

Ông tặng mỗi người một con búp bê Nga, bên trong có năm hình nhân nhỏ dần. Trong hình nhân bé nhất ông đặt một tờ giấy có ghi mấy hàng chữ: “Nếu mỗi người trong chúng ta chọn những người cộng sự nhỏ hơn mình, chúng ta sẽ trở nên một công ty của những người lùn.
Nhưng nếu chúng ta chọn những người cộng sự lớn hơn mình, thì lúc ấy Ogilvy and Mather sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ”.

Và quả thật, Ogilvy and Mather đã trở thành một trong những công ty lớn nhất và được kính trọng nhất thế giới.

Hãy trung thực với chính mình và chấp nhận nhân cách của mình. Khi người ta thiếu các giá trị chính yếu, người ta có xu hướng dựa vào các yếu tố bên ngoài - dáng dấp - để tự trấn an. Người ta sẽ hành động vì dáng dấp bề ngoài ấy chứ không phải vì sự phát triển của phẩm chất cá nhân.

Do đó hãy là chính mình. Đừng bao giờ che đậy các mặt yếu kém trong nhân cách của mình.
Hãy nhìn thẳng vào thực tế và trước các thử thách hãy hành động như một người trưởng thành.

Sự tự trọng và một lương tâm trong sáng: đó là các thành tố chủ yếu của sự liêm khiết. Đó cũng chính là những phẩm chất thiết yếu nếu như ta muốn cải thiện mối quan hệ với người khác.

Một cuộc sống có nguyên tắc không hạ mình trước sức cám dỗ của thứ đạo đức dễ dãi, sẽ luôn dành phần thắng. Cuộc sống đó sẽ dẫn đường cho chúng ta mà không cần phải xem xét lại xem ta có đang đi đúng đường hay không.
 
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải biết nhìn xuống để thông cảm, xẻ chia cùng mọi người và tìm nguồn vui , hạnh phúc cho bản thân . Không nên lúc nào cũng nhìn lên để rồi tự ti , oán ghét cuộc đời và thù hằn số phận .

ừm :hell_boy: mình là số 1 :burn_joss_stick:
 
Trở thành một người như thế

[Flash]https://video.zing.vn/player/flvPlayer.swf?autoplay=false&xmlFile=7ZFOFZI^^8c649ba5d7af10a62d25e4130ec9dbb4&embed=1[/Flash]
 
Lời khuyên dành cho cuộc sống

Cho nhiều hơn người ta mong đợi bạn và hãy làm điều đó một cách hăng hái.

* Đừng tin tất cả những gì bạn nghe, đừng tiêu xài tất cả những gì bạn có và đừng ham làm tất cả những gì bạn muốn.

* Đừng bao giờ cười cợt giấc mơ của người khác. Một khi không có ước mơ, người ta không có gì cả.

* Hãy yêu thương say đắm và nồng nhiệt. Có thể bạn sẽ bị tổn thương nhưng đó là cách để bạn sống trọn vẹn cuộc sống nầy.

* Hãy tự học cách nói chậm rãi nhưng suy nghĩ nhanh chóng.

* Luôn nhớ rằng những tình yêu lớn và những thành công lớn bao giờ cũng bao gồm những rủi ro lớn.


* Luôn theo nguyên tắc 3T: tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và trách nhiệm với tất cả những gì bạn làm.

* Luôn luôn đón nhận sự thay đổi, nhưng đừng bao giờ đánh mất giá trị của mình.

* Chia sẻ kiến thức của bạn với người khác. Đó là cách tốt nhất để ghi nhớ nó.

* Hãy nhớ rằng không đạt được những gì bạn muốn đôi khi lại là một điều tốt.

* Hãy nhớ mối quan hệ bền vững nhất là mối quan hệ mà tình yêu bạn dành cho người đó cao hơn những gì bạn cần ở họ.

