Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Sách hay mỗi ngày
Sách khoa học, giáo dục
Phương trình hạnh phúc
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 178058" data-attributes="member: 288054"><p><strong><span style="font-size: 18px">Lối Suy Nghĩ Hữu Ích</span></strong></p><p> <strong><span style="font-size: 18px"></span></strong></p><p><span style="font-size: 18px">Để xoay sở tốt trong thế giới hiện đại bạn cần phân biệt rõ điều gì đang phục vụ bạn và điều gì chống lại bạn. Trong khi đôi lúc ta có cảm giác như thể tất cả các suy nghĩ đều là một chuỗi những lời lảm nhảm vô dụng, thực tế là những suy nghĩ hữu ích nhất của chúng ta lại thường yên lặng. Bộ não của chúng ta thường thực hiện ba loại tư duy: sâu sắc (được sử dụng để giải quyết vấn đề), kinh nghiệm (tập trung vào nhiệm vụ hiện tại), và tường thuật (nói huyên thuyên). Những loại tư duy này hoàn toàn khác biệt với nhau nên chúng diễn ra ở những khu vực khác nhau trong bộ não của chúng ta. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở MIT vào năm 2009 đã chỉ ra các suy nghĩ sâu sắc được thực hiện như thế nào.[1] Sóng não của những người tham gia thí nghiệm được ghi lại trong lúc họ giải các câu đố bằng miệng. Từng người một được yêu cầu nói ra câu trả lời ngay khi họ có được đáp án. Kết quả cho thấy rằng hai khu vực của não, cả hai đều thuộc não phải, tham gia vào việc giải câu đố. Một vùng não hoạt động âm thầm; nhưng chúng ta nhận ra được câu trả lời, dưới dạng một suy nghĩ, ở một phần khác của não – trong vòng tám giây sau đó</span></p><p><span style="font-size: 18px"> </span></p><p><span style="font-size: 18px">Thú vị hơn nữa là cả hai phần não nơi mà loại tư duy hữu ích này được thực hiện đều rất khác biệt so với khu vực diễn ra những suy nghĩ liên miên. Điều này đã được chỉ ra trong nghiên cứu thực hiện năm 2007 của trường ĐH University of Toronto, tại đó các nhà nghiên cứu đã quan sát các chức năng não của hai nhóm người tham gia: một nhóm người mới với những suy nghĩ không ngừng và một nhóm người khác đã tham gia khoá học tám tuần về cách tập trung sự chú ý vào hiện tại[2]. Nghiên cứu cho thấy những suy nghĩ liên miên của nhóm thứ nhất thắp sáng vùng trung tâm của não, trong khi nhóm thứ hai (những người đã quen với việc tập trung sự chú ý vào thời điểm hiện tại) lại có sự kích thích ở phần bên phải của bộ não, và cả các phần khác nữa đối với những người thực hiện suy nghĩ sâu sắc.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Và đây mới là tin tức tốt: những suy nghĩ liên miên, chỉ là một chức năng não đơn giản, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng tư duy của chúng ta hoàn toàn không phải là chúng ta – chúng không thể định nghĩa được chúng ta. Một lần nữa, bạn không phải là những suy nghĩ của bạn. Bộ não của bạn tạo ra những suy nghĩ, như là một chức năng sinh học, để phục vụ bạn. Và việc nhận thức rằng mỗi một hình thức tư duy được thực hiện ở một khu vực riêng biệt của não bộ có nghĩa là chúng ta có thể luyện tập cách sử dụng một hình thức tư duy nào đó nhiều hơn hình thức khác.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Chúng ta cần tập trung rất lớn vào hiện tại khi thực hiện các nhiệm vụ, và chúng ta cần giải quyết các vấn đề. Đó đều là những chức năng vô cùng hữu dụng. Những gì mà chúng ta không thực sự cần là thành phần tường thuật của tư duy, những tiếng nói vô ích, không hề chấm dứt – phần khiến cho chúng ta cảm thấy hơi điên rồ và khiến ta bị mắc kẹt trong đau khổ.</span></p><p> <span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">[1] <em>Bhavin R. Sheth, Simone Sandkühler, and Joydeep Bhattacharya, “Posterior Beta and Anterior Gamma Oscillations Predict Cognitive Insight,” Journal of Cognitive Neuroscience 21.7 (2009), <a href="https://www.mitpressjournals.org/doi/abs/10.1162/jocn.2009.21069#.Van3LhOqpTI" target="_blank">https://www.mitpressjournals.org/doi/abs/10.1162/jocn.2009.21069#.Van3LhOqpTI</a>.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><em>[2] Norman A. S. Farb et al., “Attending to the Present: Mindfulness Meditation Reveals Distinct Neural Modes of Self-Reference,” Social Cognitive and Affective Neuroscience 2.4 (2007), <a href="https://scan.oxfordjournals.org/content/2/4/313.full" target="_blank">https://scan.oxfordjournals.org/content/2/4/313.full</a>.</em></span></p><p> <span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><strong><span style="font-size: 18px"></span></strong></p><p><strong><span style="font-size: 18px">Chu Trình Đau Khổ</span></strong></p><p><span style="font-size: 18px">Khi mà các vị tổ tiên của chúng ta nhận thấy một mối đe doạ trong môi trường bất lợi mà họ sinh sống, nó sẽ kích thích phản xạ chiến đấu-hoặc-chạy trốn. Trong thế giới hiện đại, hầu hết các sự kiện mà chúng ta gặp phải đều chỉ chứa đựng một mối đe doạ đối với sức khoẻ tâm thần hoặc cái tôi của chúng ta. Thường thì không có một cơ chế tồn tại thích hợp nào có thể bảo vệ được chúng ta khỏi những mối đe doạ như vậy. Trong trường hợp thiếu mất phản ứng thoả đáng, bộ não của chúng ta có khuynh hướng đưa sự đe doạ chưa được giải quyết trở đi trở lại liên tục dưới dạng những dòng suy nghĩ bất tận.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Theo như Phương trình Hạnh phúc, sự lặp đi lặp lại của suy nghĩ về một sự kiện, so sánh sự không thuận lợi của nó với những kỳ vọng của chúng ta, sẽ dẫn đến đau khổ. Sự bất lực của chúng ta trong việc thực hiện hành động đã gây ra sự lập đi lập lại của những suy nghĩ trong một Chu trình Đau khổ bất tận.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><img src="https://huongtdao.files.wordpress.com/2017/11/cycle-of-suffering.png?w=598&h=336" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Chúng ta có thể phá vỡ Chu trình đau khổ này bằng cách vô hiệu hoá sự tiêu cực ở mỗi giao điểm của nó.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thực hiện hành động tốt nhất có thể, bất kể kết quả ra sao, là một cách rõ ràng để phá vỡ chu trình này. Một khi hành động được thực thi, tâm trí của chúng ta sẽ tập trung vào những yếu tố thực thi của những việc cần thực hiện, một phần khác của bộ não sẽ tham gia vào quá trình này, và suy nghĩ của chúng ta sẽ chuyển hướng sang việc kiểm soát kết quả của hành động thay vì việc không ngừng tập trung vào ý nghĩ đó.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một cách khác là chấm dứt việc biến suy nghĩ thành sự đau khổ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh các điểm mù của chúng ta nhằm đảm bảo rằng những sự kiện được nhìn nhận theo đúng bản chất của nó, chứ không phải theo như cách mà bộ não của chúng ta nhận định. Điều này sẽ được bàn đến trong chương 9.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nhưng tại sao ta lại để cho chu trình này vận hành ngay từ đầu? Liệu mọi chuyện có trở nên tốt đẹp hơn không nếu cái tiếng nói kia im lặng hơn?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><strong><span style="font-size: 18px">Kiểm Soát Tiếng Nói</span></strong></p><p><span style="font-size: 18px"> Nếu bạn nghĩ về mức độ kiểm soát của bản thân đối với trái tim và các khối cơ trong cơ thể mình, bạn sẽ nhận thấy rằng ở chúng có sự khác biệt. Trái tim của bạn vẫn luôn đập; và việc làm nó ngừng lại không nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Đó là một cỗ máy tự động. Mặt khác, hệ cơ của bạn có một phần nằm dưới quyền kiểm soát của bạn. Mặc dù phản xạ buộc cơ bắp bạn hoạt động theo những cách mà bạn không định trước, thì bạn vẫn có thể ra lệnh cho tay mình mang vác vật nặng khi mà bạn muốn. Cho dù trọng lượng của vật đó có nặng đi chăng nữa, thì bạn hoàn toàn có thể thúc ép các cơ của mình hoạt động hiệu quả hơn. Trong cơ thể bạn có rất nhiều cơ chế tương tự như vậy. Và tôi gọi đó là những cỗ máy có thể điều khiển được.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đây chính là một điểm khác biệt quan trọng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bộ não của bạn thuộc về loại cỗ máy có thể điều khiển được bởi vì bạn nắm được một phần kiểm soát nó. Bạn có thể ra lệnh cho nó cần phải nghĩ gì, phải suy nghĩ ra sao, hay là ngay cả việc dừng suy nghĩ lại. Bạn chỉ cần luyện tập cách điều khiển nó cho tới khi thành thạo. Điều này hoàn toàn có thể làm được. Vậy đây có phải là một tin tuyệt vời không nào?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p> <span style="font-size: 18px">Kiểm soát bộ não nghe có vẻ na ná như chủ đề của một bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng bạn lại làm điều này mỗi ngày trong đời mình. Việc tập trung vào công việc nhà và lên kế hoạch dự trù tài chính cá nhân hoặc thảo luận một chủ đề cụ thể nào đó với một người bạn đều là những ví dụ của việc nắm quyền kiểm soát bộ não và ra lệnh cho nó cần phải làm gì. Bạn cũng có thể điều khiển cả tiếng nói ở trong đầu mình nữa.