Phương trình đường thẳng

NguoiDien

Người Điên
Xu
0
PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG TRONG MẶT PHẲNG


Đường thẳng trong mặt phẳng

I.Phương trình tổng quát của đường thẳng:

A.Các kiến thức cơ bản:

1. Phương trình tổng quát của đường thẳng có dạng:

\[ax+by+c=0\;(a^2+b^2\not=0)\]

\[\vec{n}=(a; b)\] là một vectơ pháp tuyến.

2. Đường thẳng đi qua điểm \[M(x_0; y_0)\] nhận vectơ \[\vec{n}=(a; b)\] làm vectơ pháp tuyến có phương trình:

\[a(x-x_0)+b(y-y_0)=0\]

3. Đường thẳng cắt trục \[Ox\] tại điểm \[A(a; 0)\] và \[Oy\] tại điểm \[B(0; b)\qquad (ab\not=0)\] có phương trình theo đoạn chắn:

\[\frac{x}{a}+\frac{y}{b}=1\].

4. Phương trình đường thẳng theo hệ số góc có dạng \[y=kx+b\], trong đó \[k=\tan\alpha\] với \[\alpha\] là góc giữa tia \[Mt\] (phần của đường thẳng nằm phía trên \[Ox\]) với tia \[Mx\].

5. Đường thẳng qua điểm \[M(x_0; y_0)\] và có hệ số góc \[k\] sẽ có phương trình:

\[y-y_0=k(x-x_0)\]

6. Vị trí tương đối của hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng \[\Delta_1:\quad a_1x+b_1y+c_1=0\] và \[\Delta_2:\quad a_2x+b_2y+c_2=0\]. Toạ độ giao điểm của \[\Delta_1\] và \[\Delta_2\] là nghiệm của hệ:

\[\left{ a_1x+b_1y+c_1=0\\ a_2x+b_2y+c_2=0 \]
a) Nếu \[\frac{a_1}{a_2}=\frac{b_1}{b_2}=\frac{c_1}{c_2}\] thì \[\Delta_1\equiv\Delta_2 \]

b) Nếu \[\frac{a_1}{a_2}=\frac{b_1}{b_2}\neq\frac{c_1}{c_2}\] thì \[\Delta_1\parallel\Delta_2 \]

c) Nếu \[\frac{a_1}{a_2}\neq\frac{b_1}{b_2}\] thì \[\Delta_1\] cắt \[\Delta_2 \].

Đường thẳng đi qua giao điểm của \[\Delta_1\] và \[\Delta_2\] có dạng:

\[\lambda (a_1x+b_1y+c_1)+\mu (a_2x+b_2y+c_2)=0\]

B. Bài tập:

Bài 1:

Viết phương trình các đường cao của tam giác \[ABC\] biết \[A(-1; 2),\quad ;B(2; -4),\quad ;C(1; 0)\].

Baì 2:

Viết phương trình các đường trung trực của tam giác \[ABC\] biết \[M(-1; 1),\quad ;N(1; 9),\quad ;P(9; 1)\] là các trung điểm của ba cạnh tam giác.

Bài 3:

Cho đường thẳng \[\Delta : ax+by+c=0 \]. Viết phương trình đường thẳng \[\Delta '\] đối xứng của đường thẳng \[\Delta\]:

a) Qua trục hoành.

b) Qua trục tung.

c) Qua gốc toạ độ.

Bài 4:

Cho điểm \[A(1; 3)\] và đường thẳng \[\Delta : x-2y+1=0\]. Viết phương trình đường thẳng đối xứng với \[\Delta\] qua \[A\].

Bài 5:

Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau:

a) \[d_1:\quad 2x-5y+6=0\] và \[d_2:\quad -x+y-3=0\]

b) \[d_1:\quad -3x+2y-7=0\] và \[d_2: 6x-4y-7=0\]

c) \[d_1:\quad \sqrt{2}x+y-3=0\] và \[d_2:\quad 2x+\sqrt{2}y-3\sqrt{2}=0\]

d) \[d_1:\quad (m-1)x+my+1=0\] và \[d_2: 2x+y-4=0\]

Bài 6:

Biện luận vị trí tương đối của hai đường thẳng sau theo \[m\]

\[\Delta_1:\quad 4x-my+4-m=0\]

\[\Delta_2:\quad (2m+6)x+y-2m-1=0\]

Bài 7:

Cho điểm \[A(-1; 3)\] và đường thẳng \[\Delta:\quad x-2y+2=0\]. Dựng hình vuông \[ABCD\] sao cho hai điểm \[B, C\] nằm trên \[\Delta\] và các toạ độ của đỉnh \[C\] đều dương.

a) Tìm toạ độ các đỉnh \[B, D, C\].

b) Tính chu vi và diện tích của hình vuông \[ABCD\].

