• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương

Chị Lan

New member
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG


I. Vài nét giới thiệu về Hồ Xuân Hương


Nghiên cứu Hồ Xuân Hương cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp. Theo các tài liệu lưu truyền thì Hồ Xuân Hương quê ở làng Quỳnh Đôi, huyênû Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An. Bà sống vàogiai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX. Ông Hồ Phi Diễn tương truyền là thân sinh của bà, đậu tú tài năm 24 tuổi. Nhà nghèo ông ra Bắc dạy học kiếm sống, về sau lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ. Hồ Xuân Hương là kết quả của cuộc hôn nhân này. Hồ Phi Diễn có thời sống ở Thăng Long.

Lúc nhỏ bà sống ở Thăng long, phường Khán Xuân (gần Hồ Tây ) Hà Nội bây giờ. Khi trưởng thành bà có làm một ngôi nhà ở gần đó lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.

Căn cứ vào một số tài liệu, truyền thuyết, qua thơ văn thì thấy Bà thuở nhỏ thông minh, có đi học tuy không nhiều lắm. Đời sống bình thường không dư dật, không thiếu thốn. Giao du rộng rãi, là người phóng túng, đi nhiều và thân thiết với nhiều bạn trai trong số đó có cả Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều.

Bà là người đa tình, có tài và biết mình có tài, bà mong mỏi có một người chồng xứng đáng. Nhưng cuộc đời, tình duyên của bà đầy ngang trái, đầy đau khổ. Một lần làm vợ lẽ tên trọc phú: Tổng Cóc, một lần lấy tên quan phủ Vĩnh Tường, nhưng lại làm lẽ. Cả hai bước đi đều ngắn ngủi, và chỉ đem lại cho Bà những vị chua xót, thất vọng.

Hồ Xuân Hương đi du lãm nhiều nơi, đay là một điều hiếm có với phụ nữ ttrong xã hội phong kiến. Nhiều danh lam thắng cảnh bà đã đặt chân đến ở các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên...Đó là chưa kể đến Vĩnh tường (Vĩnh phú) nơi chồng bà làm quan, và Nghệ An , quê hương cuả bà.

Bà sáng tác cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Số thơ Nôm hiện còn trên 40 bài nhưng có giá trị. Ngôn ngữ thơ bà sắc cạnh, giàu âm thanh, màu sắc, được sư dụng một cách sống động, tài tình.

II.Cơ sơ lý luận nghiên cứu phong cách thơ Hồ Xuân Hương


1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Văn học là nghệ thuật ngôn từ .Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo "Chất liệu" ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phâím của mình, xây dựng hình tượng nghệ thuật của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng, không nhầm lânù được. Văn hào Nga Chekhov đã khẳng định " Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả"

Cho đến nay, giới nghiên cứu lý luận văn học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ biết rằng phong cách chỉ dùng cho những nhà văn từng trải cách viết đã định hình, đã khẳng định trên văn đàn. Người ta có thể nói phong cách Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tuân, Nam Cao , Vũ Trọng Phụng chứ không nói phong cách cho những nhà văn ít ai biết đến. CheKhov( Nga) quan niệm : "phong cách cần được định nhĩa như một thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống , như thủ pháp thuyết phục thu hút tác giả " . Theo ông ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên tạo nên phong cách tác giả .Nhà ngôn ngữ học Đào Thản Cho rằng : " Những nét biến hóa riêng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm mục đich diễn đạt nội dung . Nó bao gồm các yếu tố được luôn luôn tái hiện và hình thành bền vững trong ngôn ngữ tác gia"í "Từ một số quan niệm ta có thể hiểu : Phong cách là tính độc đáo thống nhất đa dạng của sự sáng tạo nghệ thuật đã đến độ chín muồi của người nghệ sĩ. Phong cách gắn liền sáng tạo của nhà văn.

Nhà văn có phong cách ngôn ngữ là nhà văn biết sử dụng ngôn ngữ toàn dân, của dân tộc để tạo nên một giọng điệu riêng, một chất giọng riêngkhông hề nhầm lẫn mà được mọi ngưòi thừa nhận..Chất giọng riêng ấy trưóc hết thể hiện ngôn ngữ, sự saúng tạo ngôn ngữ . sự sáng tạo ngôn ngữ này chính là sự đóng tạo của nhà văn làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ của dân tộc.Bởi vậy khi khaỏ sát phong cáchngôn ngữ nhà văn chính là khảo sát chất giọng riêng của nhà văn , tìm ra qui luật riêng trong việc sử dung ngôn ngữ và sự đóng góp của nhà văn trên phương diện ngôn ngữ .