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Dưới đây là bốn kỹ thuật giúp bạn đạt được điều đó. Mỗi một kỹ thuật này đều được xây dựng nên từ kỹ thuật trước nó, vì vậy bạn hãy cố gắng làm chủ chúng theo thứ tự được liệt kê. Đó đều là những kỹ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi tính kỷ luật. Việc luyện tập sẽ khiến cho chúng trở nên dễ dàng hơn cho tới khi chúng trở thành bản năng thứ hai của bạn. Khi bạn dừng lại việc tập luyện một thời gian, bộ não của bạn sẽ cố gắng quay trở về với những thói quen cũ và đôi khi nó sẽ thành công. Đừng lo lắng. Bạn chỉ việc tử tế và nhẹ nhàng nói với bộ não của mình rằng, “Tôi biết cậu đang làm gì ở đây. Tôi biết điều này rất khó cho cậu. Nếu như bây giờ mà cậu cứ đi dạo chơi đâu đó, thì mọi chuyện sẽ tốt hơn hẳn cho cả hai ta.”</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><strong><span style="font-size: 18px">Quan Sát Cuộc Đối Thoại</span></strong></p><p><span style="font-size: 18px"> Đầu tiên, bạn hãy dành ra thời gian để làm quen với con quái vật mà bạn đang chinh phục. Cách tốt nhất để làm điều này là ngồi yên lặng và quan sát những gì đang diễn ra bên trong đầu bạn một cách thường xuyên nhất có thể. Kỹ thuật này được gọi là “quan sát cuộc đối thoại.”</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đừng kháng cự những suy nghĩ sẽ xuất hiện. Thay vì vậy, cứ tiếp tục quan sát chúng khi chúng lướt qua đầu óc bạn. Hãy quan sát một ý nghĩ – rồi để nó trôi đi và nhắc nhở bản thân rằng cái suy nghĩ này không phải là bạn. Suy nghĩ đến và đi. Chúng không có quyền kiểm soát bạn trừ khi bạn cho phép chúng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khi bạn nắm vững kỹ thuật quan sát cuộc đối thoại diễn ra trong đầu mình bạn sẽ cảm thấy như thể mình đang xem một tập phim Seinfeld (là bộ sitcom nổi tiếng của Mỹ trong những năm 1990 mà tôi vô cùng yêu thích), một chương trình chẳng nói về điều gì gì hết cả. Bạn theo dõi một cách chăm chú, cười liên hồi, và vẫn không nhất thiết phải tham gia vào câu chuyện. Hãy để bộ não của bạn lên tiếng như là những nhân vật trong bộ phim sitcom vậy.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p> <span style="font-size: 18px">Bây giờ bạn đã biết rằng những suy nghĩ kia không phải là bạn, thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều trong việc không bị làm phiền hay quấy rầy bởi chúng. Hãy quan sát từng suy nghĩ một mỗi khi nó xuất hiện – rồi để cho nó trôi đi. Bạn hãy làm điều này khi đang trên đường đi làm, khi bạn phải đợi ai đó trong một cuộc hẹn, hay bất kỳ khi nào bạn có thời gian rảnh dù chỉ một phút. Hãy biến nó trở thành một sở thích lúc rảnh rỗi của bạn, trở thành bộ phim sitcom chỉ của riêng bạn, “chương trình về không gì cả” của chính bạn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Và đây là phần hay ho nhất: bạn càng sớm làm chủ nghệ thuật quan sát một ý nghĩ và để nó trôi đi, thì tâm trí bạn sẽ nhanh chóng cạn kiệt chủ đề để đưa ra. Nó chỉ có thể tiếp tục khi mà bạn bám vào một ý tưởng nào đó. Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước việc làm thế nào mà bộ não của bạn lại chóng bị thuần hoá đến thế. Nó sẽ làm dịu lại dòng suy nghĩ điên cuồng, hung hăng, và liên miên. Một khi bạn cảm thấy được điều đó, hãy chuyển sang kỹ thuật tiếp theo.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Quan Sát Vở Kịch</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Chẳng một ai lại có khả năng buông bỏ mọi suy nghĩ cả. Đôi khi một ý tưởng nào đó sẽ bám riết lấy ta. Bạn sẽ thấy những dấu hiệu sau: bạn sẽ hoàn toàn chìm đắm vào trong luồng suy nghĩ và ít nhận thức được phần còn lại của thế giới xung quanh mình. Khi mà bạn nhận thấy điều này xảy ra, thì đó chính là cơ hội để bạn học cách quan sát màn kịch.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hãy bắt đầu bằng việc thừa nhận các cảm giác của bạn, thứ cảm xúc được kích hoạt bởi một ý nghĩ nào đó. Bạn không nên kháng cự lại nó. Cứ để cho nó diễn ra. Bạn có thể sẽ muốn đào sâu vào suy nghĩ ấy hơn, không phải để giải quyết vấn đề mà là để cố gắng hiểu rõ nó hơn. Hãy tự hỏi bản thân mình rằng tại sao bạn lại cảm thấy tức giận hay kích động như vậy. Có suy nghĩ nào đã dẫn bạn tới điều này?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong suốt một thời gian dài tôi từng cảm thấy rất khó chịu trước tiếng trẻ con khóc lóc và đùa giỡn quanh mình cứ mỗi khi tôi vào một quán café và tận hưởng quãng thời gian yên tĩnh tại đó. Chúng có vẻ như luôn xuất hiện mỗi khi tôi tới đó. Bạn có tin không, ngay cả khi viết đoạn này tôi cũng đang ngồi trong một quán café gần như vắng tanh – ngoại trừ việc có mấy đứa nhóc đang hò hét ở chiếc bàn ngay phía sau tôi đây. Trước đây tôi sẽ sục sôi với những suy nghĩ đầy giận dữ. Tại sao mấy ông bố bà mẹ kia không làm gì đi? Chẳng lẽ bọn họ không cảm thấy phải có trách nhiệm hay biết tôn trọng người khác à?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Càng suy nghĩ, tôi lại càng thấy giận hơn, cho tới một ngày nọ tôi học được cách quan sát vở kịch. Thay vì tập trung vào những đứa trẻ ồn ào kia, tôi học được cách quan sát cái suy nghĩ đã làm nảy sinh sự giận dữ trong tôi. Và rồi tôi tự hỏi bản thân mình, Tại sao tôi lại có những cảm xúc nóng nảy đến thế? Tại sao tôi lại cảm thấy tức giận thế này? Tại sao tiếng la hét của bọn trẻ lại làm tôi bực mình trong khi tiếng nhạc cũng rất to? (Thực ra tôi là một fan cuồng nhiệt của dòng nhạc heavy metal. Và rõ ràng là lũ trẻ không thể ồn ào hơn thứ nhạc ấy được.)</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Và rồi mọi thứ trở nên rõ ràng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p> <span style="font-size: 18px">Khi mà tôi còn là một ông bố trẻ, mặt trời của tôi, Aya, luôn tràn đầy năng lượng. (Con bé đến giờ vẫn vậy.) Bất kỳ khi nào chúng tôi ra ngoài, con bé luôn là thành phần gây tiếng ồn. Tôi vẫn còn nhớ khi ấy mình cảm thấy xấu hổ và lúng túng ra sao. Nó làm tổn thương cái tôi của tôi khi là một ông bố không thể “quản lý” nổi con cái mình. Và điều này làm tôi thấy tội lỗi bởi vì tôi thật sự không muốn phá hỏng quãng thời gian yên tĩnh của những người khác. Giờ thì tôi lại trở thành một nhân vật khác trong nỗi xấu hổ của mình, nhân vật đã bị tôi phá hỏng sự bình yên. Nhiều năm sau đó bộ não của tôi vẫn còn liên kết tiếng la hét của một đứa trẻ với những cảm giác xấu hổ và tội lỗi đó. Chính thế!</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một khi tôi nhìn ra được nguyên do dẫn đến cảm xúc của mình, chúng thành ra dễ dàng điều chỉnh hơn. Bọn trẻ không còn làm phiền tôi được nữa. Chúng cứ việc la hét – và tôi thì cứ bình tĩnh thôi. Gần đây, những tiếng ồn ấy gợi lại trong tôi hồi ức về việc hồi nhỏ Aya mới dễ thương làm sao, và tôi lại muốn mỉm cười. Tôi nhớ đến việc con bé sử dụng toàn bộ thứ năng lượng ấy để trở thành một người nghệ sĩ ra sao và làm thế nào mà con bé lại thành ra chu du khắp thế giới này còn nhiều hơn cả tôi nữa. Cùng một sự việc từng khiến tôi tức giận thì giờ đây lại làm tôi hạnh phúc. Điều chỉnh lại suy nghĩ cũng sẽ làm thay đổi cảm xúc của bạn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Lúc này đây lại có một gia đình khác kéo xe đẩy tới chiếc bàn kế bên tôi. Tôi thề là tôi không nói điêu một chút nào. Tiếng ồn vang lên, và tôi thì ngồi đây mỉm cười. Ba nhớ con quá đi thôi, bé con Aya của ba ơi.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p> <span style="font-size: 18px">Hãy bắt đầu quan sát vở kịch. Hành động đơn giản của việc cố gắng theo đuổi cảm xúc dẫn tới ý nghĩ đã tạo ra nó sẽ mang tới cho bạn bài tập thở cần thiết để bình tĩnh lại. Hãy tập trung vào những liên kết ở phần não chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề của bạn, và điều này sẽ giúp bạn chấm dứt những tiếng nói liên miên không dứt vì nó giúp bạn định vị được suy nghĩ ban đầu ấy. Khi bạn quan sát nó một cách rõ ràng, bạn sẽ nhận ra rằng nó thường không đúng, và chắc chắn là không xứng đáng với cái giá mà bạn đã bỏ ra để duy trì nó.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khi bạn đã quen với việc luyện tập này, bạn sẽ nhận thấy các khuôn mẫu lặp đi lặp lại của bộ não. Bạn có thể đọc được các mánh khoé của bộ não như đọc một cuốn sách vậy, và khi nó làm như vậy bạn sẽ chỉ đơn giản mỉm cười và nói rằng: “Haha, mi ngốc quá, não ạ! Tại sao mi lại không đưa ra được một ý nghĩ tốt hơn thế này nhỉ?”</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><strong><span style="font-size: 18px">Hãy Mang Tới Cho Tôi Ý Nghĩ Tốt Hơn</span></strong></p><p><span style="font-size: 18px"> Khi một ý nghĩ tiêu cực nảy ra, có thể sẽ rất khó để dập tắt nó. Một bộ não chưa được thuần hoá cần tới một ý nghĩ để bấu víu vào. Và nhìn chung, việc loại bỏ một ý nghĩ thường sẽ tạo ra một khoảng trống mà nhanh chóng được lấp đầy bởi một ý nghĩ khác tới từ cùng một cung bậc cảm xúc như thế – một suy nghĩ tiêu cực khác. Đó là lý do tại sao mà khi bạn ở trong một nơi tối tăm thì cả thế giới này có vẻ như sẽ sụp đổ đến nơi. Bạn có khuynh hướng bị nuốt gọn bởi ý nghĩ tiêu cực này đến ý nghĩ tiêu cực khác. Chỉ có bạn mới đủ khả năng để phá vỡ cái vòng lặp này! Hãy lấp đầy chỗ trống ấy với một ý nghĩ hạnh phúc nhằm đảm bảo rằng không còn chỗ cho một ý nghĩ tiêu cực nào khác có thể chen vào.