* Hãy đánh giá thành công của bạn bằng những cái mà bạn phải bỏ ra để đạt được thành công đó.

 
[/SIZE][/COLOR][/FONT]
* Hãy yêu thương say đắm và nồng nhiệt. Có thể bạn sẽ bị tổn thương nhưng đó là cách để bạn sống trọn vẹn cuộc sống nầy.
* Luôn nhớ rằng những tình yêu lớn và những thành công lớn bao giờ cũng bao gồm những rủi ro lớn.
* Chia sẻ kiến thức của bạn với người khác. Đó là cách tốt nhất để ghi nhớ nó.

=> Mình thấy mấy câu này hay quá! Thanks!
 
Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bạn ngủ say, tôi sẽ giữ bạn thật chặt và nguyện cầu Thượng Đế giữ gìn tâm hồn bạn.

Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng tôi thấy bạn bước ra ngoài, tôi sẽ ôm chặt lấy bạn, hôn bạn thật kêu và gọi bạn quay về.

Nếu tôi biết đó là lần cuối cùng tôi nghe thấy tên bạn được xướng lên trong lời ca tụng – chúc mừng, tôi sẽ lưu lại từng lời nói, hành động của bạn trong những cuộn băng video và sẽ xem đi xem lại chúng nhiều ngày.

Nếu tôi biết rằng đó là lần cuối cùng để tôi có thể dành một hoặc hai phút còn sót lại, tôi sẽ dừng lại và nói “Mình yêu thương, quý bạn lắm!”, dù bạn ra vẻ bạn dư biết điều đó.

Ngày mai sẽ tạo nên sự quên lãng, đó là một điều chắc chắn; và chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội thứ hai để làm đúng mọi việc.

Có nhiều cách để nói lời yêu thương và nhiều cơ hội để chứng tỏ rằng chúng ta có thể làm được tất cả mọi việc.

Chỉ trong trường hợp tôi trở nên lầm lẫn và ngày hôm nay là tất cả những gì tôi có, tôi sẽ nói rằng tôi yêu thương, quý mến bạn đến dường nào.

Tôi hy vọng sẽ không bao giờ quên rằng ngày mai đã được hứa dành cho một người và ngày hôm nay có thể là lần cuối cùng bạn có cơ hội được ôm người bạn yêu thương thật chặt vào lòng.

Nếu bạn đang chờ đến ngày mai, tại sao lại không thực hiện mọi thứ ngay trong hôm nay? Bởi nếu ngày mai không bao giờ tới, bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều vì đã không dành những phút giây hiếm hoi còn lại để sẻ chia một nụ cười, một cái ôm hay một nụ hôn và rằng bạn đã quá bận rộn để tặng ban những gì có thể giúp ước mơ của một người thành sự thật.

Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì thầm vào tai họ, nói với họ rằng bạn yêu thương họ nhiều như thế nào và rằng sẽ luôn giữ hình ảnh thân yêu của họ.

Hãy dành thời gian để nói “Mình xin lỗi!”, “Tha thứ cho mình nhé!”, “Cảm ơn”, hay “Không sao! Mọi việc sẽ ổn cả thôi!”. Và nếu ngày mai không bao giờ đến, bạn sẽ không phải hối tiếc về ngày hôm nay một khi bạn đã nói những lời trên.

Hãy biết xin lỗi và bắt đầu lại và nói với những người thương yêu bạn rằng bạn cũng yêu thương họ rất nhiều!
 
Hãy sống hết mình hôm nay bởi ngày mai bạn có thể chết.

Ngày mai mới chỉ là ngày đầu tiên của chuỗi ngày còn lại trong đời bạn. Bạn có nhiều dự đinh cho ngày mai. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ngày mai không đến? Vì vậy, hãy ghi nhớ câu nói này: “Hãy sống hết mình hôm nay vì có thể ngày mai bạn sẽ chết”.

