Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Mới đây, các nhà khoa học ở Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra dấu tích một số di tích Văn hóa Hạ Long phân bố trên đượng cát lớn về phía bắc Thị trấn huyện đảo Cô Tô. Tiếc rằng, di tích này đã bị xâm hại từ trước.
Ngay sau khi phát hiện, các nhà khoa học đã nhận định, dấu tích Văn hóa Hạ Long được tìm thấy lần đầu tiên này ở vào vị trí xa nhất trên vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Với việc phát hiện di tích lần này, có thể phán đoán được cư dân Văn hóa Hạ Long là những người đầu tiên khai phá đảo Cô Tô.
Nơi phát hiện dấu tích Văn hóa Hạ Long trên đảo Cô Tô. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Qua khảo sát, các nhà khoa học đã phát hiện được những hiện vật đáng chú ý như Hòn Kê (Đá có lỗ vũm) và Bàn mài rãnh (Dấu Hạ Long) mang đặc trưng văn hóa Hạ Long. Qua so sánh, những hiện vật tìm được lần này hoàn toàn giống với những hiện vật cùng loại được tìm thấy trong các di tích Văn hóa Hạ Long ven biển Quảng Ninh tìm thấy trước đó.
Hiện vật tìm thấy lần này được nhận định là di chỉ cư trú của cư dân Văn hoá Hạ Long, có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Tuy nhiên, di chỉ mới được tìm thấy này đang bị xâm hại bởi một con đường mới chạy ngang đè qua một phần di chỉ.
Ông Trần Trọng Hà - Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh cho biết: “ Với những phát hiện về các hiện vật như Hòn Kê, Bàn mài rãnh…tại đảo Cô Tô, bước đầu nhận định đây là những dấu tích ban đầu cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để khẳng định di chỉ cư trú của cư dân Văn hóa Hạ Long”.
Trước đó, vào năm 1997, các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam và cán bộ Bảo tàng Quảng Ninh đã tìm thấy một dấu tích thuộc Sơ kỳ đồ đá mới trên đảo Mã Cháu (Thuộc quần đảo Cô Tô).
Các hiện vật tìm thấy gồm các công cụ Ghè đẽo, được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 20.000 năm. Các hiện vật tìm thấy hiện đang được trưng bày tại nhà Lưu niệm Bác Hồ trên đảo Cô Tô - ông Hà cho biết thêm.
Hiên các nhà khoa học đang chú ý và rất quan tâm với những phát hiện đáng chú ý về Văn hóa Hạ Long trên đảo Cô Tô.
Nguồn Dân trí)
Ngay sau khi phát hiện, các nhà khoa học đã nhận định, dấu tích Văn hóa Hạ Long được tìm thấy lần đầu tiên này ở vào vị trí xa nhất trên vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Với việc phát hiện di tích lần này, có thể phán đoán được cư dân Văn hóa Hạ Long là những người đầu tiên khai phá đảo Cô Tô.
Nơi phát hiện dấu tích Văn hóa Hạ Long trên đảo Cô Tô. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Hiện vật tìm thấy lần này được nhận định là di chỉ cư trú của cư dân Văn hoá Hạ Long, có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Tuy nhiên, di chỉ mới được tìm thấy này đang bị xâm hại bởi một con đường mới chạy ngang đè qua một phần di chỉ.
Ông Trần Trọng Hà - Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh cho biết: “ Với những phát hiện về các hiện vật như Hòn Kê, Bàn mài rãnh…tại đảo Cô Tô, bước đầu nhận định đây là những dấu tích ban đầu cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để khẳng định di chỉ cư trú của cư dân Văn hóa Hạ Long”.
Trước đó, vào năm 1997, các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam và cán bộ Bảo tàng Quảng Ninh đã tìm thấy một dấu tích thuộc Sơ kỳ đồ đá mới trên đảo Mã Cháu (Thuộc quần đảo Cô Tô).
Các hiện vật tìm thấy gồm các công cụ Ghè đẽo, được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 20.000 năm. Các hiện vật tìm thấy hiện đang được trưng bày tại nhà Lưu niệm Bác Hồ trên đảo Cô Tô - ông Hà cho biết thêm.
Hiên các nhà khoa học đang chú ý và rất quan tâm với những phát hiện đáng chú ý về Văn hóa Hạ Long trên đảo Cô Tô.
Nguồn Dân trí)