Tiểu luận/Luận văn Phương pháp làm Luận văn và Tiểu luận

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Làm tiểu luận là một trong những công việc mà người sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập tại trường đại học. Để làm tốt tiểu luận, cần phải nắm được các yêu cầu của tiểu luận. Phần này sẽ trình bày vắn tắt các yêu cầu đó, bao gồm : Yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về phương pháp.

Phần I:

YÊU CẦU CỦA TIỂU LUẬN

I.1: Yêu cầu về nội dung

_Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

I.2: Yêu cầu về hình thức

_Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng qui cách, bao gồm các điểm chính :

+Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4.

+In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt.

+Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines).

+Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in.

_Về hình thức, tiểu luận bao gồm các thành phần chính sau :

+Bìa : Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp.

+Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường.

+Lời cảm ơn (nếu cần)

+Mục lục

+Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3).

+Danh mục tài liệu tham khảo

+Phụ lục (nếu cần)

I.3: Yêu cầu về phương pháp

_Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.

Phần II:

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIỂU LUẬN

_Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận.

_Phần này trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận (*), bao gồm các bước :

+Xác định đề tài

+Tập hợp thông tin,

+Lập đề cương

+Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu

+Hoàn thiện tiểu luận

(*) Tất nhiên, tùy theo môn học và đề tài mà có thể phải có thêm bớt các bước.

II.1: Xác định đề tài

_Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do người hướng dẫn nêu ra nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan tới ngành hoặc môn học.

_Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về mức độ nghiên cứu, đối với một số ngành còn phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện, điều kiện thực hiện.... Vì thời gian làm tiểu luận có hạn nên cần chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.

_Khi trình bày với giáo viên hướng dẫn, cần phải nói rõ nội dung đề tài, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài (tên đề tài ngắn gọn, chính xác với nội dung và giới hạn của đề tài).

II.2: Tập hợp thông tin

_Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như :

_Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học... được lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet.

_Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra,...

v.v

_Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu...

II.3: Lập đề cương

_Đề cương là cái khung của tiểu luận. Đề cương là các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể còn thay đổi.

_Nói chung, nội dung tiểu luận gồm các phần chính sau:

_Phần mở đầu : Trong phần này cần nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

_Phần thân : Phần này bao gồm nhiều phần nhỏ (chương) I, II, III.... Đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học. Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá... Phần này có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận.

_Phần kết luận : Trong phần này cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, Nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài.

II.4: Giải quyết nội dung nghiên cứu

_Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm tiểu luận. Người thực hiện tiểu luận cần phải tiến hành:

+Nghiên cứu

+Làm thí nghiệm

+Thực nghiệm

+Điều tra

+Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, ... cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận.

_Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý tưởng đã có cho đề tài cho dù còn lộn xộn, chưa chắc chắn. Trong các bước tiếp theo sẽ sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại.

II.5: Hoàn thiện tiểu luận

_Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do, có thể chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức, ... rất tiện lợi.

_Trong bước này, cần phải :

+Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.

+Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng.

+Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh.... Nhập Danh mục tài liệu tham khảo.

+Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu, .... Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như : Trang bìa, Mục lục, Header/Footer,...

Theo hanhchinh.com.vn
 
A CẤU TRÚC MỘT LUẬN VĂN

1. Tầm quan trọng của đề tài : Cần trả lời được câu hỏi là tại sao phải thực hiện đề tài đã chọn cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Thông thường, đề tài phát hiện một vấn đề mới hay trái với quy luật thông thường để nhằm giải thích nó và đưa ra một kết luận cụ thể có ích về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Cần phân biệt sự khác nhau giữa một đề tài nghiên cứu khoa học và một báo cáo hay tường trình - chỉ mang tính tường thuật lại sự kiện, hiện tượng để đưa ra nhận xét, kết luận.

2. Mục tiêu của đề tài : Có thể lồng vào phần Tầm quan trọng của đề tài hay tách riêng. Phần này cho biết mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vấn đề gì. Nếu cần, có thể chia ra thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải logic để phục vụ mục tiêu tổng quát.

3. Phương pháp nghiên cứu : Trình bày các phương pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài nhằm đạt được mục tiêu tổng quát.

4. Nội dung của đề tài : Trình bày sơ lược nội dung các chương, nhưng phải thể hiện được tính logic giữa các chương. Không nên trình bày theo kiểu liệt kê mà phải thể hiện được sự liên kết giữa các chương.

B KINH NGHIỆM VIẾT LUẬN VĂN

Bước 1: Đặt mục tiêu của bài luận

Đây là điều quan trọng nhất khi chọn chủ điểm của một bài luận văn. Các bạn phải đặt ra được mục tiêu của bài luận và phương pháp thực hiện những mục tiêu này.

Bước 2: Lên đề cương nghiên cứu cho bài luận

Tại Vương quốc Anh, các giảng viên rất quan tâm đến đề cương nghiên cứu bài luận của bạn. Bản đề cương này cần phải rõ ràng, chi tiết. Đề cương càng chi tiết thì bạn sẽ càng hiểu bạn đang làm gì, bạn làm đến đâu và bạn sẽ kiểm soát được thời gian của mình tốt hơn.

Bước 3: Phương pháp luận


Một trong những nội dung quan trọng nhất trong bài luận văn mà các giảng viên quan tâm đến chính là phương pháp luận trong bản đề xuất luận văn của bạn. Phương pháp luận của một bài luận văn sẽ cho biết tác giả bài luận làm thế nào để đạt được các mục tiêu đề ra cho bài luận.

Bước 4: Sự giúp đỡ và hướng dẫn của các giảng viên

Trong quá trình làm bài luận, bạn cần lên kế hoạch gặp gỡ các giảng viên để xem lại tiến trình làm bài của mình. Bởi vì vào mùa hè, các giảng viên rất bận và họ dành khá nhiều thời gian đi du lịch cùng gia đình. Bạn sẽ phải liên lạc với họ qua thư, điện thọai… để biết được những khoảng thời gian trống của họ.

Bạn cần lên lịch luôn với họ để thảo luận và được góp ý trong quá trình làm bài luận của mình. Bản thân tôi đã lên lịch gặp giáo sư của mình mỗi tuần một lần. Gặp gỡ giáo viên thường xuyên sẽ cho bạn cơ hội để giải đáp các câu hỏi trong quá trình làm các phần như: tài liệu tham khảo, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu…

Để các buổi gặp gỡ có hiệu quả, bạn cần chuẩn bị trước mọi thứ để xem xét và thảo luận vì bạn không có thời gian nhiều để nói chuyện và đặt câu hỏi.

Bước 5: Thu thập dữ liệu cho bài luận

Khi đã chọn được chủ đề bài luận rồi, bạn nên bắt đầu tìm nguồn thu thập dữ liệu. Tôi đã gặp phải khó khăn khi thu thập dữ liệu từ thị trường cổ phiếu Việt Nam. Dữ liệu trên các trang web của Việt Nam không đầy đủ hoặc nếu có cũng không cập nhật. Hơn nữa, những con số trên trang web không được kiểm toán và đảm bảo chính xác.

Bước 6: Bố cục của bài luận


Đây là phần rất quan trọng, không thể bỏ qua. Tất cả các trường đại học ở Vương quốc Anh đều đặt ra nguyên tắc chung trong phong cách trình bày bài luận kể cả từ cách trích dẫn các văn bản hoặc tiểu sử tác giả. Vì vậy, bạn nên tránh không để bị trừ điểm do những lỗi không đúng kiểu.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top