Bạn không hề an toàn đâu. Tử thần luôn rình rập bạn. Tai nạn giao thông, động đất, bệnh tật,… đe dọa bạn ở mọi nơi. Bạn không thể biết được khi nào bạn lìa đời. Vậy nên nếu bây giờ bạn có đặt mình vào hoàn cảnh bên bờ vực của cái chết, điều đó cũng không phải là ngớ ngẩn lắm đâu. Cái quan trọng là điều này sẽ làm bạn nhận ra được nhiều việc.

“Cái chết”- cụm từ nghe thật sắc nhọn và lạnh lẽo. Ít ai trong chúng ta dám nói “Tôi không sợ chết”. Nó không đơn giản chỉ là nỗi đau đớn về thể xác. Vấn đề là chúng ta để lại được gì cho cuộc đời. Liệu có những ai khóc thương ta? Liệu cuộc sống có bị xáo trộn gì không nếu ta mất đi? Dĩ nhiên bạn không muốn mình chỉ là một gợn sóng thoáng qua dòng đời rồi mất tăm. Ít ra phải có gì đó chứng minh là bạn đã từng sống, từng yêu thương và được yêu thương, chứng minh là mọi người rất đau khổ khi mất một người quan trọng như bạn. Vậy bạn phải làm gì đây để điều đó xảy ra nếu bạn… lỡ có chết thật?

Một nghịch lí của hầu hết chúng ta là đến lúc gần chết rồi mới bắt đầu hối tiếc, mới chiêm nghiệm lại, nghiêm khắc với bản thân và khát khao muốn cống hiến. Vậy sao ta không làm việc đó ngay bây giờ? Khi chúng ta ra đời, mọi người xung quanh cười, còn ta khóc. Phải sống sao cho khi chúng ta chết đi, mọi người khóc, còn ta cười. Hãy suy nghĩ xem nếu ngày mai không đến thì bây giờ bạn sẽ làm gì để có thể cười được, để bạn hài lòng với cuộc sống của mình. Câu trả lời là cứ sống hết mình theo đúng nghĩa bạn hiểu. Nhưng đừng chỉ hết mình cho bản thân để biến mất khỏi cuộc đời như những hạt bụi vô danh, phủi là bay đi. Hãy nghĩ đến gia đình, bạn bè, cho xã hội, bạn sẽ được mãi mãi khắc sâu trong trái tim những người đang sống. Những gì làm được hôm nay thì cứ làm đi, đừng để đến ngày mai vì có thể cơ hội của bạn sẽ chẳng còn nữa đâu. Nói lời yêu thương thật nhiều. Tha thứ và xin tha thứ. Đi đến những nơi chưa đến. Tận hưởng niềm hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Nếu vậy thì “ngày cuối cùng” của bạn luôn rực rỡ và đáng là “ngày cuối cùng”. Cứ dần dần đi hết từng “ngày cuối cùng” đi, chuỗi những ngày cuối cùng của bạn sẽ thật trọn vẹn.

Đừng đợi dịp trả ơn cuộc đời cho đến những ngày cuối đời, vì bạn đâu biết khi nào ngày đó đến. Nên hiểu những ngọt ngào của cuộc sống, những nụ cười, niềm vui và cả những giọt nước mắt không phải là một điểm đến mà đó là một lộ trình luôn bên cạnh bước chân bạn. Hãy cảm nhận một cách sâu sắc nhất từng lộ trình của mình, để bất cứ lúc nào số phận đột ngột đẩy bạn ra khỏi con đường đời, bạn sẽ không phải ngoái nhìn điểm đến của mình trong nuối tiếc.
 
Tiếng vọng rừng sâu

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".