Cần hiểu phong cách ngôn ngữ nhà văn chính là sự đi "chệch" một cách nghệ thuật so với toàn thể nói một cách khác nhà văn có phong cách là nhà văn biết chọn một đường đi , một lối cảm nhận , một cách diễn đạt ở trình độ nghệ thuật cao. Sự đi chệch ấy trong phong cách học gọi là Sự lệch chuẩn ngôn ngữ nhằm taọ ra một đặc trưng không giống ai, không thể nhầm lẫn với bất cứ ai ở những nhà văn có tên tuổi .

2. Sự lệch chuẩn mực của ngôn ngữ :


Như chúng ta đã biết , ngôn ngữ ngệ thuật là chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương. Bất kỳ nhà văn vĩ đại của dân tộc nào cũng sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để sáng tác.Nhưng vấn đề là ngôn ngữ đó khi tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật của một tác phẩm văn học nó không còn cái nguyên xi của ngôn ngữ đời thường , của thực tế cuộc sống.

Ngôn ngữ đó chính là sản phẩm của trí tưởng tượng, của sự trải nghiệm và là tài năng của nhà văn . Cho nên ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng có tính đa nghĩa và có độ chênh lệch giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt tạo lập nên những tín hiệu ngôn ngữ mang ý nghĩa hình tượng. Người ta còn gọi là tính "mơ hồ "của ngôn ngữ, hay tính "lạ hóa" của ngôn ngữ. Nhà văn tài hoa là nhà văn tạo nên nhiều tầng ý nghĩa trong ngôn ngữ của mình .

Hiểu theo cách trên, rõ ràng sự "Lệch chuẩn " ngôn ngữ chỉ có đưọc ở những nhà văn lớn, những nhà văn có phong cách. Chúng ta nên hiểu sự lệch chuẩn đó là sự sáng tạo ngôn ngữ chứ không phaỉ là chống lại sự chuẩn mực chung của ngôn ngữ dân tộc .Trái lại sự lệch chuẩn ngôn ngữ góp phần làm phát triển ngôn ngữ tạo ra những chuẩn mới của ngôn ngữ, là sự mở rộng chuẩn mực ngôn ngữ .Bởi vì sự sáng tạo chân chính trong lời noúi nhà văn xét đến cùng đều bắt nguồn từ khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, từ những qui luật sâu xa của hệ thống ngôn ngữ chung.

Vậy chuẩn mực ngôn ngữ là gì? Là toàn bộ các phương tiện qui tắc thống nhất và ổn định về cách sử dụng ngôn ngữ , được qui định và phát triển trong xã hội ì một hiện tượng ngôn ngữ mang tính truyền thống được xã hội chấp nhận và sử dụng. Vì là truyền thống nên có tính chất bắt buộc.

Và ngược lại sự lệch chuẩn lại là việc sử dụng ngôn ngữ có tính sáng tạo của cá nhân gắn liền với cách nhìn, quan điểm của người nói nhưng được xã hội chấp nhận . Những phương diện thường đưọc các nhà văn sử dụng để tạo nên sự lệch chuẩn bao gồm :

- Các qui tắc tu từ về ngữ âm.
- Từ vựng ngữ nghĩa.
- Cú pháp.
- Phương pháp diễn đạt và bố cục tác phẩm.

Việc lệch chuẩn ngôn ngữ không chỉ taọ ra hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn ngữ nghệ thuật , ngôn ngữ dân tộc mà chính tạo ra một văn phong của nhà văn cụ thể :

- Sự vânû động ngôn ngữ dưói tài năng sáng tạo của nhà văn vừa đem đến những phẩm chất mới cho ngôn ngữ văn chương ,vừa thúc đẩy ngôn ngữ dân tộc phát triển, giúp cho nhà văn bộc lộ cá tính của mình.

