Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Ở nhà
Sinh hoạt hàng ngày
Khẩu vị của trẻ chín tuổi đã trở về trạng thái bình thường. Những trẻ phàm ăn sẽ giảm bớt sự khoái khẩu, còn những trẻ ăn ít sẽ ăn nhiều hơn. Trẻ thích thức ăn, từ việc nấu tới đánh chén các món ăn, và thường từ trường về nhà với cái bụng đói ngấu. Trẻ vẫn chưa nhớ hết được các quy định trên bàn ăn, và thường phải nhắc nhở rửa tay trước khi ăn. Trẻ biết bố mẹ yêu cầu mình làm gì trên bàn ăn, nhưng luôn quên thực hiện các yêu cầu đó.
Chín tuổi dễ ngủ, nhưng một số trẻ có ác mộng. Ác mộng có xu hướng liên quan tới sự lo lắng, bất an chung của lứa tuổi này, và xuất hiện ở những dạng kinh dị như bị cháy, gặp mưa bão, gặp rắn, bị truy đuổi hay ai đó bị giết chết. Chín tuổi, sự khác biệt giữa các trẻ về giờ ngủ bắt đầu thể hiện. Đa số sẽ ngủ lúc 9 giờ và dậy lúc 7 giờ sáng. 10 tiếng mỗi đêm là thời gian ngủ được khuyến nghị cho trẻ 9 tuổi.
Trẻ chín tuổi không được gọn gàng cho lắm với quần áo, ít khi trẻ treo áo lên móc hoặc cho quần áo bẩn vào rổ nếu không có sự nhắc nhở. Một số sẽ nhặt quần áo bẩn ngày hôm trước và mặc chúng, không thực sự biết rằng quần áo đó bẩn hay là sạch. Do đó, cần giúp trẻ chín tuổi trong việc sắp xếp và lựa chọn quần áo.
Chí tuổi thích lên kế hoạch cho riêng mình mỗi ngày, và sẽ kiên trì thực hiện kế hoạch đó. Cha mẹ cần khuyến khích nhu cầu này của trẻ, hãy trao đổi với trẻ về kế hoạch chung của gia đình, và giúp trẻ lên kế hoạch riêng cho mình mỗi ngày.
Phát triển tính cách
Tính cách của trẻ chín tuổi đã đạt tới mức độ khá ổn định, trong đó thường gồm các xúc cảm tích cực. Trẻ sẽ tỏ ra có trách nhiệm, độc lập, biết nghe lời, và có khả năng hòa hợp với mọi người. Cảm xúc thông cảm và vị tha thể hiện khá rõ ràng trong trẻ, và trẻ là một người bạn tốt và hết lòng vì người khác.
Chín tuổi, sự tự động viên (self-motivation) là đặc tính chính bao chùm tất cả hành vi và cảm xúc của trẻ. Một sự thay đổi mang tính phát triển sâu sắc diễn ra, tuy rằng bên ngoài ít ai có thể cảm nhận được. Trẻ chín tuổi bây giờ có thể tư duy độc lập và tự chủ. Tất cả những thái quá như ương bướng hay nhút nhát của những năm phát triển trước bây giờ sẽ được hòa nhập vào một bản ngã (self-identity) ổn định. Trẻ có khả năng tự chủ và có thể nghĩ về một vấn đề và lên kế hoạch giải quyết nó. Trẻ rất kiên nhẫn trong công việc và có thể duy trì sự tập trung làm một việc gì đó hàng giờ.
Chín tuổi bắt đầu phát triển "lương tâm". Trẻ sẽ nhận ra khi nào mình làm sai, và cả khi trẻ thất bại khi làm điều gì đó đúng. Trẻ sẽ thú nhận với bậc cha mẹ khi làm điều gì đó sai, vì lương tâm của trẻ sẽ không để trẻ yên cho tới khi thú nhận. Trẻ sẽ ít đổ tội hoặc tìm cách lý giải cho sai lầm của mình hơn, nhưng vẫn sẽ dùng tới cách này nếu xấu hổ. Lương thiện, công bằng, và thật thà là điều quan trọng với trẻ chín tuổi. Trẻ trông đợi điều này ở bản thân mình và cả ở người khác.
Trái lại với tám tuổi, chín tuổi không có sự quan tâm tới Chúa trời hay tôn giáo, và nhiều trẻ không muốn tới nhà thờ hay các trường dòng ngày Chủ Nhật. Tuy thế, trẻ có niềm tin và cảm giác về đạo đức cơ bản, và sẽ cầu nguyện khi cần.