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p> <span style="font-size: 18px">Và đó là khi mà niềm vui bắt đầu.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p> <span style="font-size: 18px">Điều này rất đơn giản. Hãy nhìn vào từ in đậm ở dưới đây. Bạn hãy dành ra vài giây để tập trung hoàn toàn vào đó.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">CON VOI</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><img src="https://huongtdao.files.wordpress.com/2017/11/chuong-3-elephants.png" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Liệu tôi có thể hỏi bây giờ bạn đang nghĩ đến điều gì hay không? Có phải đó là một con voi hay không? Bất kể bạn đang suy nghĩ đến điều gì trước đó, tôi cá là suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi khi mà bạn đọc từ con voi.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hãy nhớ: Bộ não của bạn có thể bị đánh lừa!</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Dường như có vẻ đơn giản như vậy đấy, đây là một lỗ hổng lớn trong vòng tròn tư duy của não bạn. Khả năng tác động của cánh cửa bí mật này là hoàn toàn có thể dự đoán được. Mỗi lần bộ não của bạn bị hấp dẫn bởi một ý nghĩ thì nó sẽ mắc bẫy. Nó không thể tự cứu lấy mình! Chúng ta có thể lợi dụng điều này. Bạn có thể lừa bộ não của bạn tập trung vào bất cứ điều gì bạn muốn chỉ bằng cách đưa điều đó vào trong ý thức.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Với vô số sự lựa chọn, bạn nên yêu cầu bộ não của mình nghĩ đến điều gì? Vâng, bạn hiểu ý tôi rồi đấy:</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hãy nhớ: Những ý nghĩ hạnh phúc.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nếu như bạn có thể đánh lừa bộ não của mình bằng bất kỳ ý nghĩ nào mà bạn muốn, vậy thì tại sao bạn lại không đánh lừa nó với bất cứ điều nào khác?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một lần nọ, khi Aya mới có năm tuổi, con bé cứ khóc thút thít trong khi tôi cố gắng giải thích cho con bé hiểu rằng vì sao nó lại không nên khóc vì những điều làm nó khó chịu. Vô cùng dễ thương, con bé nhìn tôi với khuôn mặt tèm lem nước mắt và bảo rằng, “Ba ơi, khi con khóc con đâu có nói với con về thứ làm con khóc ạ. Nếu ba muốn con thấy vui, thì ba cù con đi.” Dĩ nhiên là vậy! Sự thông thái đơn giản này đã ám ảnh tôi. Chúng ta tin rằng mình cần phải có một giải pháp để cho nỗi bất hạnh của chúng ta biến mất, nhưng thường thì lý do khiến chúng ta không hạnh phúc lại rất phi lý, và vì thế ta không tài nào tìm được giải pháp thực thụ, cũng như là vậy đối với những lập luận sai lầm. Vì thế cách đơn giản nhất để trở nên hạnh phúc là hãy cứ hạnh phúc. Hãy bỏ đi những suy nghĩ không vui vẻ, thay thế nó bằng một suy nghĩ vui vẻ, và để mọi chuyện thuận theo tự nhiên.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Kể từ giờ trở đi, bất cứ khi nào một suy nghĩ ưu phiền xuất hiện, hãy đơn giản đánh lừa bộ não bạn bằng cách nghĩ về một điều gì đó khác. Đôi khi cuộc đời không cần gì hơn thế!</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Dù vậy, có một điều quan trọng cần ghi nhớ: các suy nghĩ sâu sắc hơn diễn ra ở phần vô thức của não bạn. Không giống như suy nghĩ có ý thức của bạn, mà được truyền tải bằng ngôn ngữ, tâm vô thức của bạn đã phát triển từ rất lâu trước khi bạn có thể sử dụng được ngôn ngữ, vì vậy hình ảnh thị giác và cảm giác chính là nhiên liệu đầu vào của nó. Điều này xảy ra bởi vì không có hình ảnh nào tương ứng với từ không. Tâm vô thức của bạn không thể xử lý một vấn đề tiêu cực. Trong tiềm thức của mình bạn có thể đơn giản phủ nhận một ý tưởng, như là “không đau khổ.” Nhưng tâm vô thức của bạn sẽ ghi nhận ý tưởng đó và chỉ nghĩ về từ mà nó hiểu được – cái từ mà bạn muốn phủ định: đau khổ. Thay vì phủ nhận một khái niệm bạn cần phải thay thế nó bằng một khái niệm hoàn toàn trái ngược. Chừng nào tâm vô thức của bạn còn hoạt động; bạn không thể nghĩ về việc không đau khổ; mà bạn chỉ có thể nghĩ về hạnh phúc. Thay vì cố gắng nghĩ về việc không phải chịu đựng một công việc mà bạn không hề thích, hãy nghĩ đến một công việc khác. Thay vì nghĩ tới sự kết thúc của một mối quan hệ, hãy nghĩ về một mối quan hệ mới mà bạn muốn được bắt đầu. Đó chính là cách để hướng tư duy của bạn tới những suy nghĩ hạnh phúc.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hãy nhớ: Hạnh phúc luôn được tìm thấy ở mặt tích cực của mọi quan niệm.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cách dễ dàng nhất nhất để có được cả một kho ý nghĩ hạnh phúc là sử dụng Danh sách Hạnh phúc của bạn (trong chương 1). Một ý nghĩ về hạnh phúc không nhất thiết phải liên kết tới chủ đề tối tăm nào làm bạn chệch hướng. Bất kỳ một ý nghĩ về hạnh phúc nào trong danh sách này đều có thể cắt bỏ dòng suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn bằng cách lấp đầy khoảng trống. Một khi dòng suy nghĩ tiêu cực đã bị phá vỡ, bạn sẽ nhận ra rằng việc tiếp tục suy nghĩ với một quan điểm tích cực sẽ dễ dàng hơn nhiều.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nếu như ban đầu bạn thấy kỹ thuật này thật khó, hãy viết ra Danh sách Hạnh phúc của bạn trên một mảnh giấy và luôn mang nó theo bên mình. Hay bạn có biết một cách còn hay hơn nữa không? Hãy lưu giữ hình ảnh của những suy nghĩ về hạnh phúc của bạn trong điện thoại để lúc nào bạn cũng có thể dùng đến.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong nhiều năm tôi đã đi khắp mọi nơi với một tập tin bao gồm mười chín ý nghĩ về hạnh phúc trong đó. Giờ thì tôi chẳng cần phải xem lại nó nữa; những hình ảnh chính xác cứ thế tự động hiện ra trong đầu tôi để đẩy suy nghĩ tiêu cực kia đi. Khi trạng thái của tôi được khôi phục trở lại với tâm trí tích cực, tôi bắt đầu tập trung vào thách thức trước mắt, đặc biệt là những phần đã chắc chắn nằm trong tầm kiểm soát của tôi, và tôi sử dụng năng lượng tích cực và những suy nghĩ hữu ích để khiến sự việc trở nên tốt đẹp hơn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một cách hay hơn để tận dụng Danh sách Hạnh phúc là sử dụng nó một cách chủ động thay vì bị động. Hãy lấy ra danh sách của bạn nhiều lần trong ngày và tập trung vào đó. Bạn có thể sẽ thấy được những tác động tốt đẹp từ nó nên bạn sẽ không còn cần phải đợi tới tận khi có một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện nữa. Bạn càng giữ cho đầu óc mình ở trong trạng thái tích cực càng lâu, thì nó càng khó chuyển sang trạng thái tiêu cực hơn, và do đó phần vô ích đó của não bạn sẽ càng thu nhỏ lại (nếu như mà bạn không sử dụng tới nó, thì bạn sẽ may mắn mất đi nó.)</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Với việc luyện tập, bạn có thể tiến thêm một bước nữa. Bạn có thể học cách đánh lừa bộ não mình với những ý nghĩ hạnh phúc gắn liền với những chủ đề mà bộ não nghĩ về chúng một cách tiêu cực. Tất cả những gì bạn cần phải làm là chuẩn bị trước một số câu hỏi mà có thể tìm kiếm mặt tích cực của bất kỳ vấn đề nào.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Chúng ta hãy lấy ví dụ, với ỹ nghĩ “Tôi ghét công việc của mình.” Nếu như bạn cứ bỏ mặc cái suy nghĩ ấy trong đầu mình, nó sẽ tiếp nhận cái suy nghĩ đó và đẩy nó đi xa hơn nữa tới tất cả những điều khiến cho bạn cảm thấy khổ sở trong công việc. Thay vì vậy, bạn hãy đánh lừa bộ não với một câu hỏi như “Hẳn phải có điều gì đó mà mình yêu thích về công việc này chứ. Đấy là gì nhỉ?”</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Lúc đầu, bộ não thiếu hợp tác của bạn sẽ tiếp tục đi theo con đường ban đầu của nó và đưa ra một ý nghĩ tiêu cực: “Tôi ghét cái kiểu sai bảo của lão sếp.” Để đáp lại điều đó, hãy bình tĩnh thuyết phục (giống như là bạn đang nói chuyện với một đứa trẻ sáu tuổi ấy), “Vậy thì mình thích điều gì ở nơi này nhỉ?” Chỉ có như vậy bạn mới có thể đạt tới một điều gì đó ít nhất cũng có một phần tích cực, như là, “Cô bé lễ tân rất dễ thương, nhưng mấy gã đàn ông trong công ty thì thật tệ.” Hãy cứ tiếp tục với điều đó và sự tích cực sẽ xuất hiện. “Mình thích cái quán café dưới lầu. Đường đi làm vô cùng thuận tiện. Tiền lương cũng không tệ.” Cứ duy trì những suy nghĩ đó. Điều này cuối cùng cũng phát huy tác dụng. Bạn lúc này đã có thể nhìn thấy chiếc cốc đầy nửa ly.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thường thì sự việc không phải đều xấu hẳn. Hãy rèn luyện cho bộ não của bạn tìm kiếm những điều tốt đẹp và khiến nó tập trung vào suy nghĩ của bạn. Cũng giống như cách bạn lập Danh sách Hạnh phúc, hãy lập ra một danh sách những câu hỏi mà bạn có thể đánh lừa bộ não của mình hướng tới sự tích cực, chẳng hạn như “Mặt tốt của việc này là gì? Tôi thích gì ở điều này?” Hoặc là bạn có thể rút gọn lại với một câu hỏi: “Chiếc cốc đầy nửa ly ở đây là gì?”</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một khi bạn xây dựng được thói quen này, bạn sẽ trở thành bậc thầy trong việc tìm ra mặt tốt của sự việc. Chúng vẫn luôn có đó; chỉ là bạn chưa đi tìm chúng mà thôi. Bộ não của bạn sẽ học được rằng những suy nghĩ tiêu cực không mang lại điều gì hết cả và rằng cách duy nhất để thu được sự chú ý của bạn là nghĩ về những điều tích cực. Và nó sẽ bị chinh phục.