- Lệch chuẩn ngôn ngữ tạo ra lời nói có tính hàm súc, sinh động gợi cảm bonïg bẩy

- Lệch chuẩn ngôn ngữ còn tạo nên sự duyên dáng, ý nhị, giàu tính nhạc cho ngôn ngữ văn chương.

III. Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ xuân Hương:

1.Xuân Hương, nhà thơ dòng Việt - " Bà chúa thơ Nôm"


Trong thơ cổ điển của nước ta nếu xét khía cạnh tính cách đân tộc thì có lẽ thơ Hồ Xuân Hương "Thì treo giải nhất chị nhường cho ai ? "Thơ của bà đã thống nhất đến cao độ hai tính cách dân tộc và đại chúng . Xuân Hương học thông chữ Hán nhưng trong thơ mình Bà chỉ dùng thuần Việt trong lúc các nhà thơ khác cùng thời như Nguyễn Du, BaÌ Huyện Thanh Quan ... dung hòa giữa chữ Hán với tiếng Việt thì nữ sĩ Xuân Hưong chỉ dùng tiếng việt trước sau như một. Bà không dùng chữ Hán có nghĩa là Bà nhất khoát thoát ly khoỉ sự kìm cặp của lễ nghi phong kiến. Ngôn ngữ phong phú và tài dùng chữ của Xuân Hương là câu trả lời cho những ai không tin vào dân tộc mà cho răìng : Tiếng nói của mẹ đẻ là lạc hậu và nghèo nàn.

Ngôn ngữ của Xuân Hương không chỉ giàu có về từ mà còn giàu có về màu sắc dân tộc . Bởi vì Xuân Hương ngoài việc dùng thuần Tiếng Việt , Bà đã không quên lợi dụng những tiểu thuật lạ lùng của Tiếng Việt như : nói ví , nói bóng gió , nói lái , chơi chữ ... làm cho thơ bà kỳ diệu thêm độc đáo thêm .

Có thể nói rằng Xuân Hương có một vốn từ ngữ rất Việt Nam và cũng không quá đáng khi nói răìng : Ngôn ngữ ấy rất Xuân Hương .nó gồm một số từ ngữ xưa bây giờ không còn dùng nữa hoặc đã khác nghiã đi, ví dụ như từ : bom, tom...

-Tiếng gà văng vẳng ì gáy trên bom

- Thân này đâu đã chịu già tom.
( Tự tình )​


Nó biến hóa để phổ vào câu thơ những tục ngữ, thành ngữ, ca dao :

Năm thì mười họa hay chăng chớ
( Lấy chồng chung)​


Hoặc :

Không có nhưng có mới ngoan .
(Dở dang)
Nó không tránh khoøi những từ ngữ thô tục hoặc nói lái thành thô tục , những tiếng chửi rủa :

Quán sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
(Chùa quán sứ )

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Lấy chồng chung )

Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.
( Quan thị )​


Thơ của Hồ Xân Hương sử dụng nhiều từ láy

.Có loại thông thường : cheo leo, xanh rì , đỏ lóet, lún phún, phau phau, leo lẻo..

.Có loại lạ lùng : Mõm mòm mom, Hỏm hòm hom, dở dom...

...Nứt làm đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
(Hang Cắc cớ)​


Một trái trăng thu chín mõm mòm
Nẩy vừng quế đỏ, đỏ lòm lom
(Hỏi trăng)

Có loại gợi âm thanh độc đáo:

Gió giật sườn non kêu rắc rắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
(Kẽm Trống)​


Có loại gợi hình:

Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
(Giếng nước)​


Dựa vào đặc điểm từ láy tiếng Việt ( có giá trị biểu đạt cao) Xuân Hương đã khai thác triệt đê ønó và biến nó thành đặc điểm của riêng mình làm cho lời thơ có dáng dấp tinh nghịch và độc đáo . Thế giới vô tri vô giác trong thơ bà luôn cựa quậy, động đậy, có sức sống tràn trề, mãnh liệt quá chừng.

Thơ của Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên , trong sáng, tạo ấn tượng đậc biệt độc đáo. Những từ ngữ : Con ốc, qủa mít ,cái quạt , miếng trầu ,cây đu...là những ngôn ngữ thông thường nhưng do biết cách chọn lọc với hoàn cảnh nên lời thơ có được cái trong sáng của tiếng nói nhân dân, có hương vị tươi ngon của mớ rau vừa mơí hái rất dân dã, rất Việt Nam .