Kỷ luật
Trẻ chín tuổi rất dễ rèn về kỷ luật, nhưng trở nên cực kỳ buồn bực nếu trẻ cảm thấy bị trừng phạt không công bằng. Công bằng là điều quan trọng cực kỳ đối với trẻ chín tuổi, và trẻ sẽ đáp lại một cách hồ hởi nếu trẻ thấy rằng công lý và bình đẳng được thực hiện. Mặc dù trẻ không cảm thấy trách nhiệm phải thực hiện các công việc thường làm hàng ngày, trẻ sẵn sàng dừng cái mình đang làm để thực hiện yêu cầu của bố mẹ. Trẻ đặc biệt thích được giúp bố mẹ những việc vặt, hoặc giúp nấu nướng. Trái lại với 8 tuổi, trẻ bây giờ không còn thích thú với những khuyến khích bằng tiền hoặc các phần thưởng. Trẻ tìm thấy sự thỏa mãn từ trách nhiệm đối với gia đình. Các sách lược điều chỉnh hành vi của trẻ như cách ly, cảnh cáo, bớt những đặc ân khi phạm lỗi, cho cơ hội sửa sai, sẽ có tác dụng tốt đối với trẻ chín tuổi, bởi bản chất của trẻ là muốn làm người tốt. Trẻ chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện, nếu hình phạt đó không đi kèm với tủi nhục, la mắng hay chỉ trích gay gắt.
Trong phần lớn hành vi của trẻ, chín tuổi luôn lo lắng làm sao vừa lòng cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Trẻ muốn được yêu quý và thể hiện những hành vi và tính cách được tán thành và khuyến khích bởi những người quan trọng nhất trong cuộc đời trẻ. Trẻ có thể tự nhận xét tồi tệ về bản thân, đây là sự biểu lộ của cảm xúc lo lắng mạnh mẽ muốn làm vừa lòng người khác ở lứa tuổi này.
Chín tuổi là lúc dễ dàng điều chỉnh khi trẻ bộc lộ cảm xúc tiêu cực hay hành vi xấu. Khi trẻ buồn, thì thường là buồn vì bản thân, bởi trẻ nhạy cảm với chỉ trích và dễ dàng cảm thấy xấu hổ. Vì đây là giai đoạn hòa nhập cảm xúc [là sự tổ chức của các tính cách riêng rẽ lại thành một bản ngã hài hòa - chú thích của người dịch], một số dao động cảm xúc vẫn được bộc lộ ở trẻ chín tuổi. Nhìn chung, trẻ có khả năng vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách nhanh chóng. Trẻ có mong muốn mạnh mẽ là làm người khác hài lòng, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thái độ "tôi không quan tâm". Trẻ vẫn cáu giận, sợ hãi, lo lắng nhưng thường trong giai đoạn ngắn, và sau đó trẻ sẽ quay lại bản ngã hài hòa mới được tạo dựng của mình.
Trẻ chín tuổi rất để ý tới các đòi hỏi và hạn chế về thời gian và không gian. Mỗi ngày trẻ có nhiều nơi để đi đến, và nhiều việc phải làm, và trẻ rất để ý đến thời gian dành cho mỗi hoạt động. Trẻ lên kế hoạch hàng ngày, biết cái gì phải làm và làm vào khi nào, và thường bị áp lực là phải làm hết mọi việc trong khoảng thời gian hạn chế. Chín tuổi thường làm việc miệt mài để giảm áp lực thời gian, nhưng với xu hướng lo lăng của trẻ, bậc cha mẹ nên tìm cách giảm bớt hoạt động của con mình. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ chín tuổi cách làm từng việc một, kết thúc nó trước khi làm cái khác, để khuyến khích cảm giác hoàn thiện và làm chủ tình hình ở trẻ.
Tới trường
Kỹ năng trẻ cần để bắt đầu lớp Bốn
- Làm việc theo nhóm để hoàn thiện một dự án
- Làm việc độc lập để hoàn thiện dự án gồm nhiều bước
- Tỏ thái độ cảm thông và có kỹ năng kết bạn
- Nắm vững kỹ năng đọc, lưu loát và hiểu rõ
- Nắm vững kỹ năng viết, với cấu trúc câu đầy đủ, đúng, chấm phảy chính xác.
- Biết dùng thư viện, đọc sách để giải trí và tìm kiếm thông tin
- Viết thảo với đúng khoảng cách giữa các từ, và câu cú hoàn thiện.