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khi bạn nhận thấy thật dễ dàng để định hướng lại cuộc đối thoại, bạn sẽ sẵn sàng thúc đẩy quy trình xa hơn nữa. Lần tới nếu nhận ra một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu mình, hãy đơn giản đáp lại nó với Hãy mang tới cho ta một ý nghĩ hạnh phúc hơn. Đó là tất cả những gì mà bạn cần nói. Như mọi khi, ban đầu bộ não của bạn sẽ cố gắng thoái thác nhiệm vụ này, nhưng nếu như bạn kiên trì, thì nó sẽ tuân theo, và kể từ đó tất cả những gì bạn cần phải làm là nhắc lại câu nói Hãy mang tới cho ta một ý nghĩ hạnh phúc hơn cho tới khi bạn có được nó. Những người làm được điều này đã đến rất gần với trạng thái “làm chủ đầu óc” mà chúng ta chưa ai đạt tới được.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Xin chúc mừng, Bạn, chứ không phải bộ não của bạn, giờ đây mới là CHỦ NHÂN!</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><strong><span style="font-size: 18px">Kẹp Mỏ Vịt</span></strong></p><p><span style="font-size: 18px"> Nếu như bạn đã quan sát cuộc đối thoại một thời gian thì giờ đây bạn sẽ thấy được điều tôi định nói. Có phải đôi khi bạn cảm thấy như có một con vịt đang ở trong đầu mình không? Và nó cứ kêu quàng quạc mãi? Nó hiếm khi nào cho bạn được nghỉ ngơi thư giãn. Con vịt ấy cứ kêu suốt thôi. Sau khi học được cách làm thế nào để cho đầu óc của tôi suy nghĩ tích cực hơn, một lần nọ tôi từng nghe Pete Cohen, tác giả của cuốn Life DIY (tạm dịch: Tự lực trong cuộc sống), bàn về việc tiếng quàng quạc không ngừng kia có thể tác động tới phong độ của các vận động viên đỉnh cao mà ông từng huấn luyện như thế nào, và tôi nhận thấy mình có suy nghĩ như thế này, Giờ thì tôi đã biết cách tạo nên con vịt kêu những tiếng quàng quạc tích cực, nhưng mà Peter nói đúng. Đôi khi tôi ước gì tôi có thể kẹp mỏ con vịt này lại!</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Có rất nhiều phương pháp thiền định phổ biến có thể giúp bạn luyện tập để đạt đến trạng thái yên lặng đó. Chúng thường gắn liền với việc tập trung tâm trí của bạn vào một điều gì đó nằm bên ngoài phạm vi của suy nghĩ: vẻ đẹp của một đoá hoa hồng, ánh sáng lung linh của một ngọn nến, hoặc là hơi thở của bạn</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p> <span style="font-size: 18px">Mặc dù vậy, thiền tập không phải là một lối sống. Đó là một sự rèn luyện để chuẩn bị cho bạn một lối sống. Sự tập luyện có thể mang đến ý nghĩa tốt đẹp nào không nếu như bạn lại quay trở về với lối sống bình thường “căng đầu vì suy nghĩ” khi mà sự luyện tập này chấm dứt? Mục tiêu sau cùng là sống trong trạng thái của sự nhận biết lớn hơn nằm bên ngoài phạm vi phòng tập thiền, để nó có thể trở thành lối sống của bạn suốt cả ngày.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một thói quen khác trong hoạt động của trí óc cũng có thể giúp bạn đạt được điều này. Bộ não còn được biết đến như là bộ xử lý tuần tự trong ngành khoa học máy tính, điều này có nghĩa là nó chỉ có thể tập trung vào một ý nghĩ duy nhất trong một thời điểm. Mặc dù đôi khi có vẻ như là bạn có tới cả triệu ý nghĩ ở trong đầu mình, điều mà bộ não của bạn thực sự làm là lướt qua chúng một cách chóng vánh.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bây giờ bạn hãy dành ra một phút để chơi thử trò sau. Hãy thử nghĩ về hai việc trong cùng một lúc. Hãy cố nghĩ về một việc vui mà bạn vừa trải qua vào cuối tuần trước trong khi đồng thời nhớ lại một cuộc tranh cãi vừa xảy ra với bạn vào ngày hôm qua. Bạn hãy cố gắng nào. Hãy tiếp tục cố gắng. Khó quá, đúng không? Bây giờ thì bạn hãy thử đọc thật to trong lúc cố gắng đếm nhẩm từ số 643 tới số 1 xem sao. Bạn sẽ nhận thấy rằng trong lúc bạn đọc, thì việc đếm sẽ dừng lại. Điều này cũng đúng với cuộc đối thoại nội tâm của bạn. Một việc mỗi lúc là tất cả những gì mà cỗ máy vĩ đại này có thể thực hiện.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hãy nhớ: Đối với bộ não, làm nhiều việc trong một lúc là chuyện không tưởng!</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Chúng ta có thể tận dụng đặc điểm này của bộ não để mang lại lợi ích cho mình. Kỹ thuật dùng để làm con vịt im lặng mà tôi xin kiến nghị ở đây là làm cho bộ não tràn ngập với những việc mà nó không thể nghĩ tới, đánh giá, phán xét – những việc mà nó chỉ có thể quan sát mà thôi. Và cách làm như sau: Hãy hướng sự chú ý của bạn tới bên ngoài bản thân bạn. Quan sát ánh sáng trong căn phòng, tập trung vào bất kỳ đồ vật nào trên bàn làm việc của bạn, ngửi mùi hương cà phê toả ra từ căn bếp, quan sát vân gỗ của chiếc bàn, hay lắng nghe âm thanh của xe cộ trên đường phố dội lại từ xa. Đừng bỏ qua bất cứ điều gì mà không quan sát. Hãy chú ý tới từng chi tiết nhỏ xung quanh mình. Đó là điều mà bạn đã từng làm khi còn là một đứa trẻ. Chỉ quan sát mà thôi.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật thiền và hướng sự chú ý vào bên trong bản thể mình. Tập trung sự chú ý vào cơ thể bạn. Chú ý tới bất kỳ khối cơ nào mà bạn bị đau sau buổi tập thể dục ngày hôm qua hay cơn đau lưng do ngồi tại bàn làm việc quá lâu. Hãy quan sát hơi thở của bạn hay cảm nhận dòng máu đang lưu thông trong cơ thể bạn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hay đón nhận tất cả: sự kích thích vô hạn mà não bạn đã chọn lọc ra để nó có thể giải phóng những chu kỳ não cần thiết để trở nên ám ảnh với những suy nghĩ của chính nó. Hãy chọn ra một việc mà nó có thể xử lý trong một thời điểm để trở thành điều gì đó khác hơn là suy nghĩ. Chất đầy nó với những tín hiệu từ thế giới vật chất để nó ngừng sống trong những bong bóng đối thoại nhỏ của chính mình. Mỗi một bộ lọc mà bạn loại bỏ sẽ cung cấp cho bộ não của bạn một điều gì đó để xử lý và giảm thiểu khả năng của nó trong việc tham gia vào những suy nghĩ vô ích.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Lúc này bạn không hề đánh lừa bộ não của mình với những suy nghĩ tốt đẹp – mà bạn đánh lừa nó với không một ý nghĩ nào hết. Đó là khi sự tĩnh lặng xuất hiện. Và một nụ cười thanh thản nở trên môi!</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tuy vậy, hãy đề cao cảnh giác. Đây có thể là một phần rất khó chịu đối với bộ não của bạn. Rốt cục, nó từng làm chủ, và khả năng của bạn trong việc điều khiển nó sẽ có cảm giác như là một mối đe doạ đối với sự tồn tại của nó. Nó sẽ chống lại bằng cách sinh ra nhiều ý nghĩ hơn nữa. Phản ứng tốt nhất là không làm gì cả và bình tĩnh quan sát thế giới bên trong và bên ngoài. Hãy tiếp tục loại bỏ các bộ lọc cho tới khi sự yên tĩnh quay trở lại.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bằng việc sử dụng kỹ thuật này tôi đã học được cách đơn giản để điều khiển bộ não, ngay cả sau nhiều năm làm một chuyên viên kỹ thuật sử dụng não trái. Đôi khi tôi ngồi nhiều giờ trong một chuyến bay dài với một khuôn mặt ngô nghê và chỉ với những hình ảnh mờ nhạt của ý nghĩ – hoặc không có gì cả – trong đầu mình. Đó chính là thứ hạnh phúc thần tiên. Một nút điều khiển theo yêu cầu đối với tất cả ý nghĩ. Tôi chỉ việc quả quyết nói với bộ não của mình rằng, “Ta muốn mi im lặng, ngay bây giờ!,” loại bỏ bộ lọc cảm giác của mình, và tận hưởng thế giới này mà không có những lời bàn luận của bộ não.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bạn hãy thử mà xem. Đó là một niềm vui không giống với bất kỳ niềm vui nào khác.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hãy nhớ: Hãy học cách làm con vịt im lặng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><strong><span style="font-size: 18px"><img src="https://huongtdao.files.wordpress.com/2017/11/the-matrix.jpg?w=1280" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></span></strong></p><p><strong><span style="font-size: 18px">"Số Một”</span></strong></p><p><span style="font-size: 18px"> Vào năm 1999, trong bộ phim khoa học viễn tưởng The Matrix (tạm dịch: Ma trận), một chương trình giả lập đã được tạo ra bởi các siêu máy tính nhằm mục đích cai trị loài người. Keanu Reeves vào vai Neo, với bí danh “Số 1,” và được lựa chọn để giải phóng cho toàn thể nhân loại. Khi mà anh cuối cùng cũng nhìn ra những hình ảnh và suy nghĩ ảo từng được cấy trong não mình bởi Ma trận, mọi thứ đều trở thành số một và số không ngay trước mắt anh. Quan điểm của người lập trình như tôi cho rằng đây là sự rõ ràng tuyệt đối về tầm nhìn của anh, mà đã dẫn tới khả năng của anh trong việc kiểm soát được toàn bộ hoàn cảnh của mình. Không có gì còn làm hại Neo được nữa. Sự di chuyển nhanh như chớp của các “mật vụ” Ma trận trở nên chậm chạp, và anh có thể dễ dàng ngăn được nắm đấm của chúng và tránh những đường đạn mà không gặp khó khăn gì.