Phương pháp cân bằng e giải toán hóa

  • Thread starter Thread starter starbear
  • Ngày gửi Ngày gửi

starbear

New member
Xu
0
Nói đến cân bằng electron thì ai cũng hình dung là dùng cho việc cân bằng phản ứng oxi hóa- khử , theo nguyên tắc : tổng e cho = tổng e nhận
Không chỉ có vậy, phương pháp này còn được dùng để giải một số bài toán hóa mà hiệu quả của nó đến không ngờ , đôi khi các phương pháp tính toán bình thường khác phải bó tay.
Sau đây chúng ta xem xét một ví dụ để từ đó rút ra phạm vi ứng dụng của phương pháp này
Bài toán : Để a (gam) bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 , Fe3O4 . Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2S04 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đkc) . Tìm a ?

Giải : Các phản ứng xảy ra
2Fe + O2 --> 2 FeO
4Fe + 3O2 --> 2 Fe2O3
3 Fe + 2O2 --> Fe3O4
2Fe + 6H2S04 --> Fe2 (SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2FeO + 4H2S04 --> Fe2 (SO4)3 + SO2 + 4H2O
Fe2O3 + 3H2S04 --> Fe2 (SO4)3 + 6H2O
2Fe3O4 + 10H2S04 --> 3Fe2 (SO4)3 + SO2 + 10H2O
Số mol Fe ban đầu trong a(g) : nFe = a/56 (mol)
Số mol O2 tham gia phản ứng : nO2 = (75,2- a)/32 (mol)
Số mol SO2 sinh ra n(SO2) = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
Các phản ứng trên bao gồm các quá trình oxi hóa và khử sau :
Fe – 3e = Fe3+
=> số mol e nhường = 3a/56 (mol)
O2 + 4e = 2O(2-) (1)
SO4(2-) + 4H(+) + 2e --> SO2 + 2H2O (2)
(1) & (2) => số mol e nhận = 4n(O2) + 2n(SO2) = 4(75,2- a)/32 + 2*0,3
số mol e nhận = số mol e nhường => 4(75,2- a)/32 + 2*0,3 = 3a/56
=> a= 56 (gam)
Thật nhẹ nhàng phải không các bạn !
Bây giờ chúng ta xem xét phạm vi ứng dụng của phương pháp này trong các bài toán hóa.

1) Có thể coi phương pháp cân bằng e này như là mở rộng của ĐL bảo toàn khối lượng, ở đây là bảo toàn điện tích
2) Các phản ứng diễn ra phải là các phản ứng oxi hóa - khử , có thể có phản ứng trao đổi ở các bước trung gian.
3) Như ví dụ trên, chỉ có thể áp dụng phương pháp này khi nguyên tố trung tâm ( như Fe) có duy nhất 1 số oxi hóa ở giai đoạn cuốí , nói cách khác Fe bị oxi hóa triệt để chuyển hoàn toàn thành Fe(3+) . Khi đó các quá trình trung gian chỉ là các bước thí nghiệm trung gian chuyển số oxi hóa của Fe.
4) Phương pháp này thường áp dụng cho các bài toán về nhiệt nhôm (dùng Al khử các oxit Fe thành Fe ) , bài toán khử hỗn hợp oxít kim loại bằng các tác nhân H2, CO …. vì các bài toán này thường có các quá trình trung gian phức tạp vì tạo nhiều sản phẩm có tỉ lệ và thành phần không xác định. Các bài toán về hỗn hợp kim loại .Nhưng cũng còn tùy bài.
 
Nói đến cân bằng electron thì ai cũng hình dung là dùng cho việc cân bằng phản ứng oxi hóa- khử , theo nguyên tắc : tổng e cho = tổng e nhận
Không chỉ có vậy, phương pháp này còn được dùng để giải một số bài toán hóa mà hiệu quả của nó đến không ngờ , đôi khi các phương pháp tính toán bình thường khác phải bó tay.
Sau đây chúng ta xem xét một ví dụ để từ đó rút ra phạm vi ứng dụng của phương pháp này
Bài toán : Để a (gam) bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 , Fe3O4 . Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2S04 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đkc) . Tìm a ?

