Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Đến thăm nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình hôm 9/2, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết, cần thiết kế lại chương trình sư phạm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa và chúc Tết nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại nhà riêng. Ảnh: GD&TD Online Ông Nhân mong muốn vị nữ Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên tiếp tục có những ý kiến đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục.
Ngoài lĩnh vực giáo dục, người cháu ngoại của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh này từng là[FONT=arial, helvetica, sans-serif] Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch nước...[/FONT]
Báo Giáo dục và Thời đại đưa tin, trong cuộc trò chuyện, bà Bình bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề cải cách sư phạm và cho biết đang chuẩn bị thực hiện một đề tài về điều này.
Đồng tình với băn khoăn của bà, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, cải cách sư phạm là vấn đề cấp bách. Theo ông Nhân, đồng thời với việc thiết kế chương trình phổ thông mới, chương trình sư phạm cũng cần được thiết kế lại; nếu không, người thầy được đào tạo ra sẽ không thể dạy được cái mới.
Cách đây hơn 1 năm, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Bình, mỗi người đều chủ trì một hoạt động soạn thảo chính sách hướng tới việc thay đổi giáo dục đến cái "mốc thời gian" năm 2020.
Bà Nguyễn Thị Bình chủ trì đề tài "luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cách hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ". Đề tài này có sự tham gia của một số cán bộ quản lý giáo dục từng làm Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc trợ lý,chánh văn phòng Bộ và một số nhà khoa học nổi tiếng như Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu... Đề tài được Quĩ Hòa bình và phát triển hỗ trợ 300 triệu đồng.
Từng là những người lãnh đạo cao nhất trong ngành giáo dục, nhóm nghiên cứu nhìn nhận, "cải cách giáo dục phải lấy việc đổi mới quản lý làm khâu đột phá". Bên cạnh đó, cải cách sư phạm phải song song với cải cách phổ thông.
Cùng thời gian này, với chủ trương soạn "chiến lược giáo dục" từ 2009 đến 2020, nhiều cán bộ cấp vụ, viện, cục của Bộ GD-ĐT cũng nhóm họp vào ngày thứ 7 hàng tuần để bàn nội dung cụ thể.
Dự thảo chiến lược này cũng xác định "chọc" vào những bất cập của quản lý giáo dục chính là một "khâu đột phá". Đồng thời mạnh dạn đưa ra ý tưởng "xóa cơ chế tuyển dụng biên chế với đội ngũ giáo viên tuyển mới" để tạo cú hích mạnh cho "sức ì" sư phạm.
Tuy nhiên, đến ngày 15/4, Bộ Chính trị ra văn bản giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 để trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và hoàn chỉnh Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Chỉ tổng kết...thi đua
Bà Nguyễn Thị Bình là một trong những người khởi xướng cải cách giáo dục năm 1981. Trò chuyện với Tuần Việt Nam hồi tháng 8/2009, bà nói, hồi đó cũng lúng túng không biết "cải cách sư phạm" trước hay sau vì "trước thì cũng không được, mà sau thì mất thời giờ".
Bà nhận thấy, bây giờ, về hình thức, đội ngũ giáo viên được quan tâm hơn như đào tạo nhiều năm hơn, rồi được bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn hóa, nhưng chất lượng thực chất chưa có chuyển biến đáng kể.
"Trong hội nghị về chuẩn hoá giáo viên tôi tham dự gần đây, con số giáo viên đạt “chuẩn hoá” đưa ra là 80%. Tôi không tin con số này, có lẽ, đó chỉ là bệnh thành tích thôi" - bà nói.
Bà quan niệm, chất lượng giáo dục được quyết định bởi nhiều yếu tố như: Chương trình, phương pháp, thiết bị dạy học, trường sở và đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo viên, phải có chuyển biến cơ bản trong chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, mà cụ thể là phải cải cách chương trình sư phạm.
