Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
- Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện.
Thân bài:
Giá trị nhân đạo là một trong những yếu tố cơ bản làm nên sức sống của tác phẩm bởi ý nghĩa đích thực của văn chương là phản ánh hiện thực và góp phần nhân đạo hoá con người.
Một tác phẩm lớn là tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm như vậy. Giá trị nhân đạo thể hiện ở 4 mặt sau:
1) Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra).
- Bằng thủ đoạn cho vay nặng lãi đã đẩy nhân dân lao động nghèo vào thân phận nô lệ cho bọn địa chủ phong kiến (dẫn chứng đoạn 2 trang 4 SGK: “Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền…chưa trả hết nợ).
- Dùng cường quyền, thần quyền và lợi dụng tạp tục cướp vợ của người Mèo để cướp trắng tuổi trẻ, để bóc lột sức lao động, áp chế về mặt tinh thần, buộc chặt người lao động nghèo vào kiếp nô lệ từ đời này sang đời khác (dẫn chứng nhà thống lí bắt Mị khi Mị đang “hồi hộp” chờ người – SGK trang 5) hay (bắt A Phủ thành nô lệ khi dám đánh con quan…).
2) Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như Mị, A Phủ.
- Thể hiện ở giọng điệu kể, cách miêu tả, ngôn ngữ của tác giả…
3) Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ.
a) Nhân vật Mị:
- Khát vọng tự do, hạnh phúc vẫn còn tiềm tàng trong tâm hồn Mị sau bao năm bị chà đạp đoạ đày. Bên trong cái vẻ lầm lũi, cam chịu của Mị, ngọn lửa yêu đời vẫn âm ỉ cháy:
· Âm thanh tiếng sáo trong những đêm tình mùa xuân…
· Lòng Mị rạo rực, bồi hồi nhớ lại những cuộc vui ngày Tết, những năm tháng đẹp đã qua (dẫn chứng trang 7, 8 SGK: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo…Mị vẫn nghe tiếng sáo…”)
- Bên trong vẻ nhẫn nhục, cam chịu là sự phản kháng quyết liệt và tấm lòng nhân hậu vị tha: vượt qua nỗi sợ hãi phải đứng thay vào chỗ A Phủ, Mị táo bạo cắt dây cởi trói cho A Phủ và vùng chạy theo A Phủ để giải thoát cho những người cùng cảnh ngộ và để tự giải thoát cho mình (dẫn chứng trang 13, 14 SGK).
b) Nhân vật A Phủ:
Dù cuộc đời bất hạnh nhưng A Phủ là một chàng trai gan góc, táo bạo có khát vọng tự do và sức sống mạnh mẽ.
4) Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và vạch ra con đường giải phóng cho họ.
Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, trở thành vợ chồng. Được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng, họ trở thành chiến sĩ du kích.
Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.