Giải : Các phản ứng xảy ra
2Fe + O2 --> 2 FeO
4Fe + 3O2 --> 2 Fe2O3
3 Fe + 2O2 --> Fe3O4
2Fe + 6H2S04 --> Fe2 (SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2FeO + 4H2S04 --> Fe2 (SO4)3 + SO2 + 4H2O
Fe2O3 + 3H2S04 --> Fe2 (SO4)3 + 6H2O
2Fe3O4 + 10H2S04 --> 3Fe2 (SO4)3 + SO2 + 10H2O
Số mol Fe ban đầu trong a(g) : nFe = a/56 (mol)
Số mol O2 tham gia phản ứng : nO2 = (75,2- a)/32 (mol)
Số mol SO2 sinh ra n(SO2) = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
Các phản ứng trên bao gồm các quá trình oxi hóa và khử sau :
Fe – 3e = Fe3+
=> số mol e nhường = 3a/56 (mol)
O2 + 4e = 2O(2-) (1)
SO4(2-) + 4H(+) + 2e --> SO2 + 2H2O (2)
(1) & (2) => số mol e nhận = 4n(O2) + 2n(SO2) = 4(75,2- a)/32 + 2*0,3
số mol e nhận = số mol e nhường => 4(75,2- a)/32 + 2*0,3 = 3a/56
=> a= 56 (gam)
Thật nhẹ nhàng phải không các bạn !
Bây giờ chúng ta xem xét phạm vi ứng dụng của phương pháp này trong các bài toán hóa.

1) Có thể coi phương pháp cân bằng e này như là mở rộng của ĐL bảo toàn khối lượng, ở đây là bảo toàn điện tích
2) Các phản ứng diễn ra phải là các phản ứng oxi hóa - khử , có thể có phản ứng trao đổi ở các bước trung gian.
3) Như ví dụ trên, chỉ có thể áp dụng phương pháp này khi nguyên tố trung tâm ( như Fe) có duy nhất 1 số oxi hóa ở giai đoạn cuốí , nói cách khác Fe bị oxi hóa triệt để chuyển hoàn toàn thành Fe(3+) . Khi đó các quá trình trung gian chỉ là các bước thí nghiệm trung gian chuyển số oxi hóa của Fe.
4) Phương pháp này thường áp dụng cho các bài toán về nhiệt nhôm (dùng Al khử các oxit Fe thành Fe ) , bài toán khử hỗn hợp oxít kim loại bằng các tác nhân H2, CO …. vì các bài toán này thường có các quá trình trung gian phức tạp vì tạo nhiều sản phẩm có tỉ lệ và thành phần không xác định. Các bài toán về hỗn hợp kim loại .Nhưng cũng còn tùy bài.


hjx,tui thấy phần này chẳng lẹ tí nào,nếu thi dh mà làm như vầy thì trượt vỏ chuối nhá.hj!
Bạn nên sài công thức này thì nhanh hơn:m(Fe)=0,7.m(hỗn hợp)+5,6.n(e trao đổi)
Với{n(e trao đổi)=2.n(SO2)}
Thân!
 
Bài toán : Để a (gam) bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 , Fe3O4 . Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2S04 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đkc) . Tìm a ?


Đây là quá trình oxi hóa Fe bởi 2 tác nhân là O2 và H2SO4. Để đơn giản hơn ta quy về tác nhân oxi hóa là O2
m(Fe2O3)=75,2 + 2.0,3/2.16=80g=>n(Fe2O3)=0,5mol
=>m(Fe)=0,5.2.56=56g
 
hjx,tui thấy phần này chẳng lẹ tí nào,nếu thi dh mà làm như vầy thì trượt vỏ chuối nhá.hj!
Bạn nên sài công thức này thì nhanh hơn:m(Fe)=0,7.m(hỗn hợp)+5,6.n(e trao đổi)
Cho tớ hỏi 0,7 ở đâu ra thế?
 

Cho tớ hỏi 0,7 ở đâu ra thế?

Etylaxetat thấy bạn nói chí phải, nhưng cách của bạn không rõ ràng, nhất là cái 0,7 kia nè! Bạn xem lại nhé!
Riêng etyl thấy thì loại bài này đã có sẵn motip để làm rồi, ta chỉ cần ứng dụng Định luật bảo toàn e là được
Số e chất khử nhường = số e chất oxihóa nhận
Cụ thể ta có:
\[{n}_{Fe}.3 = {n}_{{O}_{2}}.4 + {n}_{s}.2\]
Cứ áp dụng theo đó thì loại bài kiểu này chúng ta chỉ cần 20 giây để làm, thế thì không lo trượt vỏ chuối ^_^
Chúc học tốt!
Nếu bạn chưa hiểu rõ về các con số trên ở đâu ra bạn nên xem(download) 3 file đính kèm này tại:https://www.lehongphongbh.com/701-ta-...khac-ngoc.html
1/công thức tính nhanh bài toán vô cơ kinh điển
2/bài toán vô cơ kinh điển 12+18 cách giải
3/pp ghép ẩn số-...
Cũng nói thêm rằng công thức của bạn tuy tính nhanh nhưng nó không phải là tổng quát cho nhiều bài toán dạng này,và hơn nữa dạng toán này cũng có một vài trường hợp ngoại lệ...
Thân!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top