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đây chính là mức kỹ năng mà bạn hướng tới khi bạn bắt đầu nhìn thấy rõ Ảo tưởng về Tư duy. Rất nhiều sự hạnh phúc của bạn không hề phụ thuộc vào hoàn cảnh của thế giới xung quanh bạn mà là ở những suy nghĩ bạn tạo ra về chúng. Khi mà bạn học được cách bình tĩnh quan sát cuộc hội thoại và vở kịch, bạn sẽ bắt đầu thấy những số một và số không. Bạn có thể quan sát được các suy nghĩ của mình, biết rằng thứ quyền năng duy nhất mà chúng có thể lấy đi được từ bạn là sức mạnh mà bạn cho phép chúng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Giống như Neo, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng suy nghĩ của mình trôi chậm hơn. Bạn sẽ quan sát từng suy nghĩ một và tránh khỏi sự tấn công của nó. Quan trọng hơn, một khi bạn học được cách ra lệnh cho bộ não mình rút lui và mang tới cho bạn những suy nghĩ tốt đẹp và tích cực hơn, bạn sẽ đạt tới ngưỡng mà bạn nắm toàn bộ quyền kiểm soát. Bạn có thể nói với trí não của mình về điều gì làm nên thế giới xung quanh nó.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Có một điều luôn làm tôi ấn tượng với bộ phim The Matrix chính là gương mặt lãnh đạm của Neo khi mà anh cuối cùng cũng nhìn ra được thế giới thực sự là gì. Trong khi các mật vụ thể hiện đầy đủ cả cảm xúc mỗi khi chúng tấn công, Neo lại không hề thấy xúc động và thản nhiên trước những thứ mà Ma trận tấn công mình. Anh thực hiện những điều cần phải làm, biết rõ rằng trận chiến này đã có được kết quả thắng lợi. Anh đã hoàn toàn thanh thản.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cả bạn nữa cũng có thể trở thành Số 1. Bạn có thể làm dừng lại đường bay nhanh vun vút của những viên đạn trong đầu và bình thản quan sát chúng ở hình dạng chân thực của chúng khi chúng vụt qua.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bạn có thể sẽ mất một khoảng thời gian mới đạt tới điều này. Cho tới khi ấy, bạn không nên đặt ra một mục tiêu nào khác nữa cả. Đây chính là chiếc đai đen của sự kiểm soát tâm trí. Đây chính là sự thanh thản hoàn toàn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Xin đừng để ảo tưởng đánh lừa bạn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hãy nhớ: Bạn không phải là tiếng nói ở trong đầu mình.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bạn Là Ai?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Khi tôi nói về ý nghĩa của việc không đánh đồng làm một với những suy nghĩ của chúng ta, hầu hết mọi người đều mỉm cười nhẹ nhõm. Họ nhận ra rằng họ không cần phải lắng nghe cái con vịt ấy thêm nữa. Nhưng ngay sau đó, một nỗi hoang mang mới lại xuất hiện. Bộ não lại quay trở về trạng thái tấn công đầy kích động, đưa ra một câu hỏi quan trọng: Nếu như tôi không phải là tiếng nói ở trong đầu mình, vậy thì tôi là ai?</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Một câu hỏi thật hay. Bạn hãy thử suy nghĩ về nó một chút trước khi bước sang chương sau.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Người dịch: December Child</span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 178058, member: 288054"] [B][SIZE=5]Lối Suy Nghĩ Hữu Ích [/SIZE][/B] [SIZE=5]Để xoay sở tốt trong thế giới hiện đại bạn cần phân biệt rõ điều gì đang phục vụ bạn và điều gì chống lại bạn. Trong khi đôi lúc ta có cảm giác như thể tất cả các suy nghĩ đều là một chuỗi những lời lảm nhảm vô dụng, thực tế là những suy nghĩ hữu ích nhất của chúng ta lại thường yên lặng. Bộ não của chúng ta thường thực hiện ba loại tư duy: sâu sắc (được sử dụng để giải quyết vấn đề), kinh nghiệm (tập trung vào nhiệm vụ hiện tại), và tường thuật (nói huyên thuyên). Những loại tư duy này hoàn toàn khác biệt với nhau nên chúng diễn ra ở những khu vực khác nhau trong bộ não của chúng ta. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở MIT vào năm 2009 đã chỉ ra các suy nghĩ sâu sắc được thực hiện như thế nào.[1] Sóng não của những người tham gia thí nghiệm được ghi lại trong lúc họ giải các câu đố bằng miệng. Từng người một được yêu cầu nói ra câu trả lời ngay khi họ có được đáp án. Kết quả cho thấy rằng hai khu vực của não, cả hai đều thuộc não phải, tham gia vào việc giải câu đố. Một vùng não hoạt động âm thầm; nhưng chúng ta nhận ra được câu trả lời, dưới dạng một suy nghĩ, ở một phần khác của não – trong vòng tám giây sau đó Thú vị hơn nữa là cả hai phần não nơi mà loại tư duy hữu ích này được thực hiện đều rất khác biệt so với khu vực diễn ra những suy nghĩ liên miên. Điều này đã được chỉ ra trong nghiên cứu thực hiện năm 2007 của trường ĐH University of Toronto, tại đó các nhà nghiên cứu đã quan sát các chức năng não của hai nhóm người tham gia: một nhóm người mới với những suy nghĩ không ngừng và một nhóm người khác đã tham gia khoá học tám tuần về cách tập trung sự chú ý vào hiện tại[2]. Nghiên cứu cho thấy những suy nghĩ liên miên của nhóm thứ nhất thắp sáng vùng trung tâm của não, trong khi nhóm thứ hai (những người đã quen với việc tập trung sự chú ý vào thời điểm hiện tại) lại có sự kích thích ở phần bên phải của bộ não, và cả các phần khác nữa đối với những người thực hiện suy nghĩ sâu sắc. Và đây mới là tin tức tốt: những suy nghĩ liên miên, chỉ là một chức năng não đơn giản, cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng tư duy của chúng ta hoàn toàn không phải là chúng ta – chúng không thể định nghĩa được chúng ta. Một lần nữa, bạn không phải là những suy nghĩ của bạn. Bộ não của bạn tạo ra những suy nghĩ, như là một chức năng sinh học, để phục vụ bạn. Và việc nhận thức rằng mỗi một hình thức tư duy được thực hiện ở một khu vực riêng biệt của não bộ có nghĩa là chúng ta có thể luyện tập cách sử dụng một hình thức tư duy nào đó nhiều hơn hình thức khác. Chúng ta cần tập trung rất lớn vào hiện tại khi thực hiện các nhiệm vụ, và chúng ta cần giải quyết các vấn đề. Đó đều là những chức năng vô cùng hữu dụng. Những gì mà chúng ta không thực sự cần là thành phần tường thuật của tư duy, những tiếng nói vô ích, không hề chấm dứt – phần khiến cho chúng ta cảm thấy hơi điên rồ và khiến ta bị mắc kẹt trong đau khổ. [1] [I]Bhavin R. Sheth, Simone Sandkühler, and Joydeep Bhattacharya, “Posterior Beta and Anterior Gamma Oscillations Predict Cognitive Insight,” Journal of Cognitive Neuroscience 21.7 (2009), [URL]https://www.mitpressjournals.org/doi/abs/10.1162/jocn.2009.21069#.Van3LhOqpTI[/URL].[/I] [I][2] Norman A. S. Farb et al., “Attending to the Present: Mindfulness Meditation Reveals Distinct Neural Modes of Self-Reference,” Social Cognitive and Affective Neuroscience 2.4 (2007), [URL]https://scan.oxfordjournals.org/content/2/4/313.full[/URL].[/I] [/SIZE] [B][SIZE=5] Chu Trình Đau Khổ[/SIZE][/B] [SIZE=5]Khi mà các vị tổ tiên của chúng ta nhận thấy một mối đe doạ trong môi trường bất lợi mà họ sinh sống, nó sẽ kích thích phản xạ chiến đấu-hoặc-chạy trốn. Trong thế giới hiện đại, hầu hết các sự kiện mà chúng ta gặp phải đều chỉ chứa đựng một mối đe doạ đối với sức khoẻ tâm thần hoặc cái tôi của chúng ta. Thường thì không có một cơ chế tồn tại thích hợp nào có thể bảo vệ được chúng ta khỏi những mối đe doạ như vậy. Trong trường hợp thiếu mất phản ứng thoả đáng, bộ não của chúng ta có khuynh hướng đưa sự đe doạ chưa được giải quyết trở đi trở lại liên tục dưới dạng những dòng suy nghĩ bất tận. Theo như Phương trình Hạnh phúc, sự lặp đi lặp lại của suy nghĩ về một sự kiện, so sánh sự không thuận lợi của nó với những kỳ vọng của chúng ta, sẽ dẫn đến đau khổ. Sự bất lực của chúng ta trong việc thực hiện hành động đã gây ra sự lập đi lập lại của những suy nghĩ trong một Chu trình Đau khổ bất tận. [IMG]https://huongtdao.files.wordpress.com/2017/11/cycle-of-suffering.png?w=598&h=336[/IMG] Chúng ta có thể phá vỡ Chu trình đau khổ này bằng cách vô hiệu hoá sự tiêu cực ở mỗi giao điểm của nó. Thực hiện hành động tốt nhất có thể, bất kể kết quả ra sao, là một cách rõ ràng để phá vỡ chu trình này. Một khi hành động được thực thi, tâm trí của chúng ta sẽ tập trung vào những yếu tố thực thi của những việc cần thực hiện, một phần khác của bộ não sẽ tham gia vào quá trình này, và suy nghĩ của chúng ta sẽ chuyển hướng sang việc kiểm soát kết quả của hành động thay vì việc không ngừng tập trung vào ý nghĩ đó. Một cách khác là chấm dứt việc biến suy nghĩ thành sự đau khổ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh các điểm mù của chúng ta nhằm đảm bảo rằng những sự kiện được nhìn nhận theo đúng bản chất của nó, chứ không phải theo như cách mà bộ não của chúng ta nhận định. Điều này sẽ được bàn đến trong chương 9. Nhưng tại sao ta lại để cho chu trình này vận hành ngay từ đầu? Liệu mọi chuyện có trở nên tốt đẹp hơn không nếu cái tiếng nói kia im lặng hơn? [/SIZE] [B][SIZE=5]Kiểm Soát Tiếng Nói[/SIZE][/B] [SIZE=5] Nếu bạn nghĩ về mức độ kiểm soát của bản thân đối với trái tim và các khối cơ trong cơ thể mình, bạn sẽ nhận thấy rằng ở chúng có sự khác biệt. Trái tim của bạn vẫn luôn đập; và việc làm nó ngừng lại không nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Đó là một cỗ máy tự động. Mặt khác, hệ cơ của bạn có một phần nằm dưới quyền kiểm soát của bạn. Mặc dù phản xạ buộc cơ bắp bạn hoạt động theo những cách mà bạn không định trước, thì bạn vẫn có thể ra lệnh cho tay mình mang vác vật nặng khi mà bạn muốn. Cho dù trọng lượng của vật đó có nặng đi chăng nữa, thì bạn