Đối với bệnh ung thư, khi được phát hiện sớm thì điều trị sẽ hiệu quả, thậm chí có thể khỏi hẳn. Nhưng việc sàng lọc cũng như khả năng phát hiện sớm đối với từng loại ung thư lại khác nhau và không hề đơn giản.
Với cơ sở đầu ngành về điều trị ung thư như Viện K Trung ương thì ngoài sự phát triển trong chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán nội soi thì cả trong chẩn đoán tế bào, cả ê kíp còn phải có trình độ chuyên môn tốt, ngay từ khâu lấy mẫu, nhuộm tiêu bản, làm hóa chất, chứ không chỉ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ.
Với những bệnh nhân sau khi được khám lâm sàng, thấy có dấu hiệu nghi ngờ ung thư sẽ được chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán tế bào, đây là bước quan trọng để có thể khẳng định là u lành hay u ác. Hiện y học đã ghi nhận tới hơn 200 bệnh ung thư khác nhau, cũng có loại xuất phát ở vị trí sâu trong cơ thể, các xét nghiệm không đủ khả năng phát hiện khi khối u còn nhỏ, nhưng nhiều loại lại có khả năng phát hiện sớm hiệu quả như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay đại trực tràng, tuyến tiền liệt, ung thư khoang miệng, ung thư da.
GS.TS Nguyễn Bá Đức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết: "Người bệnh có ý thức đi khám sớm, thường xuyên là một điều rất tốt và đáng mừng. Vì khi được phát hiện sớm sẽ có kết quả điều trị khả quan. Quy trình chẩn đoán tế bào trải qua các bước lấy mẫu, nhuộm tiêu bản, rồi bác sĩ đọc và phân tích dưới kính hiển vi quang học".
Bác sĩ Tạ Văn Tờ - Trưởng khoa tế bào – Bênh viện K trung ương cho biết: "Cùng chẩn đoán tế bào thì tại khoa tế bào đang áp dụng chẩn đoán bằng sinh thiết tức thì, tức là xét nghiệm ngay mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân vừa được phẫu thuật để xác định chính xác, nếu là tế bào ác tính, sẽ tiếp tục được phẫu thuật để tránh di căn sang tế bào lành. Điều này tránh cho bệnh nhân phải trải qua hai cuộc mổ".
Cùng với việc nghiên cứu và áp dụng những kỹ thuật tiến bộ trong điều trị thì các chuyên gia vẫn khuyến cáo điều quan trọng là mọi người nên tìm hiểu về các dấu hiệu liên quan đến ung thư, khi có nghi ngờ nên đến ngay cơ sở chuyên khoa để được khám, có những lời khuyên thiết thực và có hướng điều trị sớm nhất.
Tác giả : Nguyệt Ánh
Theo VTV

Với cơ sở đầu ngành về điều trị ung thư như Viện K Trung ương thì ngoài sự phát triển trong chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán nội soi thì cả trong chẩn đoán tế bào, cả ê kíp còn phải có trình độ chuyên môn tốt, ngay từ khâu lấy mẫu, nhuộm tiêu bản, làm hóa chất, chứ không chỉ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ.
Với những bệnh nhân sau khi được khám lâm sàng, thấy có dấu hiệu nghi ngờ ung thư sẽ được chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán tế bào, đây là bước quan trọng để có thể khẳng định là u lành hay u ác. Hiện y học đã ghi nhận tới hơn 200 bệnh ung thư khác nhau, cũng có loại xuất phát ở vị trí sâu trong cơ thể, các xét nghiệm không đủ khả năng phát hiện khi khối u còn nhỏ, nhưng nhiều loại lại có khả năng phát hiện sớm hiệu quả như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay đại trực tràng, tuyến tiền liệt, ung thư khoang miệng, ung thư da.
GS.TS Nguyễn Bá Đức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết: "Người bệnh có ý thức đi khám sớm, thường xuyên là một điều rất tốt và đáng mừng. Vì khi được phát hiện sớm sẽ có kết quả điều trị khả quan. Quy trình chẩn đoán tế bào trải qua các bước lấy mẫu, nhuộm tiêu bản, rồi bác sĩ đọc và phân tích dưới kính hiển vi quang học".
Bác sĩ Tạ Văn Tờ - Trưởng khoa tế bào – Bênh viện K trung ương cho biết: "Cùng chẩn đoán tế bào thì tại khoa tế bào đang áp dụng chẩn đoán bằng sinh thiết tức thì, tức là xét nghiệm ngay mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân vừa được phẫu thuật để xác định chính xác, nếu là tế bào ác tính, sẽ tiếp tục được phẫu thuật để tránh di căn sang tế bào lành. Điều này tránh cho bệnh nhân phải trải qua hai cuộc mổ".
Cùng với việc nghiên cứu và áp dụng những kỹ thuật tiến bộ trong điều trị thì các chuyên gia vẫn khuyến cáo điều quan trọng là mọi người nên tìm hiểu về các dấu hiệu liên quan đến ung thư, khi có nghi ngờ nên đến ngay cơ sở chuyên khoa để được khám, có những lời khuyên thiết thực và có hướng điều trị sớm nhất.
Tác giả : Nguyệt Ánh
Theo VTV