Reading” là phần quy định trong chương trình dạy tiếng Anh lớp 7. Đây là phần quan trọng ở những trường THCS hiện nay. Như chúng ta đã biết, trong đề kiểm tra một tiết cho đến đề thi học kỳ bao giờ cũng có phần Đọc hiểu. Như vậy làm thế nào cho các em học sinh lớp 7 có thể học và làm tốt phần Đọc hiểu này? Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh lớp 7, qua các tiết dự giờ, học hỏi đồng nghiệp cũng như được tham dự các khóa học thay sách giáo khoa, tôi đã rút ra được cho mình một số kinh nghiệm trong phần dạy này.
II/Nội dung thực hiện:
Khi học Tiếng Anh, thông thường các em học sinh phải thực hiện đầy đủ bốn kỹ năng cần thiết đó là: Nghe, Nói , Đọc và Viết. Trong đó kỹ năng đọc hiểu cũng là một phần khá quan trọng khi các em học sinh phải tham gia các kỳ thi.Vì thế trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải chú ý rèn cho cho học sinh kỹ năng này. Nhưng thực hiện như thế nào và dùng thủ thuật ra sao để giúp các em học tốt kỹ năng này là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan tâm.
Theo phương pháp mới, khi dạy mỗi bài Read giáo viên cần phải theo các bước như sau:
Pre- reading.
While – reading.
Post – reading.
A/ Pre – reading: ( phần giới thiệu bài trước khi đọc)
Trong phần này, giáo viên cần xây dựng một hay hai hoạt động nhằm để giới thiệu bài đọc.Phần này chủ yếu là giúp học sinh làm quen với nội dung và chủ đề sắp dược đọc trong bài. Khi thực hiện giai đoạn này sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn mà qua đó đôi khi học sinh còn có thể ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới cũng như các em học sinh cũng có thể rèn thêm kỹ năng Nói , Nghe, Viết bên cạnh kỹ năng Đọc theo yêu cầu.
Khi thực hiện giảng dạy phần này tôi thường theo các bước như sau:
Thiết kế hoạt động ngắn ( còn gọi là Warm up) bằng các phương pháp khác nhau để tạo hứng thú cho các em trước khi vào tiết học.
+ Khi thực hiện hoạt động trên tôi thường cho các em học sinh rèn thêm kỹ năng Nghe- Nói – Viết bằng cách hỏi đáp,một vài dạng bài tập nhỏ hay một số trò chơi nhỏ vừa tạo các em cảm thấy thoải mái, vừa ôn lại kiến thức mà các em đã học .
+ Dùng các phương pháp phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của các em học sinh lớp 7 như yêu cầu đoán tranh, đoán từ vựng…để đoán nội dung chính của nội dung bài đọc nhằm kích thích tò mò cho các em học sinh .
Dùng các phương pháp khác nhau từ việc nhìn tranh, tạo hành động, tìm từ cùng nghĩa, khác nghĩa, giải thích bằng tiếng Anh hay tiếng Việt …. trong việc giảng dạy từ vựng mới ( nếu có trong bài đọc) nhằm tạo cho các em học sinh hứng thú khi học từ mới.
Có thể cho các em một số dạng bài tập đoán(như True/ false; Multiple choice; Match A and B……)và giáo viên sẽ sửa dạng bài tập trong phần luyện đọc để kiểm tra xem mức độ phán đoán học sinh mình như thế nào. Hơn thế nữa các em vừa có thể nắm vững nội dung bài sẽ học vừa có cơ hội luyện thêm một số dạng bài tập mà các em thường gặp trong các bài kiểm tra, kỳ thi khi làm bài Đọc hiểu.
1/ Ví dụ 1: ( Read – Unit 2 – part 6 / page 26 )
+ Giáo viên đưa ra hình 1 bánh sinh nhật. (trang tranh minh họa)
Giáo viên : What’s this?
Học sinh: It’s a cake.
Giáo viên: When do you have this kind of cake?
Học sinh: On my birthday.
Giáo viên: ( vừa giảng từ invite vừa hỏi) Who will you invite on your birthday?
Học sinh: My relatives ……
Giáo viên: ( cho học sinh nghe đoạn văn trong sách) Now you will listen to the tape about Lan’s birthday.
Trước khi các em học sinh nghe nội dung trong bài ( một hay hai lần, nếu bài đọc có nội dung khá dài giáo viên có thể cho các em nghe ngắt đoạn ),tôi cho các em học một số từ vựng, đưa ra một bài tập đoán dạng True -False mà các em sẽ phải làm sau khi nghe.( trang tranh minh họa)
* Kết quả: Khi áp dụng phương pháp dùng hình và hỏi một số câu hỏi để gợi mở nội dung trong bài, tôi nhận thấy các em học sinh cảm thấy thích thú chú ý