hoàn toàn có thể thúc ép các cơ của mình hoạt động hiệu quả hơn. Trong cơ thể bạn có rất nhiều cơ chế tương tự như vậy. Và tôi gọi đó là những cỗ máy có thể điều khiển được. Đây chính là một điểm khác biệt quan trọng. Bộ não của bạn thuộc về loại cỗ máy có thể điều khiển được bởi vì bạn nắm được một phần kiểm soát nó. Bạn có thể ra lệnh cho nó cần phải nghĩ gì, phải suy nghĩ ra sao, hay là ngay cả việc dừng suy nghĩ lại. Bạn chỉ cần luyện tập cách điều khiển nó cho tới khi thành thạo. Điều này hoàn toàn có thể làm được. Vậy đây có phải là một tin tuyệt vời không nào? Kiểm soát bộ não nghe có vẻ na ná như chủ đề của một bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng bạn lại làm điều này mỗi ngày trong đời mình. Việc tập trung vào công việc nhà và lên kế hoạch dự trù tài chính cá nhân hoặc thảo luận một chủ đề cụ thể nào đó với một người bạn đều là những ví dụ của việc nắm quyền kiểm soát bộ não và ra lệnh cho nó cần phải làm gì. Bạn cũng có thể điều khiển cả tiếng nói ở trong đầu mình nữa. Dưới đây là bốn kỹ thuật giúp bạn đạt được điều đó. Mỗi một kỹ thuật này đều được xây dựng nên từ kỹ thuật trước nó, vì vậy bạn hãy cố gắng làm chủ chúng theo thứ tự được liệt kê. Đó đều là những kỹ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi tính kỷ luật. Việc luyện tập sẽ khiến cho chúng trở nên dễ dàng hơn cho tới khi chúng trở thành bản năng thứ hai của bạn. Khi bạn dừng lại việc tập luyện một thời gian, bộ não của bạn sẽ cố gắng quay trở về với những thói quen cũ và đôi khi nó sẽ thành công. Đừng lo lắng. Bạn chỉ việc tử tế và nhẹ nhàng nói với bộ não của mình rằng, “Tôi biết cậu đang làm gì ở đây. Tôi biết điều này rất khó cho cậu. Nếu như bây giờ mà cậu cứ đi dạo chơi đâu đó, thì mọi chuyện sẽ tốt hơn hẳn cho cả hai ta.” [/SIZE] [B][SIZE=5]Quan Sát Cuộc Đối Thoại[/SIZE][/B] [SIZE=5] Đầu tiên, bạn hãy dành ra thời gian để làm quen với con quái vật mà bạn đang chinh phục. Cách tốt nhất để làm điều này là ngồi yên lặng và quan sát những gì đang diễn ra bên trong đầu bạn một cách thường xuyên nhất có thể. Kỹ thuật này được gọi là “quan sát cuộc đối thoại.” Đừng kháng cự những suy nghĩ sẽ xuất hiện. Thay vì vậy, cứ tiếp tục quan sát chúng khi chúng lướt qua đầu óc bạn. Hãy quan sát một ý nghĩ – rồi để nó trôi đi và nhắc nhở bản thân rằng cái suy nghĩ này không phải là bạn. Suy nghĩ đến và đi. Chúng không có quyền kiểm soát bạn trừ khi bạn cho phép chúng. Khi bạn nắm vững kỹ thuật quan sát cuộc đối thoại diễn ra trong đầu mình bạn sẽ cảm thấy như thể mình đang xem một tập phim Seinfeld (là bộ sitcom nổi tiếng của Mỹ trong những năm 1990 mà tôi vô cùng yêu thích), một chương trình chẳng nói về điều gì gì hết cả. Bạn theo dõi một cách chăm chú, cười liên hồi, và vẫn không nhất thiết phải tham gia vào câu chuyện. Hãy để bộ não của bạn lên tiếng như là những nhân vật trong bộ phim sitcom vậy. Bây giờ bạn đã biết rằng những suy nghĩ kia không phải là bạn, thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn nhiều trong việc không bị làm phiền hay quấy rầy bởi chúng. Hãy quan sát từng suy nghĩ một mỗi khi nó xuất hiện – rồi để cho nó trôi đi. Bạn hãy làm điều này khi đang trên đường đi làm, khi bạn phải đợi ai đó trong một cuộc hẹn, hay bất kỳ khi nào bạn có thời gian rảnh dù chỉ một phút. Hãy biến nó trở thành một sở thích lúc rảnh rỗi của bạn, trở thành bộ phim sitcom chỉ của riêng bạn, “chương trình về không gì cả” của chính bạn. Và đây là phần hay ho nhất: bạn càng sớm làm chủ nghệ thuật quan sát một ý nghĩ và để nó trôi đi, thì tâm trí bạn sẽ nhanh chóng cạn kiệt chủ đề để đưa ra. Nó chỉ có thể tiếp tục khi mà bạn bám vào một ý tưởng nào đó. Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước việc làm thế nào mà bộ não của bạn lại chóng bị thuần hoá đến thế. Nó sẽ làm dịu lại dòng suy nghĩ điên cuồng, hung hăng, và liên miên. Một khi bạn cảm thấy được điều đó, hãy chuyển sang kỹ thuật tiếp theo. Quan Sát Vở Kịch Chẳng một ai lại có khả năng buông bỏ mọi suy nghĩ cả. Đôi khi một ý tưởng nào đó sẽ bám riết lấy ta. Bạn sẽ thấy những dấu hiệu sau: bạn sẽ hoàn toàn chìm đắm vào trong luồng suy nghĩ và ít nhận thức được phần còn lại của thế giới xung quanh mình. Khi mà bạn nhận thấy điều này xảy ra, thì đó chính là cơ hội để bạn học cách quan sát màn kịch. Hãy bắt đầu bằng việc thừa nhận các cảm giác của bạn, thứ cảm xúc được kích hoạt bởi một ý nghĩ nào đó. Bạn không nên kháng cự lại nó. Cứ để cho nó diễn ra. Bạn có thể sẽ muốn đào sâu vào suy nghĩ ấy hơn, không phải để giải quyết vấn đề mà là để cố gắng hiểu rõ nó hơn. Hãy tự hỏi bản thân mình rằng tại sao bạn lại cảm thấy tức giận hay kích động như vậy. Có suy nghĩ nào đã dẫn bạn tới điều này? Trong suốt một thời gian dài tôi từng cảm thấy rất khó chịu trước tiếng trẻ con khóc lóc và đùa giỡn quanh mình cứ mỗi khi tôi vào một quán café và tận hưởng quãng thời gian yên tĩnh tại đó. Chúng có vẻ như luôn xuất hiện mỗi khi tôi tới đó. Bạn có tin không, ngay cả khi viết đoạn này tôi cũng đang ngồi trong một quán café gần như vắng tanh – ngoại trừ việc có mấy đứa nhóc đang hò hét ở chiếc bàn ngay phía sau tôi đây. Trước đây tôi sẽ sục sôi với những suy nghĩ đầy giận dữ. Tại sao mấy ông bố bà mẹ kia không làm gì đi? Chẳng lẽ bọn họ không cảm thấy phải có trách nhiệm hay biết tôn trọng người khác à? Càng suy nghĩ, tôi lại càng thấy giận hơn, cho tới một ngày nọ tôi học được cách quan sát vở kịch. Thay vì tập trung vào những đứa trẻ ồn ào kia, tôi học được cách quan sát cái suy nghĩ đã làm nảy sinh sự giận dữ trong tôi. Và rồi tôi tự hỏi bản thân mình, Tại sao tôi lại có những cảm xúc nóng nảy đến thế? Tại sao tôi lại cảm thấy tức giận thế này? Tại sao tiếng la hét của bọn trẻ lại làm tôi bực mình trong khi tiếng nhạc cũng rất to? (Thực ra tôi là một fan cuồng nhiệt của dòng nhạc heavy metal. Và rõ ràng là lũ trẻ không thể ồn ào hơn thứ nhạc ấy được.) Và rồi mọi thứ trở nên rõ ràng. Khi mà tôi còn là một ông bố trẻ, mặt trời của tôi, Aya, luôn tràn đầy năng lượng. (Con bé đến giờ vẫn vậy.) Bất kỳ khi nào chúng tôi ra ngoài, con bé luôn là thành phần gây tiếng ồn. Tôi vẫn còn nhớ khi ấy mình cảm thấy xấu hổ và lúng túng ra sao. Nó làm tổn thương cái tôi của tôi khi là một ông bố không thể “quản lý” nổi con cái mình. Và điều này làm tôi thấy tội lỗi bởi vì tôi thật sự không muốn phá hỏng quãng thời gian yên tĩnh của những người khác. Giờ thì tôi lại trở thành một nhân vật khác trong nỗi xấu hổ của mình, nhân vật đã bị tôi phá hỏng sự bình yên. Nhiều năm sau đó bộ não của tôi vẫn còn liên kết tiếng la hét của một đứa trẻ với những cảm giác xấu hổ và tội lỗi đó. Chính thế! Một khi tôi nhìn ra được nguyên do dẫn đến cảm xúc của mình, chúng thành ra dễ dàng điều chỉnh hơn. Bọn trẻ không còn làm phiền tôi được nữa. Chúng cứ việc la hét – và tôi thì cứ bình tĩnh thôi. Gần đây, những tiếng ồn ấy gợi lại trong tôi hồi ức về việc hồi nhỏ Aya mới dễ thương làm sao, và tôi lại muốn mỉm cười. Tôi nhớ đến việc con bé sử dụng toàn bộ thứ năng lượng ấy để trở thành một người nghệ sĩ ra sao và làm thế nào mà con bé lại thành ra chu du khắp thế giới này còn nhiều hơn cả tôi nữa. Cùng một sự việc từng khiến tôi tức giận thì giờ đây lại làm tôi hạnh phúc. Điều chỉnh lại suy nghĩ cũng sẽ làm thay đổi cảm xúc của bạn. Lúc này đây lại có một gia đình khác kéo xe đẩy tới chiếc bàn kế bên tôi. Tôi thề là tôi không nói điêu một chút nào. Tiếng ồn vang lên, và tôi thì ngồi đây mỉm cười. Ba nhớ con quá đi thôi, bé con Aya của ba ơi. Hãy bắt đầu quan sát vở kịch. Hành động đơn giản của việc cố gắng theo đuổi cảm xúc dẫn tới ý nghĩ đã tạo ra nó sẽ mang tới cho bạn bài tập thở cần thiết để bình tĩnh lại. Hãy tập trung vào những liên kết ở phần não chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề của bạn, và điều này sẽ giúp bạn chấm dứt những tiếng nói liên miên không dứt vì nó giúp bạn định vị được suy nghĩ ban đầu ấy. Khi bạn quan sát nó một cách rõ ràng, bạn sẽ nhận ra rằng nó thường không đúng, và chắc chắn là không xứng đáng với cái giá mà bạn đã bỏ ra để duy trì nó. Khi bạn đã quen với việc luyện tập này, bạn sẽ nhận thấy các khuôn mẫu lặp đi lặp lại của bộ não. Bạn có thể đọc được các mánh khoé của bộ não như đọc một cuốn sách vậy, và khi nó làm như vậy bạn sẽ chỉ đơn giản mỉm cười và nói rằng: “Haha, mi ngốc quá, não ạ! Tại sao mi lại không đưa ra được một ý nghĩ tốt hơn thế này nhỉ?” [/SIZE] [B][SIZE=5]Hãy Mang Tới Cho Tôi Ý Nghĩ Tốt Hơn[/SIZE][/B] [SIZE=5] Khi một ý nghĩ tiêu cực nảy ra, có thể sẽ rất khó để dập tắt nó. Một bộ não chưa được thuần hoá cần tới một ý nghĩ để bấu víu vào. Và nhìn chung, việc loại bỏ một ý nghĩ thường sẽ tạo ra một khoảng trống mà nhanh chóng được lấp đầy bởi một ý nghĩ khác tới từ cùng một cung bậc cảm xúc như thế – một suy nghĩ tiêu cực khác. Đó là lý do tại sao mà khi bạn ở trong một nơi tối tăm thì cả thế giới này có vẻ như sẽ sụp đổ đến nơi. Bạn có khuynh hướng bị nuốt gọn bởi ý nghĩ tiêu cực này đến ý nghĩ tiêu cực khác. Chỉ có bạn mới đủ khả năng để phá vỡ cái vòng lặp này! Hãy lấp đầy chỗ trống ấy với