Bài 8:

Chứng minh rằng diện tích \[S\] của tam giác tạo bởi đường thẳng \[\Delta:\quad ax+by+c=0\] (với \[a, b, c\neq 0\]) với các trục toạ độ được tính bởi công thức: \[S=\frac{c^2}{2|ab|}\].

Bài 9:

Lập phương trình đường thẳng \[\Delta\] đi qua \[P(6; 4)\] và tạo với hai trục toạ độ một tam giác có diện tích bằng 2.

Bài 10:

Lập phương trình đường thẳng \[\Delta\] đi qua \[Q(2; 3)\] và cắt các tia \[Ox, Oy\] tại hai điểm \[M, N\] khác điểm \[O\] sao cho \[OM+ON\] nhỏ nhất.

Bài 11:

Cho điểm \[M(a; b)\] với \[a>0, b>0\]. Viết phương trình đường thẳng đi qua \[M\] và cắt các tia \[Ox, Oy\] tại hai điểm \[A, B\] sao cho tam giác \[OAB\] có diện tích nhỏ nhất.

Bài 12:

Cho đường thẳng \[d_1:\quad 2x-y-2=0, \qquad d_2:\quad x+y+3=0\] và điểm \[M(3; 0)\].

a) Tìm toạ độ giao điểm của \[d_1\[ và \[d_2\].

b) Viết phương trình đường thẳng \[\Delta\] đi qua \[M\], cắt \[d_1, d_2\] lần lượt tại hai điểm \[A, B\] sao cho \[M\] là trung điểm đoạn \[AB\].

Bài 13:

Cho tam giác \[ABC\] có \[A(0; 0), B(2; 4), C(6; 0)\] và các điểm \[M\] trên cạnh \[AB\], \[N\] trên cạnh \[BC\], \[P\] và \[Q\] trên cạnh \[AC\] sao cho \[MNPQơ/tex] là hình vuông.

Tìm toạ độ các điểm \[M, N, P, Q\].
 
PHƯƠNG TRÌNH THAM SỐ CỦA ĐƯỜNG THẲNG


II. Phương trình tham số của đường thẳng:

A. Các kiến thức cơ bản:


1. Đường thẳng đi qua điểm \[M(x_0; y_0)\] và nhận vectơ \[\vec{u}(a; b)\] làm vectơ chỉ phương có phương trình tham số:

\[\left{ x=x_0+at\\y=y_0+bt\]

2. Đường thẳng đi qua điểm \[M(x_0; y_0)\] và nhận vectơ \[\vec{u}(a; b)\] (với \[ab\not=0\]) làm vectơ chỉ phương có phương trình chính tắc:

\[\frac{x-x_0}{a}=\frac{y-y_0}{b}\]

3. Đường thẳng đi qua hai điểm \[M(x_1; y_1)\] và \[N(x_2; y_2)\] có phương trình:

\[ \frac{x-x_1}{x_1-x_2}=\frac{y-y_1}{y_1-y_2}\]

với quy ước rằng nếu mẫu bằng \[0\] thì tử cũng bằng \[0\].

Chú ý: Khi \[a=0\] hoặc \[b=0\] thì đường thẳng không có phương trình chính tắc.

B. Bài tập:

Bài 14:

Viết phương trình tổng quát của các đường thẳng sau:

a) \[\left{ x=1-2t \\ y=3+t\]

b) \[\left{ x=2+t \\ y=-2-t\]

c) \[\left{ x=-3 \\ y=6-2t\]

d) \[\left{ x=-2-3t \\ y=4\]

Bài 15:

Viết phương trình tham số của các đường thẳng sau:

a) \[3x-y-2=0\]

b) \[-2x+y+3=0\]

c) \[x-1=0\]

d) \[y-6=0\]

Bài 16:

Lập phương trình tham số và phương trình chính tắc (nếu có) của đường thẳng \[d\] trong các trường hợp sau:

a) \[d\] đi qua \[A(-1; 2)\] và song song với đường thẳng \[5x+1=0\]

b) \[d\] đi qua \[B(7; -5)\] và vuông với đường thẳng \[x+3y-6=0\]

c) \[d\] đi qua \[C(-2; 3)\] và có hệ số góc \[k=-3\]

d) \[d\] đi qua hai điểm \[M(3; 6)\] và \[N(5; -3)\].

