• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Phương pháp học tập có hiệu quả

ngan trang

New member
[h=1]Phương pháp học tập có hiệu quả[/h]
Trong quá trình học tập, không chỉ là học sinh mà ngay cả sinh viên đại học hay Học Cao Học thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề (Thạc sỹ, bác học), biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả (made by sv Dai hoc Tai chinhon thi cao hoc). Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

images


1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn học nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.


Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.


2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học


Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:


Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.


+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.


+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.


Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?


3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong


Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.
 
Quy trình của bạn hay đấy. Nhưng hầu như khi các bạn học sinh, sinh viên hay thường hay quên lãng đi những quy tắc ấy, Đôi khi họ nhớ nhưng khó áp dụng được đầy đủ như quy trình của bạn cập nhật
 
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Nhiều học sinh nghĩ rằng bước đầu tiên phải là nghe giảng, đọc sách và ghi chú. Không phải vậy, việc đầu tiên mà bạn phải làm là xác định cụ thể bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ: bạn muốn đạt bao nhiêu điểm 10?Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn và do đó, quyết định kết quả học của bạn. Nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại xuất sắc trong môn toán, bạn có học với quyết tâm khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt loại trung bình không? Dĩ nhiên là khác hẳn! Một khi bạn đã quyết tâm đạt thành tích xuất sắc, não bộ của bạn nhận thức rằng nó không thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kỹ từng chi tiết trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt điểm 10 hoặc nếu không, bạn cũng sẽ đạt điểm chín là thấp nhất.Tuy nhiên, nếu bạn xác định mục tiêu chỉ đạt loại trung bình, não bộ của bạn biết rằng, nó được phép để mất phân nửa số điểm. Việc này có khả năng khiến bạn không bận tâm học tất cả mọi chi tiết và bỏ qua những phần mà bạn không hiểu rõ hoặc không thích học. Cuối cùng, bạn dễ dàng bỏ qua phân nửa kiến thức trong môn học. Hậu quả là bạn sẽ chỉ đạt kết quả dưới trung bình, hoặc thậm chí có thể trượt.Tệ hơn cả là nếu bạn không xác định mục tiêu nào, não bộ của bạn sẽ tự động xác định một mục tiêu thảnh thơi nhất – đó chính là số điểm tối thiểu mà bạn cần có để vượt qua kỳ thi. Điều đó dễ dàng dẫn đến việc bạn thi trượt. Thật kinh khủng làm sao!Bạn sẽ được học thêm về vấn đề này ở Chương 12: Dám Mơ Ước.

BƯỚC 2: LÊN KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ SẮP XẾP THỜI GIAN

Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn mà bạn đề ra nếu không biết cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian hợp lý.Trong Chương 15: Thời Gian Là Tiền Bạc, bạn sẽ được học cách lên kế hoạch hoàn hảo để đạt mục tiêu và phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất

.BƯỚC 3: HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH

Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu to lớn và đề ra những kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên định từng ngày mới đạt được kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc học. Thật đáng tiếc nếu bạn là một trong những học sinh này. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, kỳ thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhận ra là đã quá muộn.Bạn sẽ được học cách làm thế nào để có thể luôn hành động kiên định và hiệu quả trong Chương 13: Động Lực Mạnh Mẽ – Vượt Qua Sự Lười Biếng, Chương 14: Công Thức Để Đạt Điểm Tuyệt Đối và Chương 16: Tạo Quyết Tâm Mạnh Mẽ Tức Thì.Bốn bước tiếp theo là những bước áp dụng các Phương Pháp Học Siêu Đẳng mà bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong Phần II.

BƯỚC 4: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC ĐỂ NẮM BẮT THÔNG TIN

Phương Pháp Học Siêu Đẳng đầu tiên là bạn phải biết cách đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Xin lưu ý rằng: không phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự cần học. Bạn phải biết cách lọc ra những từ cung cấp thông tin chính (còn gọi là “từ khóa”). Bạn sẽ được học về phương pháp này ở Chương 6: Phương Pháp Đọc Để Nắm Bắt Thông Tin.

BƯỚC 5: SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAPPING®)

Sau khi nắm bắt thông tin từ các từ khóa, bạn phải biết cách ghi chú bằng Sơ Đồ Tư Duy. Sơ đồ này sẽ giúp bạn sắp xếp lại thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ mà bạn chưa từng được khám phá. Chương 7: Sơ Đồ Tư Duy (Mind Mapping®): Công Cụ Ghi Chú Tối Ưu sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

BƯỚC 6: TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNG

Phương Pháp Học Siêu Đẳng tiếp theo là sử dụng kỹ năng Trí Nhớ Siêu Đẳng để tiếp thu thông tin dễ dàng. Hiện nay, nhiều hệ thống giáo dục đang chuyển dần sang việc học chú trọng vào tư duy và phân tích hơn là đơn thuần học thuộc lòng. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng bạn chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi. Bạn sẽ được học các kỹ thuật ghi nhớ ở Chương 8, 9 và 10.

BƯỚC 7: NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH

Nếu bạn thuộc nằm lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10. Ở Chương 11, chúng ta sẽ cùng khám phá các phương pháp áp dụng kiến thức được học, cũng như những kỹ năng phân tích và giải quyết câu hỏi.

BƯỚC 8: TĂNG TỐC CHO KỲ THI

Bước tiếp theo của phương pháp Học Siêu Đẳng là biết cách chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên bắt đầu học tăng tốc vào khoảng hai tháng trước kỳ thi. Bước này sẽ được khám phá ở Chương 17: Tăng Tốc Về Đích.

BƯỚC 9: ĐI THI

Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất. Xin nhấn mạnh rằng: thi cử là một trò chơi đặc biệt. Trong Chương 18: Chiến Thắng Và Vinh Quang, bạn sẽ được tìm hiểu về những bí quyết để đảm bảo thắng lợi trong trò này và đạt được vinh quang sau tất cả những nỗ lực.
TÔI TÀI GIỎI BẠN CŨNG THẾ
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top