Sưu tầm
 
Nhưng đừng chỉ hết mình cho bản thân để biến mất khỏi cuộc đời như những hạt bụi vô danh, phủi là bay đi. Hãy nghĩ đến gia đình, bạn bè, cho xã hội, bạn sẽ được mãi mãi khắc sâu trong trái tim những người đang sống
hihi tôi ko muốn bị lãng quên đâu
 
"Nếu ai đó bảo nén hương là nhịp cầu nối giữa hai cõi âm dương, thì dăm ba manh áo, thoi vàng là sự nhớ nghĩ và quan tâm đến đói lạnh của nhau. Ăn miếng ngon nhớ tới người, mặc cái ấm nhớ tới người"
Mỗi năm, vào rằm tháng bảy, huynh đệ trong chùa tôi đều thành kính đọc Văn Chiêu hồn của cụ Nguyễn Du và khi đem mâm áo giấy đi đốt, nghĩ đến thân phận những cô hồn không người cúng tế, trong lòng càng cảm kích hơn đối với tình thương người của Cụ: "Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo. Của có chi bát cháo nén nhang. Gọi là manh áo thoi vàng. Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên. Ai đến đó dưới trên ngồi lại. Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu. Phép thiêng biến ít ra nhiều. Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sinh. Phật hữu tình từ bi phổ độ. Chớ ngại rằng có có chăng chăng...".

Tro tiền bay lên, ai nấy cảm nhận như từ trong cõi lạnh vắng các vong hồn đang trở về. Trong sự "cộng tồn" của hai cõi âm - dương, ai không thể sống trọn nghĩa tử nghĩa tận của mình với người đi trước? Huynh đệ tôi, người nghĩ bằng dạ và người nói bằng lời: "Cụ ơi, cụ theo lời văn chiêu hồn về với những tu sĩ vô danh tiểu tốt chúng con Cụ nhé! Lễ bạc lòng thành, chúng con chẳng có gì ngoài manh áo giấy và một ít tiền vàng. Văn ấy là tình thương đời của Cụ, áo ấy là nhớ tưởng của người đời sau chúng con. Chúng con nghĩ Cụ đã siêu việt luân hồi, nhưng giữa cõi sống và cõi chết mong manh như tơ tóc, ở cái kiếp phù sinh như hình bào ảnh này, người đời sau như chúng con vẫn kính nhớ Cụ. Xin Cụ nhận cho chúng con của một chút này cũng chỉ là 'làm duyên' thôi ạ!".

Mùa Vu lan năm nay, tôi có nói với sư đệ: "Đến rằm tháng bảy, nhớ nhắc nhau mua đốt biếu Cụ Nguyễn Du vài bộ khăn đống áo dài, đừng 'tiền vàng' gì cả". Sư đệ của tôi bảo rằng: "Người ta đang phê phán ầm ầm chuyện đốt vàng mã trên báo chí, rằng cái đó Phật có dạy đâu mà làm...".

Tôi không bàn gì về vấn đề của báo chí nói, mà tôi chỉ nói với sư đệ tôi rằng: "Em đừng coi nhẹ văn hoá, vài bộ áo giấy thôi, nhưng cũng là tấm lòng cả đấy. Cúng đốt như thế nào còn tuỳ theo tâm lý và động cơ của mọi người".

hoavang1.jpg


Ước chi mỗi khi ai đó tưởng nhớ đến người quá cố, xin hãy nghĩ về cái tâm đã tạo của họ mà làm, chứ không phải bằng tâm vị kỷ, bằng sự phô trương cúng lễ để cầu mong sự phù hộ độ trì một cách phù phiếm. Ảnh VNE