Bài 17:

Cho hai đường thẳng

\[d_1:\quad \left{ x=x_1+at\\y=y_1+bt\]



\[d_2:\quad \left{ x=x_2+cs\\y=y_2+ds \]

(\[x_1, x_2, y_1, y_2\] là các tham số). Tìm điều kiện của \[a, b, c, d\] để hai đường thẳng \[d_1\] và \[d_2\]:

a) Cắt nhau

b) Song song

c) Trùng nhau

d) Vuông góc với nhau

Bài 18:

Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau và tìm toạ độ giao điểm của chúng (nếu có):

a) \[\Delta_1:\quad \left{ x=1+2t\\y=-3-3t \]



\[\Delta_2:\quad 2x-y-1=0\]

b) \[\Delta_1:\quad \left{ x=-2t\\y=1+t \]



\[\Delta_2:\quad \frac{x-2}{4}=\frac{y-3}{-2}\]

c) \[\Delta_1:\quad \left{ x=-2+t\\y=-t \]



\[\Delta_2:\quad \left{ x=4s\\y=2-s \]

d) \[\Delta_1:\quad \frac{x+2}{-1}=\frac{y+3}{5}\]



\[\Delta_2:\quad \frac{x-1}{2}=\frac{y+18}{-10}\]
 
Bài 1: Viết phương trình các cạnh của tam giác \[ABC\], biết \[A(1; 2)\] và phương trình hai đường trung tuyến là \[2x-y+1=0\] và \[x+3y-3=0\].

Bài 2:Tam giác \[ABC\] có \[C(4; 4)\], đường cao và trung tuyến kẻ từ đỉnh \[A\] có phương trình lần lượt là \[2x-3y+12=0\] và \[2x+3y=0\]. Viết phương trình các cạnh của tam giác \[ABC\].

Bài 3: Viết phương trình các cạnh của tam giác \[ABC\], biết \[A(2; -4)\] và phương trình các đường phân giác của các góc \[B, C\] lần lượt là \[x+y-2=0\] và \[x-3y-6=0\].

Bài 4: Cho các điểm \[A(1; 0), B(-2; 4), C(-1; 4), D(3; 5)\]. Tìm tập hợp các điểm \[M\] sao cho diện tích hai tam giác \[MAB\] và \[MCD\] bằng nhau.

Bài 5: Cho góc vuông \[xOy\] và hai điểm \[A, C\] chuyển động theo thứ tự \[Ox\], \[Oy\] sao cho \[OA+OC=b\] (\[b\] là độ dài cho trước). Gọi \[B\] là đỉnh của hình chữ nhật \[OABC\]. Chứng minh rằng đường thẳng \[\Delta\] qua \[B\], vuông góc với đường thẳng \[AC\] luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 6: Cho điểm \[A(1; 1)\]. Hãy tìm toạ độ điểm \[B\] trên đường \[y=3\] và điểm \[C\] trên trục hoành sao cho tam giác \[ABC\] là đều.

Bài 7: Cho hình vuông \[ABCD.\quad E, F\] là các điểm xác định bởi \[\overrightarrow{BE}=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BC}; \overrightarrow{CF}=-\frac{1}{2}\overrightarrow{CD}\]. \[AE, BF\] cắt nhau tại \[I\]. Chứng minh rằng \[\widehat{AIC}=90^0\].

Bài 8: Viết phương trình các cạnh của tam giác \[ABC\], biết \[B(2; -1)\], đường cao kẻ từ \[A\] và phân giác của góc \[C\] có phương trình lần lượt là
\[3x-4y+27=0\] và \[x+2y-5=0\]

Bài 9: Viết phương trình các cạnh của tam giác đều \[ABC\] biết \[A(2; 6)\], cạnh \[BC\] nằm trên đường thẳng \[\Delta :\sqrt{x}-3y+6=0\].

Bài 10: Cho tam giác \[ABC\] có diện tích \[S=\frac{3}{2}\], toạ độ các đỉnh \[A(2; -3), B(3; -2)\] và trọng tâm tam giác nằm trên đường thẳng \[3x-y-8=0\]. Tìm toạ độ đỉnh \[C\]
 
Bài 11: Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\], các đỉnh \[A, B\] nằm trên trục hoành, phương trình cạnh \[BC\] là \[\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}=0\]. Tìm toạ độ trọng tâm tam giác, biết bán kính đường tròn nội tiếp tam giác bằng \[2\].