Ngôn ngữ thơ Xuân Hương là ngôn ngữ đại chúng. Thơ của bà không chỉ dùng từ quần chúng mà còn dùng đủ các cách tu từ quần chúng , một câu hai ý hoặc ba ý , hiểu theo ý nào cũng được: Thanh cũng được , thô cũng được .

Thơ của Bà thường vận dụng một số cách nói quen thuộc trong ca dao, thành ngữ, có cả khẩu ngữ , ví dụ như: sáng banh, trưa trật..

" Không có nhưng mà có mới ngoan"

“ Không chồng mới chửa ấy mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường "​


Hoặc :

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn , mướn không công ."​


Hoặc:

Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha...​


Hồ Xuân Hương là nhà thơ dòng Việt - "Bà chúa thơ nôm" Là chúa cả nội dung lẫn hình thức . Với tài năng dùng chữ của mình Bà đã sáng tạo nên những dòng thơ, bài thơ rất dân dã, rất Việt Nam.

2.Cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương

a. Sự vi phạm qui tắc tu từ tạo sự " Lệch chuẩn " ngôn ngữ để tạo nghĩa.

Hồ Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ để tạo hình, tạo nhạc và cuối cùng tạo nghĩa.Cách tạo nghĩa lơ lững có lẽ cơ bản nhất vẫn là sự lệch chuẩn ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ đời thường của Xuân Hương . Những từ ngữ : Lá đa , nguyệt, hoa rữa, miếng trầu , cái bánh trôi, động Hương Tích ,thu, lạnh , Lạch Đào Nguyên....là những ký hiệu ngôn ngữ di chuyển từ cái miêu tả đến cái ẩn dụ vô cùng đa dạng, biểu đạt sức sống có tầm cở vũ trụ cái vĩnh cửu .Cái ngạc nhiên, cái đột ngột, cái bật cười thấm thía nỗi buồn tạo nên bởi cái xô lệch không ăn khớp là những đặc điểm trong phong cách thơ nôm của Xuân Hương.

Nếu liên kết các bài thơ: Kẽm trống, Động Hương Tích...Đèo Ba Dỗi, Đá ông chồng bà chồng ...trong một văn bản chúng ta có thể thấy ở trong những bài thơ này là những âm điệu mạnh, nhiều vần nhiều âm rất táo bạo thông qua một lớp từ ngữ được Xuân Hương sử dụng như: Phòm, ngoàm, hỏen, teo...Chính cách sử dụng ngôn ngữ khác lạ này đã chuyển nghiã bình thường thành nghĩa ẩn dụ có nghĩa là chuyển nghĩa thô thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình . Mỗi bài thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tình tính từ chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng ...các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì le,î đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hưong có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng.

Ở Hồ Xuân Hương các chi tiết tạo nên sự lấp lửng nghĩa của bài thơ, câu thơ là cả một lớp từ ngữ được lựa chọn chính xác, thích hợp cho cả cái lộ lẫn cái ẩn. Đó là cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng tạo ra một ngữ cảnh trong đó các từ, nhóm từ nâng đỡ nhau, dựa vào nhau đểí thực hiện mệnh lệnh của người cầm bút ..Vì vậy, chỗ tài tình nhất của Xuân Hương có lẽ sự lấp lửng ý nọ, ý kia ở một hình tượng, một từ, một ngữ, một cách nói. Điều mà Bakhtin gọi là "Siêu ngôn ngữ", "xuyên ngôn ngữ " đã được chứng minh trong ngôn ngữ học hiện đại .

Xuân Hương không nghiên cứu ngôn ngữ học nhưng từ ngữ của Bà dùng vốn là từ ngữ hoạt động nên ngoài cấu trúc cố định còn hàm chứa nghĩa xã hội, tâm lý .nghĩa liên hội, liên tưởng do ngữ cảnh , do dụng ý siêu ngôn ngữ của tác giả .