Từ kinh nghiệm nhiều năm viết trong lĩnh vực giáo dục, nhà báo Kim Dung ở báo Nhân Dân nhận thấy, trong câu chuyện đội ngũ, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thế nhưng, công cuộc đổi mới giáo dục từ 2000 đến nay, với mục tiêu lớn nhất là đổi mới phương pháp giảng dạy thì thực chất cũng đã coi như thất bại. Thất bại này được bà Bình nhìn nhận là do không đổi mới tư duy và thiếu đồng bộ.
"Cái gì đưa ra cũng phải có tổng kết, để xem cái gì được, cái gì chưa được còn sửa chữa, nâng cấp. Thế nhưng giáo dục mình không tổng kết, ngoài cái tổng kết...thi đua hàng năm!" - bà bày tỏ.
Tháng 7/2009, khi được mời phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2008-2009 và triển khai nhiệm vụ năm học mới tại Đà Nẵng, bà nói lãnh đạo ngành giáo dục hiện tại rất chịu khó tìm tòi các giải pháp để thay đổi, và tích cực hoạt động. Tuy nhiên, bà lưu ý thay vì làm nhiều thì nên làm kỹ và chọn lọc, đồng thời có tổng kết. Chẳng hạn, chế độ "phụ cấp thâm niên" với nhà giáo - được ngành giáo dục xem là 1 giải pháp lớn hỗ trợ giáo viên từ năn 2010 - đã được thực hiện từ thời bà còn làm Bộ trưởng, sau đó bỏ đi.
Tháng 8/2009, trong buổi trực tuyến đầu năm học mới, t rả lời "câu hỏi khó" về "đánh giá sâu sắc về sự thành bại của các Bộ trưởng tiền nhiệm trong quá khứ để xây dựng các dự án hiện nay", Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, muốn chuyển biến ngành giáo dục thì phải nghiên cứu quy luật nào chi phối. "Theo quy luật phát triển hệ thống, nếu đúng, nó tự phát triển, nếu không đúng, nó tự không phát triển được".
Nguồn : VNN
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa và chúc Tết nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại nhà riêng. Ảnh: GD&TD Online Ông Nhân mong muốn vị nữ Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên tiếp tục có những ý kiến đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục.
Ngoài lĩnh vực giáo dục, người cháu ngoại của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh này từng là[FONT=arial, helvetica, sans-serif] Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch nước...[/FONT]
Báo Giáo dục và Thời đại đưa tin, trong cuộc trò chuyện, bà Bình bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề cải cách sư phạm và cho biết đang chuẩn bị thực hiện một đề tài về điều này.
Đồng tình với băn khoăn của bà, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, cải cách sư phạm là vấn đề cấp bách. Theo ông Nhân, đồng thời với việc thiết kế chương trình phổ thông mới, chương trình sư phạm cũng cần được thiết kế lại; nếu không, người thầy được đào tạo ra sẽ không thể dạy được cái mới.
Cách đây hơn 1 năm, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Bình, mỗi người đều chủ trì một hoạt động soạn thảo chính sách hướng tới việc thay đổi giáo dục đến cái "mốc thời gian" năm 2020.
Bà Nguyễn Thị Bình chủ trì đề tài "luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cách hội nhập quốc tế sâu và đầy đủ". Đề tài này có sự tham gia của một số cán bộ quản lý giáo dục từng làm Bộ trưởng, Thứ trưởng hoặc trợ lý,chánh văn phòng Bộ và một số nhà khoa học nổi tiếng như Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu... Đề tài được Quĩ Hòa bình và phát triển hỗ trợ 300 triệu đồng.
Từng là những người lãnh đạo cao nhất trong ngành giáo dục, nhóm nghiên cứu nhìn nhận, "cải cách giáo dục phải lấy việc đổi mới quản lý làm khâu đột phá". Bên cạnh đó, cải cách sư phạm phải song song với cải cách phổ thông.
Cùng thời gian này, với chủ trương soạn "chiến lược giáo dục" từ 2009 đến 2020, nhiều cán bộ cấp vụ, viện, cục của Bộ GD-ĐT cũng nhóm họp vào ngày thứ 7 hàng tuần để bàn nội dung cụ thể.