Bài 12: Trên mặt phẳng toạ độ \[Oxy\], cho hai điểm \[A\] và \[B\] chuyển động lần lượt trên các tia \[Ox, Oy\] sao cho \[OA+OB=k\] (không đổi). Chứng minh rằng đường trung trực của đoạn \[AB\] luôn đi qua một điểm cố định

Bài 13: Cho góc vuông \[xOy\] và hai điểm \[A, B\] cố định trên \[Ox, Oy\]. Các điểm \[M, N\] di chuyển lần lượt trên các cạnh \[Ox, Oy\] sao cho \[\frac{OM}{OA}+\frac{ON}{OB}=2\]. Chứng minh rằng các giao điểm của \[AN\] và \[BM\] chạy trên một đường thẳng cố định.

Bài 14: Trên mặt phẳng toạ độ \[Oxy\] cho điểm \[A(a; b)\] nằm trong góc \[xOy\]. Viết phương trình đường thẳng đi qua \[A\], cắt các tia \[Ox, Oy\] tại \[M, N\] sao cho \[OM+ON\] nhỏ nhất.

Bài 15: Cho \[A(1; 1)\]. Tìm điểm \[B\] trên đường thẳng \[y=3\] và \[C\] trên trục hoành sao cho \[\Delta ABC\] là đều.

Bài 16: Diện tích \[\Delta ABC\] bằng \[\frac{3}{2}\], hai đỉnh \[A(2; -3)\] và \[B(3; -2)\], trọng tâm \[G\] thuộc đường thẳng \[3x-y-8=0\]. Tìm toạ độ đỉnh \[C\].

Bài 17: Viết phương trình đường thẳng \[(\Delta)\] đi qua giao điểm của hai đường thẳng \[2x-y+1=0\] và \[x-2y-3=0\] đồng thời chắn trên hai trục toạ độ những đoạn bằng nhau.

Bài 18: Lập phương trình đường thẳng đi qua điểm \[P(2; -1)\] sao cho đường thẳng đó cùng với hai đường thẳng \[2x-y+5=0\] và \[3x+6y-1=0\] tạo ra một tam giác cân có đỉnh là giao điểm với hai đường thẳng trên.

Bài 19: Viết phương trình các cạnh của tam giác \[ABC\] biết \[B(2; -1)\], đường cao và phân giác trong qua đỉnh \[A, C\] lần lượt có phương trình là \[3x-4y+27=0\] và \[x+2y-5=0\]

Bài 20: Hình chữ nhật \[ABCD\] có \[B(5; 1)\] và \[D(0; 6)\]. Một cạnh cạnh của hình chữ nhật có phương trình là \[x+2y-12=0\]. Tìm phương trình các cạnh còn lại.
 
Bài 21: Một hình thoi có một đường chéo có phương trình là x+2y-7=0; một cạnh có phương trình là x+7y-7=0; một đỉnh là (0; 1). Tìm phương trình các cạnh của hình thoi.

Bài 22: Hai cạnh bên của một tam giác cân có phương trình là 2x-y+5=0 và 3x+6y-1=0; cạnh đáy của tam giác cân đi qua điểm A(2; -1). Tìm phương trình cạnh đáy.

Bài 23: Cho tam giác ABC có phương trình phân giác trong AD: x-y=0, đường cao CH: 2x+y+3=0; cạnh AC qua M(0; -1) và AB=2AM. Viết phương trình các cạnh của tam giác.

Bài 24: Cho tam giác ABC có C(-3; 1), phương trình phân giác trong AD: x+3y+12=0 và đường cao AH: x+7y+32=0. Tìm phương trình các cạnh của tam giác.

Bài 25: Cho \[M(3; 1)\]. Tìm phương trình đường thẳng qua \[M\] và cắt hai nửa trục \[Ox, Oy\] tại \[A, B\] sao cho \[OA+OB\] nhỏ nhất.

Bài 26: Cho hình vuông \[ABCD\]. Trên \[BC\] lấy điểm \[E\]. Đường phân giác trong của \[\widehat{BAE}\] và \[\widehat{EAD}\] lần lượt cắt \[BC\] và \[CD\] tại \[M, N\]. Chứng minh rằng \[MN\] vuông góc với \[AE\].