Chúng ta đến thăm "Động Hương Tích "( Chùa Hương) vào mùa trẩy hội :

Người quen cõi phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm​


Nếu dùng ngôn ngữ thường nhật, ngôn ngữ chuẩn thì hai câu thơ sẽ là:

Người quen cõi phật chen chân bước
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt nhìn​


Từ cacïh sử dụng ngôn ngữ "lệch chuẩn", những từ ngữ trong bài thơ đưọc sử dụng như một hiện tượng nhiễm xạ, cũng "Phát quang" một nghĩa mới. Thậm chí cả những từ tôn giáo như "Cõi phật " , "Bầu tiên " cũng khoác nghĩa "trần tục", "cõi sung sướng " nơi lạc thú ". Do đó bài thơ "Động Hương Tích " mang nghĩa lấp lửîng.

Ở một bài thơ khác "Đèo Ba dội " Xuân Hương đã sử dụng một số từ ngữ để miêu tả " Đèo Ba Dội " hình dung ra nào cửa son, thông, liễu, rêu phủ, đá xanh rì...mỏi gối, chùn chân...Tất cả chẳng có gì Xuân Hương không miêu tả lấp lửng "Vật " khác được .Có điều ở câu thơ thứ ba tác giả có sử dụng từ "Lóet" cáh sử dụng này là một sự lệch chuẩn so với các từ khác ở trong bài thơ như: "Rì", "Tùm hum", "lún phún"..là những nghịch âm, những bất đối xứng phá vở sự hài hòa của câu thơ, bài thơ làm xô lệch nghĩa của bài thơ, đưa trí tưởng tượng của người đọc chệch khỏi đường ray thông thường, đi vào một liên tưởng mới . Đặc biệt ở hai câu cuối không dưng lại có mặt "Hiền nhân quân tử "

Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo​


Khi Xuân Hương đặt " Hiền nhân quân tử " với cái ý thèm thuồng "vẫn muốn trèo" Không những một đèo mà lại một đèo, một đèo nữa, thì với các nghĩa liên tưởng và liên hội của chuyện"trèo đèo " đâm ra mỏi gối ngay lập tức làm cho các nghĩa: cửa son, hòn đá, cành thông gió thốc, lá liễu đầm đìa... tất cả đều nhuốm một lớp nghĩa thứ hai, nghĩa liên hội, nghĩa liên tưởng.

Sở dĩ ngôn ngữ của Xuân Hương lột tả được ý đồ của nữ sĩ , chính nhờ vào tài năng của việc sử dụng ngôn ngữ, đi từ cái thông thường đến cái ẩn dụ, vì lẽ đó thơ của Xuân Hương đều nhuốm lớp nghĩa thứ hai, thứ ba, muốn hiểu theo nghĩa nào cũng được. Càng đọc thơ của ba ìchúng ta càng khám phá ra nhiều điều mới mẻ ở người nghệ sĩ này . Chẳng hạn khi đọc bài thơ "Mời trầu" của Xuân Hương nghĩa phô của bài thơ nói chuyện quan hệ , chuyện giao tiếp, nhưng không đơn thuần là chuyện giao tiếp " Miếng trầu " nhất là "miếng trầu hôi " không đáng gì rất xoàng xĩnh, Xuân Hương như hạ mình, nhưng nó là đầu mối của mọi tình duyên , nó là tất cả tấm lòng khao khát hạnh phúc của một người phụ nữ không mấy may mắn trong con đường tình duyên. Vì thế , lời mời nghe chân thành tha thiết nhưng lời thơ vẫn chua chát đến thảm thương .

Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.​


Lời thơ vẫn là một sự mong muốn " Có phải duyên thì thắm lại " chứ không phải là "Quyện lại ", "kết lại ": "xe lại " Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo này nữ sĩ đã thể hiện một khao khát chứa biết bao đầm ấm và xao xuyến . Thế nhưng ta nghe như tan vỡ ra, rạn nứt , mất đi .Thành ngữ "bạc như vôi " được đưa vào như là một sự biểu hiện chua chát đắng cay của một người đàn bà từng traỉ lòng trước nhân tình thế thái . Qua miếng trầu hôi miếng trầu cay nữ sĩ dường như muốn giới thiệu thân thế của mình bằng một giọng điệu đùa cợt nhưng ẩn chứa cả một tấm lòng khát khao hạnh phúc lứa đôi đến cháy bỏng.