Dự thảo chiến lược này cũng xác định "chọc" vào những bất cập của quản lý giáo dục chính là một "khâu đột phá". Đồng thời mạnh dạn đưa ra ý tưởng "xóa cơ chế tuyển dụng biên chế với đội ngũ giáo viên tuyển mới" để tạo cú hích mạnh cho "sức ì" sư phạm.
Tuy nhiên, đến ngày 15/4, Bộ Chính trị ra văn bản giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 để trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và hoàn chỉnh Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
Chỉ tổng kết...thi đua
Bà Nguyễn Thị Bình là một trong những người khởi xướng cải cách giáo dục năm 1981. Trò chuyện với Tuần Việt Nam hồi tháng 8/2009, bà nói, hồi đó cũng lúng túng không biết "cải cách sư phạm" trước hay sau vì "trước thì cũng không được, mà sau thì mất thời giờ".
Bà nhận thấy, bây giờ, về hình thức, đội ngũ giáo viên được quan tâm hơn như đào tạo nhiều năm hơn, rồi được bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuẩn hóa, nhưng chất lượng thực chất chưa có chuyển biến đáng kể.
"Trong hội nghị về chuẩn hoá giáo viên tôi tham dự gần đây, con số giáo viên đạt “chuẩn hoá” đưa ra là 80%. Tôi không tin con số này, có lẽ, đó chỉ là bệnh thành tích thôi" - bà nói.
Bà quan niệm, chất lượng giáo dục được quyết định bởi nhiều yếu tố như: Chương trình, phương pháp, thiết bị dạy học, trường sở và đặc biệt là chất lượng đội ngũ giáo viên. Do đó, muốn nâng cao chất lượng giáo viên, phải có chuyển biến cơ bản trong chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, mà cụ thể là phải cải cách chương trình sư phạm.
Từ kinh nghiệm nhiều năm viết trong lĩnh vực giáo dục, nhà báo Kim Dung ở báo Nhân Dân nhận thấy, trong câu chuyện đội ngũ, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thế nhưng, công cuộc đổi mới giáo dục từ 2000 đến nay, với mục tiêu lớn nhất là đổi mới phương pháp giảng dạy thì thực chất cũng đã coi như thất bại. Thất bại này được bà Bình nhìn nhận là do không đổi mới tư duy và thiếu đồng bộ.
"Cái gì đưa ra cũng phải có tổng kết, để xem cái gì được, cái gì chưa được còn sửa chữa, nâng cấp. Thế nhưng giáo dục mình không tổng kết, ngoài cái tổng kết...thi đua hàng năm!" - bà bày tỏ.
Tháng 7/2009, khi được mời phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2008-2009 và triển khai nhiệm vụ năm học mới tại Đà Nẵng, bà nói lãnh đạo ngành giáo dục hiện tại rất chịu khó tìm tòi các giải pháp để thay đổi, và tích cực hoạt động. Tuy nhiên, bà lưu ý thay vì làm nhiều thì nên làm kỹ và chọn lọc, đồng thời có tổng kết. Chẳng hạn, chế độ "phụ cấp thâm niên" với nhà giáo - được ngành giáo dục xem là 1 giải pháp lớn hỗ trợ giáo viên từ năn 2010 - đã được thực hiện từ thời bà còn làm Bộ trưởng, sau đó bỏ đi.
Tháng 8/2009, trong buổi trực tuyến đầu năm học mới, t rả lời "câu hỏi khó" về "đánh giá sâu sắc về sự thành bại của các Bộ trưởng tiền nhiệm trong quá khứ để xây dựng các dự án hiện nay", Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, muốn chuyển biến ngành giáo dục thì phải nghiên cứu quy luật nào chi phối. "Theo quy luật phát triển hệ thống, nếu đúng, nó tự phát triển, nếu không đúng, nó tự không phát triển được".
Nguồn : VNN