- Sử dụng các nguyên tắc cấu tạo từ (từ gốc, tiền tố, hậu tố v.v...) để xác định nghĩa từ mới
- Nắm vững các bài toán cơ bản
- Được giới thiệu về cách tư duy khoa học đơn giản và các kiến thức về chu trình sống của thực vật, chuyển động, lực hấp dẫn, và tính chất của vật chất
- Có khả năng dùng bản đồ và nhận dạng các quốc gia, bang hay thủ đô
Trẻ học gì năm lớp Bốn
- Nâng cao kỹ năng đọc thông qua việc tự đọc các sách thiếu nhi, ví dụ như trích đoạn chương sách, cổ tích, truyện phi giả tưởng, thơ, kịch v.v...
- Sử dụng kỹ năng tư duy phản biện (critical thinking) khi đọc, bao gồm suy luận, tiên đoán và tổng kết thông tin.
- Viết các dạng văn bản hàng ngày như nhật ký, thơ, truyện giả tưởng, thông tin
- Viết trên máy tính sử dụng các chương trình xử lý văn bản
- Dùng các công cụ nghiên cứu - từ điển, bách khoa toàn thư, thư viện, mạng internet để tìm kiếm thông tin
- Viết báo cáo và học những kỹ năng viết báo cáo cơ bản: Lập dàn ý, so sánh và đối lập, xây dựng các đoạn văn bản
- Nhân các số nhiều chữ số với số có 2 chữ số.
- Chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số
- Các nguyên tắc hình học, bao gồm tính diện tích, chu vi, và đo góc
- Cộng trừ số thập phân và phân số
- Tính trung bình đơn giản
- Hiểu và giải được các bài toán đại số đơn giản
- Thu thập dữ liệu, tạo bảng, biểu và đồ thị
- Ứng dụng kỹ năng tư duy khoa học vào lập các giả định, tiên đoán, thu thập số liệu trong thực nghiệm khoa học đơn giản
- Học về gen một cách cơ bản và chu trình sống của động vật
- Học về trái đất
- Học về các nguyên lý của vật chất và năng lượng, bao gồm từ trường, điện trường và ánh sáng
- Học lịch sử và địa lý khu vực
- Học về các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết trong lịch sử
- Học về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử
- Học về văn hóa và phong tục của các dân tộc trên thế giới
Sinh hoạt hàng ngày
Khẩu vị của trẻ chín tuổi đã trở về trạng thái bình thường. Những trẻ phàm ăn sẽ giảm bớt sự khoái khẩu, còn những trẻ ăn ít sẽ ăn nhiều hơn. Trẻ thích thức ăn, từ việc nấu tới đánh chén các món ăn, và thường từ trường về nhà với cái bụng đói ngấu. Trẻ vẫn chưa nhớ hết được các quy định trên bàn ăn, và thường phải nhắc nhở rửa tay trước khi ăn. Trẻ biết bố mẹ yêu cầu mình làm gì trên bàn ăn, nhưng luôn quên thực hiện các yêu cầu đó.
Chín tuổi dễ ngủ, nhưng một số trẻ có ác mộng. Ác mộng có xu hướng liên quan tới sự lo lắng, bất an chung của lứa tuổi này, và xuất hiện ở những dạng kinh dị như bị cháy, gặp mưa bão, gặp rắn, bị truy đuổi hay ai đó bị giết chết. Chín tuổi, sự khác biệt giữa các trẻ về giờ ngủ bắt đầu thể hiện. Đa số sẽ ngủ lúc 9 giờ và dậy lúc 7 giờ sáng. 10 tiếng mỗi đêm là thời gian ngủ được khuyến nghị cho trẻ 9 tuổi.
Trẻ chín tuổi không được gọn gàng cho lắm với quần áo, ít khi trẻ treo áo lên móc hoặc cho quần áo bẩn vào rổ nếu không có sự nhắc nhở. Một số sẽ nhặt quần áo bẩn ngày hôm trước và mặc chúng, không thực sự biết rằng quần áo đó bẩn hay là sạch. Do đó, cần giúp trẻ chín tuổi trong việc sắp xếp và lựa chọn quần áo.
Chí tuổi thích lên kế hoạch cho riêng mình mỗi ngày, và sẽ kiên trì thực hiện kế hoạch đó. Cha mẹ cần khuyến khích nhu cầu này của trẻ, hãy trao đổi với trẻ về kế hoạch chung của gia đình, và giúp trẻ lên kế hoạch riêng cho mình mỗi ngày.