Những năm gần đây, người Việt du nhập và vồ vập với không ít những lễ hội đến từ bên ngoài, mức độ đánh giá về nó cũng khác nhau theo cách cảm nhận riêng. Thiết nghĩ, dân tộc nào đã hình thành quan niệm về hai cõi sống chết, thì với những hiện tượng tín ngưỡng, văn hoá dân gian cũng cần phải được nhìn nhận cho công bằng. Đối với người quá cố, cứ lấy một ví dụ về việc xây mộ to đẹp, chọn đất tốt để táng cho mả phát. Vậy có lời dạy nào của Đức Phật về chuyện này không? Thế mà từ bao đời nay, người ta vẫn xây mộ, thậm chí có nơi xây to như căn nhà thật để dành cho người chết. Nếu không nhìn ở hiện tượng văn hoá chung trên toàn thế giới về tưởng niệm người đã khuất bằng cách xây mộ cho người chết "ở", thì đó cũng là một việc làm "mê tín", lãng phí, khó có thể chấp nhận. Khách quan mà nói, dịch vụ hàng mã phát đạt trong mấy năm gần đây chính do sự bất thường của việc mở rộng không kiểm soát trong lĩnh vực tín ngưỡng. Từ đó, dẫn đến những hành vi cầu cúng giống như một cách để đổi chác danh lợi với thánh thần, với người đã khuất, chứ bản chất của sự thờ cúng, xét dưới khía cạnh văn hoá cũng là một hình thức trả ơn, là đạo lý. Ngày xưa, các vị vua phong kiến phong sắc cho các vị thiên thần, nhân thần cũng không ngoài việc trả ơn cho họ để người dân thờ cúng quanh năm; tôn vinh công trạng của họ, thần thánh hoá họ cũng không ngoài việc khuyến khích cái trí, cái dũng, cái thiện của người dân.

Người viết bài này không hề có bất cứ ủng hộ nào với việc rải tiền giấy khắp đường khi đưa tang, và cũng không hề cảm tình gì với việc mua sắm đủ thứ vật dụng đồ mã như nhà cửa, xe cộ, máy bay, người hầu... giống như thật để đốt cho người đã khuất. Nhưng tại sao một vài manh áo, một vài thoi vàng, cộng với tấm lòng thành lại không đầy đủ ý nghĩa văn hoá và cả những giá trị nhân văn đằng sau nó?

Thử hình dung, nếu đến dịp tưởng niệm người chết, người ta chỉ chăm chăm với cỗ bàn, bia rượu, đánh chén no say, thậm chí sau khi men rượu ngấm vào còn xảy ra nhiều những tiêu cực, xáo trộn trong gia đình, thử hỏi việc cúng giỗ ấy có còn ý nghĩa tốt đẹp gì không?

Chính bản thân tôi, từng khuyên người thân trong gia đình của mình không nên đốt vàng mã một cách tốn kém trong các dịp cúng giỗ, nhưng tôi không có ý định bảo rằng phải loại bỏ nó ra khỏi đời sống gia đình chỉ vì không có kinh Phật nào dạy như vậy. Mẹ tôi cũng rất ý thức xem lòng thành mới là điều quan trọng, nên sắm lễ rất chừng mực. Có người đã nhầm lẫn, thậm chí vội vàng khi gạt bỏ hiện tượng tín ngưỡng trên ra khỏi văn hoá Phật giáo. Thực tế, đó là những nét tín ngưỡng từ lâu đã gắn kết với văn hoá Phật giáo và hoà hợp với văn hoá Phật giáo.

Không phải bất cứ những gì thuộc về văn hoá Phật giáo đều phải là những điều có trong kinh điển, hay được Đức Phật nói ra. Phật giáo du nhập vào mỗi quốc gia thì chính nó phần nào đã dần tách khỏi những yếu tố gốc ban đầu để dung hội với tín ngưỡng bản địa. Những hình thức Phật giáo quyền năng như xây chùa, tạo tượng, cúng tế, cầu siêu, bạt độ giải oan... đâu hoàn toàn có trong kinh điển Phật giáo.