một ý nghĩ hạnh phúc nhằm đảm bảo rằng không còn chỗ cho một ý nghĩ tiêu cực nào khác có thể chen vào. Và đó là khi mà niềm vui bắt đầu. Điều này rất đơn giản. Hãy nhìn vào từ in đậm ở dưới đây. Bạn hãy dành ra vài giây để tập trung hoàn toàn vào đó. CON VOI [IMG]https://huongtdao.files.wordpress.com/2017/11/chuong-3-elephants.png[/IMG] Liệu tôi có thể hỏi bây giờ bạn đang nghĩ đến điều gì hay không? Có phải đó là một con voi hay không? Bất kể bạn đang suy nghĩ đến điều gì trước đó, tôi cá là suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi khi mà bạn đọc từ con voi. Hãy nhớ: Bộ não của bạn có thể bị đánh lừa! Dường như có vẻ đơn giản như vậy đấy, đây là một lỗ hổng lớn trong vòng tròn tư duy của não bạn. Khả năng tác động của cánh cửa bí mật này là hoàn toàn có thể dự đoán được. Mỗi lần bộ não của bạn bị hấp dẫn bởi một ý nghĩ thì nó sẽ mắc bẫy. Nó không thể tự cứu lấy mình! Chúng ta có thể lợi dụng điều này. Bạn có thể lừa bộ não của bạn tập trung vào bất cứ điều gì bạn muốn chỉ bằng cách đưa điều đó vào trong ý thức. Với vô số sự lựa chọn, bạn nên yêu cầu bộ não của mình nghĩ đến điều gì? Vâng, bạn hiểu ý tôi rồi đấy: Hãy nhớ: Những ý nghĩ hạnh phúc. Nếu như bạn có thể đánh lừa bộ não của mình bằng bất kỳ ý nghĩ nào mà bạn muốn, vậy thì tại sao bạn lại không đánh lừa nó với bất cứ điều nào khác? Một lần nọ, khi Aya mới có năm tuổi, con bé cứ khóc thút thít trong khi tôi cố gắng giải thích cho con bé hiểu rằng vì sao nó lại không nên khóc vì những điều làm nó khó chịu. Vô cùng dễ thương, con bé nhìn tôi với khuôn mặt tèm lem nước mắt và bảo rằng, “Ba ơi, khi con khóc con đâu có nói với con về thứ làm con khóc ạ. Nếu ba muốn con thấy vui, thì ba cù con đi.” Dĩ nhiên là vậy! Sự thông thái đơn giản này đã ám ảnh tôi. Chúng ta tin rằng mình cần phải có một giải pháp để cho nỗi bất hạnh của chúng ta biến mất, nhưng thường thì lý do khiến chúng ta không hạnh phúc lại rất phi lý, và vì thế ta không tài nào tìm được giải pháp thực thụ, cũng như là vậy đối với những lập luận sai lầm. Vì thế cách đơn giản nhất để trở nên hạnh phúc là hãy cứ hạnh phúc. Hãy bỏ đi những suy nghĩ không vui vẻ, thay thế nó bằng một suy nghĩ vui vẻ, và để mọi chuyện thuận theo tự nhiên. Kể từ giờ trở đi, bất cứ khi nào một suy nghĩ ưu phiền xuất hiện, hãy đơn giản đánh lừa bộ não bạn bằng cách nghĩ về một điều gì đó khác. Đôi khi cuộc đời không cần gì hơn thế! Dù vậy, có một điều quan trọng cần ghi nhớ: các suy nghĩ sâu sắc hơn diễn ra ở phần vô thức của não bạn. Không giống như suy nghĩ có ý thức của bạn, mà được truyền tải bằng ngôn ngữ, tâm vô thức của bạn đã phát triển từ rất lâu trước khi bạn có thể sử dụng được ngôn ngữ, vì vậy hình ảnh thị giác và cảm giác chính là nhiên liệu đầu vào của nó. Điều này xảy ra bởi vì không có hình ảnh nào tương ứng với từ không. Tâm vô thức của bạn không thể xử lý một vấn đề tiêu cực. Trong tiềm thức của mình bạn có thể đơn giản phủ nhận một ý tưởng, như là “không đau khổ.” Nhưng tâm vô thức của bạn sẽ ghi nhận ý tưởng đó và chỉ nghĩ về từ mà nó hiểu được – cái từ mà bạn muốn phủ định: đau khổ. Thay vì phủ nhận một khái niệm bạn cần phải thay thế nó bằng một khái niệm hoàn toàn trái ngược. Chừng nào tâm vô thức của bạn còn hoạt động; bạn không thể nghĩ về việc không đau khổ; mà bạn chỉ có thể nghĩ về hạnh phúc. Thay vì cố gắng nghĩ về việc không phải chịu đựng một công việc mà bạn không hề thích, hãy nghĩ đến một công việc khác. Thay vì nghĩ tới sự kết thúc của một mối quan hệ, hãy nghĩ về một mối quan hệ mới mà bạn muốn được bắt đầu. Đó chính là cách để hướng tư duy của bạn tới những suy nghĩ hạnh phúc. Hãy nhớ: Hạnh phúc luôn được tìm thấy ở mặt tích cực của mọi quan niệm. Cách dễ dàng nhất nhất để có được cả một kho ý nghĩ hạnh phúc là sử dụng Danh sách Hạnh phúc của bạn (trong chương 1). Một ý nghĩ về hạnh phúc không nhất thiết phải liên kết tới chủ đề tối tăm nào làm bạn chệch hướng. Bất kỳ một ý nghĩ về hạnh phúc nào trong danh sách này đều có thể cắt bỏ dòng suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn bằng cách lấp đầy khoảng trống. Một khi dòng suy nghĩ tiêu cực đã bị phá vỡ, bạn sẽ nhận ra rằng việc tiếp tục suy nghĩ với một quan điểm tích cực sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nếu như ban đầu bạn thấy kỹ thuật này thật khó, hãy viết ra Danh sách Hạnh phúc của bạn trên một mảnh giấy và luôn mang nó theo bên mình. Hay bạn có biết một cách còn hay hơn nữa không? Hãy lưu giữ hình ảnh của những suy nghĩ về hạnh phúc của bạn trong điện thoại để lúc nào bạn cũng có thể dùng đến. Trong nhiều năm tôi đã đi khắp mọi nơi với một tập tin bao gồm mười chín ý nghĩ về hạnh phúc trong đó. Giờ thì tôi chẳng cần phải xem lại nó nữa; những hình ảnh chính xác cứ thế tự động hiện ra trong đầu tôi để đẩy suy nghĩ tiêu cực kia đi. Khi trạng thái của tôi được khôi phục trở lại với tâm trí tích cực, tôi bắt đầu tập trung vào thách thức trước mắt, đặc biệt là những phần đã chắc chắn nằm trong tầm kiểm soát của tôi, và tôi sử dụng năng lượng tích cực và những suy nghĩ hữu ích để khiến sự việc trở nên tốt đẹp hơn. Một cách hay hơn để tận dụng Danh sách Hạnh phúc là sử dụng nó một cách chủ động thay vì bị động. Hãy lấy ra danh sách của bạn nhiều lần trong ngày và tập trung vào đó. Bạn có thể sẽ thấy được những tác động tốt đẹp từ nó nên bạn sẽ không còn cần phải đợi tới tận khi có một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện nữa. Bạn càng giữ cho đầu óc mình ở trong trạng thái tích cực càng lâu, thì nó càng khó chuyển sang trạng thái tiêu cực hơn, và do đó phần vô ích đó của não bạn sẽ càng thu nhỏ lại (nếu như mà bạn không sử dụng tới nó, thì bạn sẽ may mắn mất đi nó.) Với việc luyện tập, bạn có thể tiến thêm một bước nữa. Bạn có thể học cách đánh lừa bộ não mình với những ý nghĩ hạnh phúc gắn liền với những chủ đề mà bộ não nghĩ về chúng một cách tiêu cực. Tất cả những gì bạn cần phải làm là chuẩn bị trước một số câu hỏi mà có thể tìm kiếm mặt tích cực của bất kỳ vấn đề nào. Chúng ta hãy lấy ví dụ, với ỹ nghĩ “Tôi ghét công việc của mình.” Nếu như bạn cứ bỏ mặc cái suy nghĩ ấy trong đầu mình, nó sẽ tiếp nhận cái suy nghĩ đó và đẩy nó đi xa hơn nữa tới tất cả những điều khiến cho bạn cảm thấy khổ sở trong công việc. Thay vì vậy, bạn hãy đánh lừa bộ não với một câu hỏi như “Hẳn phải có điều gì đó mà mình yêu thích về công việc này chứ. Đấy là gì nhỉ?” Lúc đầu, bộ não thiếu hợp tác của bạn sẽ tiếp tục đi theo con đường ban đầu của nó và đưa ra một ý nghĩ tiêu cực: “Tôi ghét cái kiểu sai bảo của lão sếp.” Để đáp lại điều đó, hãy bình tĩnh thuyết phục (giống như là bạn đang nói chuyện với một đứa trẻ sáu tuổi ấy), “Vậy thì mình thích điều gì ở nơi này nhỉ?” Chỉ có như vậy bạn mới có thể đạt tới một điều gì đó ít nhất cũng có một phần tích cực, như là, “Cô bé lễ tân rất dễ thương, nhưng mấy gã đàn ông trong công ty thì thật tệ.” Hãy cứ tiếp tục với điều đó và sự tích cực sẽ xuất hiện. “Mình thích cái quán café dưới lầu. Đường đi làm vô cùng thuận tiện. Tiền lương cũng không tệ.” Cứ duy trì những suy nghĩ đó. Điều này cuối cùng cũng phát huy tác dụng. Bạn lúc này đã có thể nhìn thấy chiếc cốc đầy nửa ly. Thường thì sự việc không phải đều xấu hẳn. Hãy rèn luyện cho bộ não của bạn tìm kiếm những điều tốt đẹp và khiến nó tập trung vào suy nghĩ của bạn. Cũng giống như cách bạn lập Danh sách Hạnh phúc, hãy lập ra một danh sách những câu hỏi mà bạn có thể đánh lừa bộ não của mình hướng tới sự tích cực, chẳng hạn như “Mặt tốt của việc này là gì? Tôi thích gì ở điều này?” Hoặc là bạn có thể rút gọn lại với một câu hỏi: “Chiếc cốc đầy nửa ly ở đây là gì?” Một khi bạn xây dựng được thói quen này, bạn sẽ trở thành bậc thầy trong việc tìm ra mặt tốt của sự việc. Chúng vẫn luôn có đó; chỉ là bạn chưa đi tìm chúng mà thôi. Bộ não của bạn sẽ học được rằng những suy nghĩ tiêu cực không mang lại điều gì hết cả và rằng cách duy nhất để thu được sự chú ý của bạn là nghĩ về những điều tích cực. Và nó sẽ bị chinh phục. Khi bạn nhận thấy thật dễ dàng để định hướng lại cuộc đối thoại, bạn sẽ sẵn sàng thúc đẩy quy trình xa hơn nữa. Lần tới nếu nhận ra một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu mình, hãy đơn giản đáp lại nó với Hãy mang tới cho ta một ý nghĩ hạnh phúc hơn. Đó là tất cả những gì mà bạn cần nói. Như mọi khi, ban đầu bộ não của bạn sẽ cố gắng thoái thác nhiệm vụ này, nhưng nếu như bạn kiên trì, thì nó sẽ tuân theo, và kể từ đó tất cả những gì bạn cần phải làm là nhắc lại câu nói Hãy mang tới cho ta một ý nghĩ hạnh phúc hơn cho tới khi bạn có được nó. Những người làm được điều này đã đến rất gần với trạng thái “làm chủ đầu óc” mà chúng ta chưa ai đạt tới được. Xin chúc mừng, Bạn, chứ không phải bộ não của bạn, giờ đây mới là CHỦ NHÂN! [/SIZE] [B][SIZE=5]Kẹp Mỏ Vịt[/SIZE][/B] [SIZE=5] Nếu như bạn đã quan sát cuộc đối thoại một thời gian thì giờ đây bạn sẽ thấy được điều tôi định nói. Có phải đôi khi bạn cảm thấy như có một con vịt đang ở trong đầu mình không? Và nó cứ kêu quàng quạc mãi? Nó hiếm khi nào cho bạn được nghỉ ngơi thư giãn. Con