Bài 27: Cho tam giác \[ABC\] cố định. \[MNPQ\] là hình chữ nhật thay đổi có \[M\], \[N\] thuộc cạnh \[BC\]; \[P\] thuộc cạnh \[CA\] và \[Q\] thuộc cạnh \[AB\]. Tìm tập hợp tâm các hình chữ nhật \[MNPQ\].

Bài 28: Cho tam giác \[ABC\] có \[AB=AC\], \[\widehat{BAC}=90^0\]. Biết \[M(1; -1)\] là trung điểm \[BC\] và \[G(\frac{2}{3}; 0)\] là trọng tâm tam giác \[ABC\]. Tìm toạ độ \[A, B, C\].

Bài 29: Hình hình chữ nhật \[ABCD\] có tâm \[I(\frac{1}{2}; 0)\], phương trình \[AB\]: \[x-2y+2=0\] và \[AB=2AD\]. Tìm toạ độ các đỉnh \[A, B, C, D\] biết đỉnh \[A\] có hoành độ âm.

Bài 30: Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\], phương trình \[BC\]: \[\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}=0\], các đỉnh \[A, B\] thuộc trục hoành và bán kính đường tròn nội tiếp bằng \[2\]. Tìm toạ độ trọng tâm \[G\] của tam giác.
 
Bài 31: Cho hai đường thẳng \[d_1: x-y=0\] và \[d_2:2x+y-1=0\]

Tìm toạ độ các đỉnh hình vuông ABCD biết đỉnh \[A\in d_1\], đỉnh \[C\in d_2\] và các đỉnh \[B, D\] thuộc trục hoành.

Bài 32: Trong mặt phẳng toạ độ \[Oxy\] cho các đường thẳng:

\[d_1: x+y+3=0;\]; \[d_2: x-y-4=0;\]; \[d_3: x-2y=0\]

Tìm toạ độ của \[M\] trên đường thẳng \[d_3\] sao cho khoảng cách từ \[M\] đến đường thẳng \[d_1\] bằng hai lần khoảng cách từ \[M\] đến đường thẳng \[d_2\].

Bài 33: Cho \[x, y\] là các số thực thay đổi. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

\[A=\sqrt{(x-1)^2+y^2}+\sqrt{(x+1)^2+y^2}+|y-2|\]

Bài 34: Giải phương trình

\[\left[ x\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x}=2\sqrt{x^2+1}\right]\]

Bài 35: Giải hệ phương trình

\[\left{ \sqrt{x^2+x+y+1}+x+ \sqrt{y^2+x+y+1}+y=18\\ \sqrt{x^2+x+y+1}-x+ \sqrt{y^2+x+y+1}-y=2\]

\[Bài 36\]: Tìm \[m\] để phương trình sau có nghiệm

\[\sqrt{x^2+x+1}-\sqrt{x^2-x+1}=m\]

Bài 37: Cho \[a, b, c>0\] và \[a+b+c\le 1\]. Chứng minh rằng

\[\sqrt{a^2+\frac{1}{a^2}}+\sqrt{b^2+\frac{1}{b^2}}+\sqrt{c^2+\frac{1}{c^2}}\ge \sqrt{82}\]

Bài 38: Cho \[x, y, z\] thoả mãn \[\left{ x^2+xy+y^2=3\\ y^2+yz+z^2=16\]

Chứng minh rằng \[xy+yz+zx\le 8\]

Bài 39: Chứng minh rằng trong mọi \[\Delta ABC\] ta có

\[\sqrt{3}\cos A+ 2\cos B+2\sqrt{3}\cos C\le 4\]

Bài 40: Cho \[ a, b, c>0 \] và \[ab+bc+ca=abc\].

Chứng minh rằng \[\dfrac{\sqrt{b^2+2a^2}}{ab}+\frac{\sqrt{c^2+2b^2}}{bc}+\frac{\sqrt{a^2+2c^2}}{ac}\ge\sqrt{3}\]

Bài 41: Tìm GTNN của hàm số \[y=\sqrt{x^2-x+1}+\sqrt{x^2-\sqrt{2}x+1}\]

Bài 42: Cho \[\left{ a, b, c>0\\ a+b+c\le\frac{3}{2}\].

Chứng minh rằng \[\sqrt{a^2+\dfrac{1}{a^2}}+\sqrt{b^2+\dfrac{1}{b^2}}+\sqrt{c^2+\dfrac{1}{c^2}}\ge\dfrac{3\sqrt{7}}{2}\]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top