Tôi có người cậu ruột, cậu tôi rất quan tâm đến việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, trong bất cứ dịp cúng giỗ nào, cơm canh có thể thiếu thứ này thứ kia, nhưng đĩa trầu cau, vài xấp quần áo giấy, vài đinh vàng âm phủ, vài bó hương, vài đĩa hoa thì không bao giờ được thiếu. Vì tâm thức luôn coi việc đó là có ý nghĩa với ông bà, nên mỗi khi có giỗ ông bà, cậu mợ tôi đều đi chọn mua một vài bộ quần áo. Cậu tôi cho rằng cái đó mà thiếu trong dịp lễ giỗ là có lỗi, vì cỗ bàn cúng xong, người sống hưởng, người chết "có được gì"?

Sau này cậu tôi mắc bệnh nan y, khi gần mất, có dặn lại mợ tôi đừng làm gì tốn kém, chỉ cần đến ngày giỗ đốt cho một ít quần áo là được rồi. Lúc đó, tôi nghĩ đến câu "nhất thiết duy tâm tạo" trong kinh Hoa Nghiêm, người cậu của tôi đã tạo ra cái tâm cúng ông bà và căn dặn mợ tôi đừng làm gì cầu kỳ, tốn kém chỉ cần đốt cho vài bộ quần áo và ít tiền giấy là được. Chính cái "tâm tạo" ấy mà tôi cho rằng cậu tôi sẽ "nhận" được những gì mà mợ tôi đốt xuống. Ai không có cái tâm tạo ấy thì giấy chỉ là giấy không hơn không kém. Để thì hòn đất mà cất thì thành ông Bụt. Hơn nữa, với cái ân nghĩa vợ chồng bao năm, nay âm dương đôi ngả, việc làm đó không phải không có ý nghĩa.

dotvangma.jpg


Nếu ai đó bảo nén hương là nhịp cầu nối giữa hai cõi âm dương, thì dăm ba manh áo, thoi vàng là sự nhớ nghĩ và quan tâm đến đói lạnh của nhau. Ảnh: Anhpt.com


Sau tôi mới dần hiểu ra, cũng như một số hình thức táng người chết của Tây Tạng, nhiều khi phải phơi xác cho chim ăn, bởi lúc sống họ luôn nghĩ làm vậy thì mới được siêu thoát, vì thế lúc chết, ai không làm như vậy với họ mới chính là không thương họ. Nhưng nếu áp dụng vào văn hoá người Việt thì quả là bất nhẫn. Khó có thể so sánh sự cao thấp văn hóa khi cả hai dân tộc Tạng và Việt đều ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo. Các vùng đất giàu truyền thống Phật giáo như Nhật Bản, Tây Tạng, Đài Loan đều có phong tục đốt vàng mã, phong tục này đi song song với việc thờ cúng người quá cố. Các vùng đất ấy đạo Phật phổ biến, nhưng đâu phải ai cũng có đủ bản lĩnh siêu thoát để bước ra khỏi cái nhân gian tình người, luôn lấy "duyên" làm sự bén rễ này. Nhân gian luôn có nhiều gam màu sắc, nhưng thương yêu vẫn là màu đậm nhất để nhận biết sự hơn hẳn của con người.

Hình ảnh mợ tôi cầm vài bộ quần áo giấy, vừa đốt vừa ngùi ngùi thủ thỉ với người cậu đã khuất của tôi, xem như cậu tôi đang còn sống, đã thế còn không quên mua thêm một ít để đốt cho những người không ai thờ cúng, không nơi nương tựa đang "ngụ" ở chung quanh khu đất ấy, thực sự mang đến cho tôi không ít niềm trắc ẩn. Nếu ai đó bảo nén hương là nhịp cầu nối giữa hai cõi âm dương, thì dăm ba manh áo, thoi vàng là sự nhớ nghĩ và quan tâm đến đói lạnh của nhau. Ăn miếng ngon nhớ tới người, mặc cái ấm nhớ tới người, để không quên những lúc đói lòng, những khi giá buốt mà tình chồng nghĩa vợ đã san sẻ cho nhau. Đó là một nét đẹp văn hoá. Chính vì cảm nhận nét đẹp văn hoá ấy, nhìn cảnh người người đổ xô đi mua sắm đồ mã giống như nhà thật, xe thật để phô trương mà càng cảm thấy buồn cho người Việt mình. Ước gì dân mình đều biết nghĩ như cụ Nguyễn Du "Gọi là manh áo thoi vàng, giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên".