Phát triển tính cách
Tính cách của trẻ chín tuổi đã đạt tới mức độ khá ổn định, trong đó thường gồm các xúc cảm tích cực. Trẻ sẽ tỏ ra có trách nhiệm, độc lập, biết nghe lời, và có khả năng hòa hợp với mọi người. Cảm xúc thông cảm và vị tha thể hiện khá rõ ràng trong trẻ, và trẻ là một người bạn tốt và hết lòng vì người khác.
Chín tuổi, sự tự động viên (self-motivation) là đặc tính chính bao chùm tất cả hành vi và cảm xúc của trẻ. Một sự thay đổi mang tính phát triển sâu sắc diễn ra, tuy rằng bên ngoài ít ai có thể cảm nhận được. Trẻ chín tuổi bây giờ có thể tư duy độc lập và tự chủ. Tất cả những thái quá như ương bướng hay nhút nhát của những năm phát triển trước bây giờ sẽ được hòa nhập vào một bản ngã (self-identity) ổn định. Trẻ có khả năng tự chủ và có thể nghĩ về một vấn đề và lên kế hoạch giải quyết nó. Trẻ rất kiên nhẫn trong công việc và có thể duy trì sự tập trung làm một việc gì đó hàng giờ.
Chín tuổi bắt đầu phát triển "lương tâm". Trẻ sẽ nhận ra khi nào mình làm sai, và cả khi trẻ thất bại khi làm điều gì đó đúng. Trẻ sẽ thú nhận với bậc cha mẹ khi làm điều gì đó sai, vì lương tâm của trẻ sẽ không để trẻ yên cho tới khi thú nhận. Trẻ sẽ ít đổ tội hoặc tìm cách lý giải cho sai lầm của mình hơn, nhưng vẫn sẽ dùng tới cách này nếu xấu hổ. Lương thiện, công bằng, và thật thà là điều quan trọng với trẻ chín tuổi. Trẻ trông đợi điều này ở bản thân mình và cả ở người khác.
Trái lại với tám tuổi, chín tuổi không có sự quan tâm tới Chúa trời hay tôn giáo, và nhiều trẻ không muốn tới nhà thờ hay các trường dòng ngày Chủ Nhật. Tuy thế, trẻ có niềm tin và cảm giác về đạo đức cơ bản, và sẽ cầu nguyện khi cần.
Kỷ luật
Trẻ chín tuổi rất dễ rèn về kỷ luật, nhưng trở nên cực kỳ buồn bực nếu trẻ cảm thấy bị trừng phạt không công bằng. Công bằng là điều quan trọng cực kỳ đối với trẻ chín tuổi, và trẻ sẽ đáp lại một cách hồ hởi nếu trẻ thấy rằng công lý và bình đẳng được thực hiện. Mặc dù trẻ không cảm thấy trách nhiệm phải thực hiện các công việc thường làm hàng ngày, trẻ sẵn sàng dừng cái mình đang làm để thực hiện yêu cầu của bố mẹ. Trẻ đặc biệt thích được giúp bố mẹ những việc vặt, hoặc giúp nấu nướng. Trái lại với 8 tuổi, trẻ bây giờ không còn thích thú với những khuyến khích bằng tiền hoặc các phần thưởng. Trẻ tìm thấy sự thỏa mãn từ trách nhiệm đối với gia đình. Các sách lược điều chỉnh hành vi của trẻ như cách ly, cảnh cáo, bớt những đặc ân khi phạm lỗi, cho cơ hội sửa sai, sẽ có tác dụng tốt đối với trẻ chín tuổi, bởi bản chất của trẻ là muốn làm người tốt. Trẻ chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện, nếu hình phạt đó không đi kèm với tủi nhục, la mắng hay chỉ trích gay gắt.
Trong phần lớn hành vi của trẻ, chín tuổi luôn lo lắng làm sao vừa lòng cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Trẻ muốn được yêu quý và thể hiện những hành vi và tính cách được tán thành và khuyến khích bởi những người quan trọng nhất trong cuộc đời trẻ. Trẻ có thể tự nhận xét tồi tệ về bản thân, đây là sự biểu lộ của cảm xúc lo lắng mạnh mẽ muốn làm vừa lòng người khác ở lứa tuổi này.
