• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phát biểu cảm nghĩ về tình cha con sâu nặng qua nhân vật người cha trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Phát biểu cảm nghĩ về tình cha con sâu nặng qua nhân vật người cha trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.


BÀI LÀM

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã làm rung động tâm hồn người đọc khi thể hiện tình cha con sâu nặng và đầy thương cảm trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Qua nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ hình ảnh một người cha vì hoàn cảnh chiến tranh phải xa gia đình. Ông khát khao cháy bỏng một việc rất bình dị là luôn được ôm ấp, chăm bẳm, được sống bên đứa con gái bé bỏng của mình.

Cũng như biết bao người lính khác, có thể nói ông Sáu là một người cha chịu nhiều thiệt thòi. Vì cuộc chiến đấu chống xâm lăng để bảo vệ quê hương mà ông phải để lại người vợ và đứa con mới tròn một tuổi ở quê nhà. Tám năm trời nhớ thương và mong mỏi, mới được về thăm quê. "Cái tình người cha cứ nôn nao bên người", ông không thể đợi cho xuồng cập bến đã nhảy vội xuống, kêu tên con. Nhưng đôi cánh tay của ông đã giơ lên thật buồn tủi vì chỉ nhận được sự sợ hãi của đứa con. Chính cái vết thẹo đỏ ửng trên mặt mà kẻ thù đã gây cho ông, làm cho đứa con gái bé nhỏ, mặt tái đi, vụt chạy, và thét lên kêu mẹ. Và rồi ba ngày phép ngắn ngủi, người cha đã tìm mọi cách để đứa con nhận ra mình, nhưng đều vô hiệu. Cái hố sâu chiến tranh đã ngăn cách tình phụ tử. Trước mặt người cha đau khổ chỉ là một đứa bé ương ngạnh, cứng đầu cứng cổ, không một chút thân thiện. Tình cha con chỉ trào dâng mãnh liệt, khi bà ngoại giúp cho bé Thu hiểu được căn nguyên của vết thẹo trên mặt cha. Nhưng lúc ông Sáu được nghe tiếng đứa con kêu thét lên cái âm thanh mà ông bao nhiêu năm chờ đợi : "Ba...a...a...ba !", lúc ông được bế thốc đứa con lên và được tay nó ôm chặt lấy cổ, chân nó câu chặt người, được nó hôn khắp mặt mũi, thì cũng là lúc ông phải lên đường. Chỉ kịp hứa mua cho con cây lược.

Có lẽ sau đó, những tháng ngày ở căn cứ, đối với ông Sáu chỉ có hai việc : hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và thực hiện lời hứa đối với con. Ông ân hận, khổ tâm vì lúc giận mình đã đánh con. Tìm được một khúc ngà ông "hớt hải chạy về...mặt hớn hở như một đứa trẻ được quà"; rồi ông hì hục bắt tay vào làm chiếc lược. Ông "cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc". Khi chiếc lược đã xong, ông "gò lưng, tỉ mỉ khắc từng nét : "Yêu nhớ tặng Thu con của ba "lên lưng chiếc lược. "Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối dược phần nào tâm trạng" của ông. Như vậy, chiếc lược ngà đối với ông Sáu thật thân thiết gần gũi như chính đứa con gái bé bỏng. Đêm đêm "nhớ con" ông "lấy cây lược ra ngắm nghía và mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt". Cây lược thân thương của ông Sáu càng bóng, càng mượt, và cũng như lòng mong mỏi được gặp con trong ông càng thêm nôn nao, thêm trào dâng mãnh liệt. Nhưng việc binh đao đâu dễ cho ông cơ hội về quê.

Và ông Sáu không bao giờ có cơ hội ấy nữa. Trong một trận càn lớn của quân Mĩ-nguỵ, ông "bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực". Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông dồn toàn bộ sức lực móc cây lược trong túi, đưa cho người đồng hương đồng đội. Nhìn bạn "một hồi lâu" và chỉ khi nghe được lời hứa : "Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu", ông "mới nhắm mắt đi xuôi".

Người đọc không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay ngày ấy. Giờ đây cũng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm chiếc lược và ánh mắt cầu xin của người cha vào giây phút lâm chung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kỳ xúc động, nhưng đây có lẽ là một trong những trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha với con.

Truyện Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết 1966, tại chiến trường Nam bộ, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang đến hồi vô cùng khốc liệt. Câu chuyện cho ta thấy sự mất mát trong chiến tranh. Nhưng điều quan trọng là, qua nhân vật ông Sáu, nhà văn đã khắc họa được vẻ đẹp của tình cha con. Điều dộc đáo là, viết giữa chiến trường khói lửa, mà trào dâng trong câu chuyện là sự rung động mãnh liệt của tình người - tình đồng chí và nhất là tình cha con. Chất trữ tình đậm đà, sức hấp dẫn kỳ lạ của câu chuyện chính là ở đó.

Sưu tầm
 

Thandieu2

Thần Điêu
Xu
36
Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản :

a. Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

b. Phân tích được 2 luận điểm sau :

* Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc :
- Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu mời ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó không chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.

- Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc.

* Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc :

- Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái.

- Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.

- Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top