vịt ấy cứ kêu suốt thôi. Sau khi học được cách làm thế nào để cho đầu óc của tôi suy nghĩ tích cực hơn, một lần nọ tôi từng nghe Pete Cohen, tác giả của cuốn Life DIY (tạm dịch: Tự lực trong cuộc sống), bàn về việc tiếng quàng quạc không ngừng kia có thể tác động tới phong độ của các vận động viên đỉnh cao mà ông từng huấn luyện như thế nào, và tôi nhận thấy mình có suy nghĩ như thế này, Giờ thì tôi đã biết cách tạo nên con vịt kêu những tiếng quàng quạc tích cực, nhưng mà Peter nói đúng. Đôi khi tôi ước gì tôi có thể kẹp mỏ con vịt này lại! Có rất nhiều phương pháp thiền định phổ biến có thể giúp bạn luyện tập để đạt đến trạng thái yên lặng đó. Chúng thường gắn liền với việc tập trung tâm trí của bạn vào một điều gì đó nằm bên ngoài phạm vi của suy nghĩ: vẻ đẹp của một đoá hoa hồng, ánh sáng lung linh của một ngọn nến, hoặc là hơi thở của bạn Mặc dù vậy, thiền tập không phải là một lối sống. Đó là một sự rèn luyện để chuẩn bị cho bạn một lối sống. Sự tập luyện có thể mang đến ý nghĩa tốt đẹp nào không nếu như bạn lại quay trở về với lối sống bình thường “căng đầu vì suy nghĩ” khi mà sự luyện tập này chấm dứt? Mục tiêu sau cùng là sống trong trạng thái của sự nhận biết lớn hơn nằm bên ngoài phạm vi phòng tập thiền, để nó có thể trở thành lối sống của bạn suốt cả ngày. Một thói quen khác trong hoạt động của trí óc cũng có thể giúp bạn đạt được điều này. Bộ não còn được biết đến như là bộ xử lý tuần tự trong ngành khoa học máy tính, điều này có nghĩa là nó chỉ có thể tập trung vào một ý nghĩ duy nhất trong một thời điểm. Mặc dù đôi khi có vẻ như là bạn có tới cả triệu ý nghĩ ở trong đầu mình, điều mà bộ não của bạn thực sự làm là lướt qua chúng một cách chóng vánh. Bây giờ bạn hãy dành ra một phút để chơi thử trò sau. Hãy thử nghĩ về hai việc trong cùng một lúc. Hãy cố nghĩ về một việc vui mà bạn vừa trải qua vào cuối tuần trước trong khi đồng thời nhớ lại một cuộc tranh cãi vừa xảy ra với bạn vào ngày hôm qua. Bạn hãy cố gắng nào. Hãy tiếp tục cố gắng. Khó quá, đúng không? Bây giờ thì bạn hãy thử đọc thật to trong lúc cố gắng đếm nhẩm từ số 643 tới số 1 xem sao. Bạn sẽ nhận thấy rằng trong lúc bạn đọc, thì việc đếm sẽ dừng lại. Điều này cũng đúng với cuộc đối thoại nội tâm của bạn. Một việc mỗi lúc là tất cả những gì mà cỗ máy vĩ đại này có thể thực hiện. Hãy nhớ: Đối với bộ não, làm nhiều việc trong một lúc là chuyện không tưởng! Chúng ta có thể tận dụng đặc điểm này của bộ não để mang lại lợi ích cho mình. Kỹ thuật dùng để làm con vịt im lặng mà tôi xin kiến nghị ở đây là làm cho bộ não tràn ngập với những việc mà nó không thể nghĩ tới, đánh giá, phán xét – những việc mà nó chỉ có thể quan sát mà thôi. Và cách làm như sau: Hãy hướng sự chú ý của bạn tới bên ngoài bản thân bạn. Quan sát ánh sáng trong căn phòng, tập trung vào bất kỳ đồ vật nào trên bàn làm việc của bạn, ngửi mùi hương cà phê toả ra từ căn bếp, quan sát vân gỗ của chiếc bàn, hay lắng nghe âm thanh của xe cộ trên đường phố dội lại từ xa. Đừng bỏ qua bất cứ điều gì mà không quan sát. Hãy chú ý tới từng chi tiết nhỏ xung quanh mình. Đó là điều mà bạn đã từng làm khi còn là một đứa trẻ. Chỉ quan sát mà thôi. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật thiền và hướng sự chú ý vào bên trong bản thể mình. Tập trung sự chú ý vào cơ thể bạn. Chú ý tới bất kỳ khối cơ nào mà bạn bị đau sau buổi tập thể dục ngày hôm qua hay cơn đau lưng do ngồi tại bàn làm việc quá lâu. Hãy quan sát hơi thở của bạn hay cảm nhận dòng máu đang lưu thông trong cơ thể bạn. Hay đón nhận tất cả: sự kích thích vô hạn mà não bạn đã chọn lọc ra để nó có thể giải phóng những chu kỳ não cần thiết để trở nên ám ảnh với những suy nghĩ của chính nó. Hãy chọn ra một việc mà nó có thể xử lý trong một thời điểm để trở thành điều gì đó khác hơn là suy nghĩ. Chất đầy nó với những tín hiệu từ thế giới vật chất để nó ngừng sống trong những bong bóng đối thoại nhỏ của chính mình. Mỗi một bộ lọc mà bạn loại bỏ sẽ cung cấp cho bộ não của bạn một điều gì đó để xử lý và giảm thiểu khả năng của nó trong việc tham gia vào những suy nghĩ vô ích. Lúc này bạn không hề đánh lừa bộ não của mình với những suy nghĩ tốt đẹp – mà bạn đánh lừa nó với không một ý nghĩ nào hết. Đó là khi sự tĩnh lặng xuất hiện. Và một nụ cười thanh thản nở trên môi! Tuy vậy, hãy đề cao cảnh giác. Đây có thể là một phần rất khó chịu đối với bộ não của bạn. Rốt cục, nó từng làm chủ, và khả năng của bạn trong việc điều khiển nó sẽ có cảm giác như là một mối đe doạ đối với sự tồn tại của nó. Nó sẽ chống lại bằng cách sinh ra nhiều ý nghĩ hơn nữa. Phản ứng tốt nhất là không làm gì cả và bình tĩnh quan sát thế giới bên trong và bên ngoài. Hãy tiếp tục loại bỏ các bộ lọc cho tới khi sự yên tĩnh quay trở lại. Bằng việc sử dụng kỹ thuật này tôi đã học được cách đơn giản để điều khiển bộ não, ngay cả sau nhiều năm làm một chuyên viên kỹ thuật sử dụng não trái. Đôi khi tôi ngồi nhiều giờ trong một chuyến bay dài với một khuôn mặt ngô nghê và chỉ với những hình ảnh mờ nhạt của ý nghĩ – hoặc không có gì cả – trong đầu mình. Đó chính là thứ hạnh phúc thần tiên. Một nút điều khiển theo yêu cầu đối với tất cả ý nghĩ. Tôi chỉ việc quả quyết nói với bộ não của mình rằng, “Ta muốn mi im lặng, ngay bây giờ!,” loại bỏ bộ lọc cảm giác của mình, và tận hưởng thế giới này mà không có những lời bàn luận của bộ não. Bạn hãy thử mà xem. Đó là một niềm vui không giống với bất kỳ niềm vui nào khác. Hãy nhớ: Hãy học cách làm con vịt im lặng. [/SIZE] [B][SIZE=5][IMG]https://huongtdao.files.wordpress.com/2017/11/the-matrix.jpg?w=1280[/IMG] "Số Một”[/SIZE][/B] [SIZE=5] Vào năm 1999, trong bộ phim khoa học viễn tưởng The Matrix (tạm dịch: Ma trận), một chương trình giả lập đã được tạo ra bởi các siêu máy tính nhằm mục đích cai trị loài người. Keanu Reeves vào vai Neo, với bí danh “Số 1,” và được lựa chọn để giải phóng cho toàn thể nhân loại. Khi mà anh cuối cùng cũng nhìn ra những hình ảnh và suy nghĩ ảo từng được cấy trong não mình bởi Ma trận, mọi thứ đều trở thành số một và số không ngay trước mắt anh. Quan điểm của người lập trình như tôi cho rằng đây là sự rõ ràng tuyệt đối về tầm nhìn của anh, mà đã dẫn tới khả năng của anh trong việc kiểm soát được toàn bộ hoàn cảnh của mình. Không có gì còn làm hại Neo được nữa. Sự di chuyển nhanh như chớp của các “mật vụ” Ma trận trở nên chậm chạp, và anh có thể dễ dàng ngăn được nắm đấm của chúng và tránh những đường đạn mà không gặp khó khăn gì. Đây chính là mức kỹ năng mà bạn hướng tới khi bạn bắt đầu nhìn thấy rõ Ảo tưởng về Tư duy. Rất nhiều sự hạnh phúc của bạn không hề phụ thuộc vào hoàn cảnh của thế giới xung quanh bạn mà là ở những suy nghĩ bạn tạo ra về chúng. Khi mà bạn học được cách bình tĩnh quan sát cuộc hội thoại và vở kịch, bạn sẽ bắt đầu thấy những số một và số không. Bạn có thể quan sát được các suy nghĩ của mình, biết rằng thứ quyền năng duy nhất mà chúng có thể lấy đi được từ bạn là sức mạnh mà bạn cho phép chúng. Giống như Neo, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng suy nghĩ của mình trôi chậm hơn. Bạn sẽ quan sát từng suy nghĩ một và tránh khỏi sự tấn công của nó. Quan trọng hơn, một khi bạn học được cách ra lệnh cho bộ não mình rút lui và mang tới cho bạn những suy nghĩ tốt đẹp và tích cực hơn, bạn sẽ đạt tới ngưỡng mà bạn nắm toàn bộ quyền kiểm soát. Bạn có thể nói với trí não của mình về điều gì làm nên thế giới xung quanh nó. Có một điều luôn làm tôi ấn tượng với bộ phim The Matrix chính là gương mặt lãnh đạm của Neo khi mà anh cuối cùng cũng nhìn ra được thế giới thực sự là gì. Trong khi các mật vụ thể hiện đầy đủ cả cảm xúc mỗi khi chúng tấn công, Neo lại không hề thấy xúc động và thản nhiên trước những thứ mà Ma trận tấn công mình. Anh thực hiện những điều cần phải làm, biết rõ rằng trận chiến này đã có được kết quả thắng lợi. Anh đã hoàn toàn thanh thản. Cả bạn nữa cũng có thể trở thành Số 1. Bạn có thể làm dừng lại đường bay nhanh vun vút của những viên đạn trong đầu và bình thản quan sát chúng ở hình dạng chân thực của chúng khi chúng vụt qua. Bạn có thể sẽ mất một khoảng thời gian mới đạt tới điều này. Cho tới khi ấy, bạn không nên đặt ra một mục tiêu nào khác nữa cả. Đây chính là chiếc đai đen của sự kiểm soát tâm trí. Đây chính là sự thanh thản hoàn toàn. Xin đừng để ảo tưởng đánh lừa bạn. Hãy nhớ: Bạn không phải là tiếng nói ở trong đầu mình. Bạn Là Ai? Khi tôi nói về ý nghĩa của việc không đánh đồng làm một với những suy nghĩ của chúng ta, hầu hết mọi người đều mỉm cười nhẹ nhõm. Họ nhận ra rằng họ không cần phải lắng nghe cái con vịt ấy thêm nữa. Nhưng ngay sau đó, một nỗi hoang mang mới lại xuất hiện. Bộ não lại quay trở về trạng thái tấn công đầy kích động, đưa ra một câu hỏi quan trọng: Nếu như tôi không phải là tiếng nói ở trong đầu mình, vậy thì tôi là ai? Một câu hỏi thật hay. Bạn hãy thử suy nghĩ về nó một chút trước khi bước sang chương sau. Người dịch: December Child[/SIZE] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
VĂN HÓA - ĐỜI SỐNG
Sách hay mỗi ngày
Sách khoa học, giáo dục
Phương trình hạnh phúc
Top