Chín tuổi là lúc dễ dàng điều chỉnh khi trẻ bộc lộ cảm xúc tiêu cực hay hành vi xấu. Khi trẻ buồn, thì thường là buồn vì bản thân, bởi trẻ nhạy cảm với chỉ trích và dễ dàng cảm thấy xấu hổ. Vì đây là giai đoạn hòa nhập cảm xúc [là sự tổ chức của các tính cách riêng rẽ lại thành một bản ngã hài hòa - chú thích của người dịch], một số dao động cảm xúc vẫn được bộc lộ ở trẻ chín tuổi. Nhìn chung, trẻ có khả năng vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách nhanh chóng. Trẻ có mong muốn mạnh mẽ là làm người khác hài lòng, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thái độ "tôi không quan tâm". Trẻ vẫn cáu giận, sợ hãi, lo lắng nhưng thường trong giai đoạn ngắn, và sau đó trẻ sẽ quay lại bản ngã hài hòa mới được tạo dựng của mình.
Trẻ chín tuổi rất để ý tới các đòi hỏi và hạn chế về thời gian và không gian. Mỗi ngày trẻ có nhiều nơi để đi đến, và nhiều việc phải làm, và trẻ rất để ý đến thời gian dành cho mỗi hoạt động. Trẻ lên kế hoạch hàng ngày, biết cái gì phải làm và làm vào khi nào, và thường bị áp lực là phải làm hết mọi việc trong khoảng thời gian hạn chế. Chín tuổi thường làm việc miệt mài để giảm áp lực thời gian, nhưng với xu hướng lo lăng của trẻ, bậc cha mẹ nên tìm cách giảm bớt hoạt động của con mình. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ chín tuổi cách làm từng việc một, kết thúc nó trước khi làm cái khác, để khuyến khích cảm giác hoàn thiện và làm chủ tình hình ở trẻ.
Tới trường
Kỹ năng trẻ cần để bắt đầu lớp Bốn
- Làm việc theo nhóm để hoàn thiện một dự án
- Làm việc độc lập để hoàn thiện dự án gồm nhiều bước
- Tỏ thái độ cảm thông và có kỹ năng kết bạn
- Nắm vững kỹ năng đọc, lưu loát và hiểu rõ
- Nắm vững kỹ năng viết, với cấu trúc câu đầy đủ, đúng, chấm phảy chính xác.
- Biết dùng thư viện, đọc sách để giải trí và tìm kiếm thông tin
- Viết thảo với đúng khoảng cách giữa các từ, và câu cú hoàn thiện.
- Sử dụng các nguyên tắc cấu tạo từ (từ gốc, tiền tố, hậu tố v.v...) để xác định nghĩa từ mới
- Nắm vững các bài toán cơ bản
- Được giới thiệu về cách tư duy khoa học đơn giản và các kiến thức về chu trình sống của thực vật, chuyển động, lực hấp dẫn, và tính chất của vật chất
- Có khả năng dùng bản đồ và nhận dạng các quốc gia, bang hay thủ đô
Trẻ học gì năm lớp Bốn
- Nâng cao kỹ năng đọc thông qua việc tự đọc các sách thiếu nhi, ví dụ như trích đoạn chương sách, cổ tích, truyện phi giả tưởng, thơ, kịch v.v...
- Sử dụng kỹ năng tư duy phản biện (critical thinking) khi đọc, bao gồm suy luận, tiên đoán và tổng kết thông tin.
- Viết các dạng văn bản hàng ngày như nhật ký, thơ, truyện giả tưởng, thông tin
- Viết trên máy tính sử dụng các chương trình xử lý văn bản
- Dùng các công cụ nghiên cứu - từ điển, bách khoa toàn thư, thư viện, mạng internet để tìm kiếm thông tin
- Viết báo cáo và học những kỹ năng viết báo cáo cơ bản: Lập dàn ý, so sánh và đối lập, xây dựng các đoạn văn bản
- Nhân các số nhiều chữ số với số có 2 chữ số.
- Chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số
- Các nguyên tắc hình học, bao gồm tính diện tích, chu vi, và đo góc
- Cộng trừ số thập phân và phân số
- Tính trung bình đơn giản
- Hiểu và giải được các bài toán đại số đơn giản
- Thu thập dữ liệu, tạo bảng, biểu và đồ thị
- Ứng dụng kỹ năng tư duy khoa học vào lập các giả định, tiên đoán, thu thập số liệu trong thực nghiệm khoa học đơn giản
- Học về gen một cách cơ bản và chu trình sống của động vật
- Học về trái đất
- Học về các nguyên lý của vật chất và năng lượng, bao gồm từ trường, điện trường và ánh sáng
- Học lịch sử và địa lý khu vực
- Học về các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết trong lịch sử
- Học về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử
- Học về văn hóa và phong tục của các dân tộc trên thế giới