Sự hoá giải lớn nhất của Phật giáo cho hiện tượng văn hoá "đốt mã" này không đến từ sự lên án, tẩy chay, mà đến từ lời Văn Chiêu hồn của cụ Nguyễn Du. Cụ đã hiểu "phép Phật thần thông quảng đại", nên mới nhắn nhủ các vong linh rằng: "Ai đến đó dưới trên ngồi lại. Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu. Phép thiêng biến ít ra nhiều. Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sinh". Lời văn ấy đã xoá đi cái ranh giới của thân phận giàu nghèo, xoá đi cái tâm lý giành giật chen trước ngồi trên. Vì đã có phép thiêng biến ít ra nhiều, chia đều một cách bình đẳng, thì còn ngại gì việc mình không có phần, ngại gì mình đến trước đến sau, và người sống cũng còn lý do gì để tranh nhau mua những thứ đồ vàng mã đắt tiền, thực tế chỉ để làm đầy túi người kinh doanh mà thôi.

Có bốn điều mà cá nhân tôi liên tưởng ra trong hành động đốt tiền vàng giấy cho người quá cố (chắc trong dân gian còn có điều thứ năm, thứ sáu... và còn nhiều điều phải tranh luận nữa), đó là: sự lo sợ người thân sẽ phải đói lạnh và mong muốn họ được đầy đủ như mình; gián tiếp tạo nên hay khuyến khích phẩm chất nhớ ơn, biết ơn trong gia đình; hướng đến những ứng xử nhân quả trong việc thờ cúng tổ tiên; biết lo nghĩ đến đói khổ của người khác (dù là người khuất bóng) không kể thân sơ thì cũng làm tăng trưởng lòng từ bi hỷ xả, không bòn xẻn. Bốn điều ấy chắc chắn sẽ tác động không nhỏ vào đời sống thực tiễn hàng ngày.

Văn hoá là như vậy chứ đâu. Sự giao thoa của đạo Phật và văn hoá bản địa cũng có bao giờ đi ra ngoài những ứng xử nhân văn như vậy đâu? Tôi nghĩ, cụ Nguyễn Du đã tận hết sự thương người. Trong tiết tháng bảy mưa rầm sùi sụt, một vài manh áo, thoi vàng được đốt lên, người dưới kia tin chắc lòng sẽ ấm lên nhiều lắm. Xin đừng vội lên tiếng mạt sát, hay chợt nhìn vào một vài sự thái quá của nó mà vội đẩy nó ra khỏi mình, vội xem nó như là cái gì đó mê tín, tệ đoan ghê gớm.

Tình thương người của cụ Nguyễn Du sở dĩ thấu suốt đến nghìn đời, vì Cụ đã nhìn đời bằng con mắt của đời. Ước chi mỗi khi ai đó tưởng nhớ đến người quá cố, xin hãy nghĩ về cái tâm đã tạo của họ mà làm, chứ không phải bằng tâm vị kỷ, bằng sự phô trương cúng lễ để cầu mong sự phù hộ độ trì một cách phù phiếm.

Một năm có vài ba dịp, bỏ ra vài ba đồng tiền thật để mua một chút "của làm duyên", dùng tâm từ mà đốt thì còn ngại gì âm dương cách biệt...

Mong ai đó đừng tiếp tục để sự phô trương núp danh phong tục truyền thống. Cũng mong ai đó đừng vội đuổi nó như đuổi tà, bởi chính cái tâm lý phủi đẩy người khác để đề cao mình mới đáng sợ trong đời sống ứng xử văn hoá, tận diệt văn hoá.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top