Trong thơ của Xuân Hương chúng ta thường bắt gặp mượn cảnh để ngụ tình, mượn vật để nói người. Cái quạt, quả mít , chiếc bánh trôi .....là những vật thể bình thường. Có thể nói nó là một ẩn dụ hoặc nhân hóa cũng được .Đặc biệt khi sử dụng từ ngữ lệch chuẩn trong cách biểu đạt , làm cho câu thơ, lời thơ trở nên sinh, động , uyển chuyển và giàu ý nghĩa. Trong hai bài thơ "Bánh trôi nước" và "Quả mít" đã sử dụng một tiếng Em không chỉ dừng lại thủ pháp nghệ thuật nhân hóa và đâu chỉ đơn giản là chuyện "kỹ thuật” mà trong tiếïng ấïy vẫn chứa đựng vấn đề tâm lí . Xuân Hương nhân hoá đẻ nâng vật ngang lên với người, để gắn cho nó những cảm xúc cảm giác như ngưòi .

Trong những các bài thơ nói về phụ nữ có lẽ"Bánh trôi nước " là bài thơ hay nhất .Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh tôi để thể hiện vẻ đẹp về hình thể , tâm hồn của người con gái thân phận bé nhỏ , dù đời có phũ phàng em vẫn giữ phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình "Mà em vẫn giữ tấm lòng son" . Cái hay nhất nhà thơ sử dụng từ mà nói lên một cách dõng dạc, dứt khoát sự kiên trì và cố gắng đến cùng để giữ "Tấm lòng son " - Biểu hiện phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến " trọng nam khinh nữ" .

b. Sự vi phạm lệch chuẩn ngôn ngữ như một hình thức bộc lộ cá tính sáng tạo của Xuân Hương.

Như chúng ta đã biết mỗi nhà thơ có một cách lựa chọn "kiểu " ngôn ngữ riêng cho bản thân mình . Ngôn ngữ của Bà Huyện Thanh quan không giống ngôn ngữ cuả Xuân Hương , mặc dầu cả hai nữ sĩ cùng chung sống trong một thời đại . Cũng rất giàu nữ tính , cũng làm thơ Đường luật ..Đọc thơ Bà Huyện Thanh Quan ta cũng bắt gặp trong đó một sự " Lệch chuẩn " với ngôn ngữ đời thường . Sở trường của Bà sử dụng loại danh từ để sáng tác . Chẳng hạn khi đọc bài thơ " Thăng Long thành hoài cổ " của Bà ta thấy bài thơ chỉ vẻn vẹn 8 câu , mỗi câu bảy chữ, cả bài thơ 56 chữ nhưng tác giả sử dụng nhiều danh từ : tạo hóa , xe ngựa, hồn thu thảo , lâu đài .....Hơn nữa những danh từ này đa số là những danh từ Hán Việt nên nghĩa của nó rất trừu tượng .Đặc biệt đọc thơ của Bà bài thơ nào cũng đều có một từ chỉ ánh chiều .

Thơ của Xuân Hương là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói.... . Trong thơ của Bà sử dụng nhiều hình dung từ và động từ chỉ hoạt động đã chứng tỏ rằng nhà thơ rất chú ý vẻ bề ngoài của sự vật . Với Bà danh từ không đủ khả năngmà phải có tính từ để miêu tả sắc thái muôn hình muôn vẻ của đời sống, phải có động từ chỉ hoạt động muôn vật nhất là sự tương tác giữa chúng. Bởi vậy thế giới thơ Hồ Xuâbn Hương đầy màu sắc âm thanh , ánh sáng , hình khối ....Thơ của bà tràn trề màu sắc và hầu như không mấy khi những màu sắc ở độ không mà nó luôn Đỏ lóet, xanh rì , tối om,...có vai trò trong việc đẩy màu sắc đến độ cực tả , tạo ra trong văn bản cái không đồng nhất, từ bình thường sang ẩn dụ .

Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Xuân Hương chúng ta có thể nói đến một sự "nổi lọan " của thơ Nôm Xuân Hương . Sự nổi loạn trước hết là sự vi phạm qui tắc thông thường của thơ , những từ, những vần lắt léo tạo nên sự lệch chuẩn ngôn ngữ để tạo nên những nghĩa mới của Xuân Hương . Chính sự phá cách này đã tạo bứơc dừng , gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú bạn đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Xuân Hương . Mặt khác trong thơ của Bà còn sử dụng nhiều thủ pháp độc đáo khác trong cách dùng ngôn ngữ. Đó là lối chơi chữ, ví dụ như trong bài 'Khóc Tổng Cóc", chỉ có 28 chữ đã có đến 5 chữ chỉ những con vật cùng loài : chuộc , chàng , bén, nòng nọc, cóc. Hoặc trong bài "bỡn bà lang khóc chồng : tác giả dùng toàn những từ chỉ tên hành vi bào chế thuốc và tên thuốc: Cam thảo, quế chi, liên nhục, sao tẩm...bên cạnh đó còn sử dụng cách nói lái: Đẽo đá, lộn lèo, đứng chéo, trái gió...Hoặc sử dụng các thành ngữ đan cài vào câu thơ để mở rộng văn bản : cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, bảy nổi ba chìm....

Tóm lại Xuân Hương có vốn từ ngữ phong phú , rất chính xác và cũng đồng thời rất độc đáo. Cái độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương chính là vi phạm một số qui tắc của ngôn ngữ tự nhiên, tạo nên một sự "Lệch chuẩn " khác lạ với ngôn ngữ đời thường nhưng vẫn được xã hội chấp nhận tạo cho thơ Xuân Hương mang tính đa nghĩa, có nội dung khá phong phú , sinh động và hấp đẫn làm nên sức sống lâu bền với thời gian.

Xuân Hương là nhà thơ nữ đầu tiên dùng ngôn ngữ của đại chúng được nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học. Thơ bà ít từ Hán Việt, vài ba điển tích mà cũng rất quen thuộcvới nhân dân và không trở ngại gì cho việc hiểu ý thơ. Tất cả những điều trên khẳng định Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc, có ý thức dân tộc, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, có tài năng.

KẾT LUẬN

Có thể không quá đáng khi nói rằng : Thơ Xuân Hương đã làm đưọc nhiều điều mà chúng ta tưởng chừng không thể làm được , cái không thể dưói bàn tay điêu luyện của Xuân Hương đã trở thành có thể. Trước và sau bà không có ai làm đưọc điều đó .

Một điều khi nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ thơ của nữ sĩ chúng ta đều nhận thấy nội dung và hình thức gắn vào nhau quá chặt chẽ. Tất cả các phương tiện nghệ thuật đều kết hợp mật thiết với nhau để thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm. Cả nội dung và hình thức thơ Hồ Xuân Hương đều bắt nguồn sâu sắc từ trong đời sống nhân dân, đó là điều đã làm cho thơ bà trở nên bất tử. Bà là người góp phần làm phong phú vốn tiếng Việt và giá trị của nó. Chính vì vậy khi tìm hiểu phong cách thơ Hồ Xuân Hương chúng ta phải thấy rõ điêìu naỳ. Xuân Hương xứng đáng được mệnh danh “Bà Chúa thơ Nôm”.

(Sưu tầm)
 

cucphuong

New member
Xu
0
Có thể nhận thấy rằng trên thế giới những nhà thơ thiên tài trữ tình không nhiều lắm và càng hiếm hoi khi nhìn sang lĩnh vực thơ trào phúng nhất là đối với phụ nữ. Nhưng ở Việt Nam ta lại có một thiên tài trào phúng và lại là nữ. Ở Hồ Xuân Hương không phải chỉ có tiếng cười, lời chế giễu... mà trên những cái ấy là tiếng kêu than uất ức, thậm chí có cả nước mắt mà bà cố nuốt đi. Đọc thơ Xuân Hương, ta càng thấy thấm thía với ý của Xuân Diệu : “Những nhà trào phúng vĩ đại không nhe răng ra mà cười, không chửi bằng lời nói, họ ném cả trái tim của họ, ném cả cuộc đời của họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại. Trong xã hội cũ, thơ của họ thực chất là máu và nước mắt mặc cái áo trào phúng đó thôi”. Cuộc đời Hồ Xuân Hương và thơ bà là một hiện tượng hết sức phức tạp, nhiều điều còn chưa rõ ràng nhưng dù sao với những tài liệu mà hiện chúng ta đang có thì con người và thơ Hồ Xuân Hương là một niềm tự hào trong văn học Việt Nam – một nữ thi sĩ đầy bản lĩnh và tài hoa.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top