Phương pháp giải dạng toán chuyển động đều

tiểu_thuyết

Cộng tác viên
Xu
0
- Toán chuyển động đều là bài toán điển hình trong chương trình tiểu học. Các đại lượng cơ bản của toán chuyển động đều được tính theo công thức sau:
S = v x t v = s : t t = s : v
Trong đó: S là quãng đường
v là vận tốc
t là thời gian
Dựa vào các tình huống thực tiễn mà bài toán chuyển động đều được chia thành nhiều dạng. Sau đây là phương pháp giải từng dạng của toán chuyển động:
DẠNG 1: BÀI TOÁN CÓ MỘT CHUYỂN ĐỘNG THAM GIA
- Thời gian đi = quãng đường : vận tốc ( t = s : v)
= giờ đến - giờ khởi hành - giờ nghỉ ( nếu có)
- Giờ khởi hành = giờ đến nơi - thời gian đi - giờ nghỉ ( nếu có)
- Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ nếu có
- Vận tốc = quãng đường : thời gian ( v = s : t)
- Quãng đường = vận tốc x thời gian ( s = v x t)
+ Dạng toán này gồm có các loại bài:
- Loại 1: Tính quãng đường khi biết vận tốc và phải giải bài toán phụ để tính thời gian
- Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để tìm vận tốc
- Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi giữa đoạn lên dốc, xuống dốc và đường bằng.
- Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về.
DẠNG 2: BÀI TOÁN CÓ HAI HOẶC BA VẬT CHUYỂN ĐỘNG CÙNG CHIỀU
I. Các kiến thức cần nhớ
:
- Vận tốc thứ nhất kí hiệu là v1
- Vận tốc thứ 2 kí hiệu là v2
- Nếu hai vật chuyển động cùng chiều kachs nhau quãng đường S cùng xuất phát một lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:
t = s : ( v1 - v2)
- Nếu vật thứ 2 xuất phát trước một khoảng thời gian t1 sau đó vật thứ nhất mới xuất phát thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ 2 là:
t = v2 x t1 : ( v1 - v2)
( với v2 x t1 là quãng đường vật thứ 2 xuất phát trước vật thứ nhất trong thời gian t1)
II. Các loại bài:
- Loại 1: Hai vật cùng xuất phát một lúc nhưng ở cách nhau một quãng đường S.
- Loại 2: Hai vật cùng xuất phát ở một địa điểm nhưng một vật xuất phát trong một thời gian t1 nào đó.
- Loại 3: Dạng toán có ba chuyển động cùng chiều tham gia.
DẠNG 3: CÁC BÀI TOÁN CÓ HAI VẬT CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC CHIỀU
I. Các kiến thức cần ghi nhớ

- Vận tốc thứ nhất kí hiệu là v1.
- Vận tốc thứ 2 kí hiệu là v2.
- Quãng đường hai vật cách nhau trong cùng một thời điểm xuất phát là S
- Thời gian để 2 vật gặp nhau là t
+ Ta có công thức
t = s : ( v1 + v2)
Lưu ý : S là quãng đường hai vật cách nhau trong cùng một thời điểm xuất phát. Nếu vật nào xuất phát trước thì phải trừ quãng đường xuất phát trước đó.
II. Các loại bài.
- Loại 1: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đoạn đường và gặp nhau một lần.
- Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau và gặp nhau 2 lần.
- Loại 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau 3 lần trên một đường tròn.
 
Sửa lần cuối:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top