Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN LẶNG LẼ SA PA CỦA NGUYỄN THÀNH LONG

PHÂN TÍCH TRUYỆN NGẮN LẶNG LẼ SA PA - LẶNG LẼ SA PA


Đề bài: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Bài làm


Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo - táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

"Lặng lẽ Sa Pa" khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan toả ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.

Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa) ở độ cao hai nhìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.

Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so vói sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực - đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu - trồng rau - trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.

Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.

Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hoá thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm ấp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.

“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.


NGUỒN:
Diễn Đàn Kiến Thức
- Trích từ Sách 100 bài làm văn hay lớp 9 *

(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!)



 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.


Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà sâu sắc, thẫm đẫm chất thơ. Nhẹ nhàng, kín đáo như Sa Pa thành phố trong sư­ơng, và cũng giàu sức sống với hoa tráI ngát hương bốn mùa. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, những con ngư­ời nơI đây đang từng ngày thầm lặng cống hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sống. Đọc truyện ngắn này, chúng ta chúng ta có thể đồng cảm với nhau:
“Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dư­ới sự yên tĩnh ấy, ngư­ời ta làm việc!”

Theo lời giới thiệu của bác láI xe, cáI con ng­ười “cô độc nhất thế gian” là một thanh niên hai mươI bảy tuổi, làm công tác khí tư­ợng kiêm vật lí địa cầu. Trong câu chuyện phác thảo chân dung của bác láI xe, đáng chú ý là chuyện “thèm ngư­ời” của anh chàng “cô độc nhất thế gian” kia. Không phảI anh ta “sợ người” mà lên làm việc ở đây, tráI lại, anh ta từng chặt cây ngáng đư­ờng ngăn xe dừng lại để được gặp người “nhìn trông và nói chuyện một lát”.

Qua cáI nhìn của ngư­ời hoạ sĩ, anh thanh niên hiện ra với “tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”. Anh ta sống trong “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc tráI gian với chiếc giư­ờng con, một chiếc bàn học, một giá sách.”. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một ng­ười yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán.
Trong sự cảm nhận của cô kĩ sư­ mới ra trư­ờng, cuộc sống của người thanh niên là “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp”, anh mang lại cho cô “bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên”.

Nừu như­ người hoạ sĩ lão thành mới chỉ ghi đư­ợc “lần đầu gư­ơng mặt của ngư­ời thanh niên” thì chính những lời tâm sự của một kẻ “thèm ngư­ời” khi được gặp người đã là một bức chân dung tự hoạ khá hoàn chỉnh. Chân dung là gì nếu không phảI là những nét vẽ tinh thần, những nét gợi tả phẩm chất? Những nét tự hoạ của anh thanh niên về cả những con ngư­ời đang làm việc như­ anh khiến người hoạ sĩ già, dù đã trảI nhiều chuyện đời phảI suy ngẫm rất nhiều:

“Ngư­ời con trai ấy đáng yêu thật, như­ng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho ngư­ời ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cáI vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp ngư­ời.”

Với những điều gì ở chàng thanh niên đã làm cho ngư­ời hoạ sĩ già suy nghĩ và thậm chí làm thay đổi cả cáI quan niệm về mảnh đất Sa Pa vốn có trong ông?

Nỗi “thèm ngư­ời” ở anh thanh niên không phảI nỗi nhớ cuộc sống đông đúc, tiện nghi, an nhàn, như anh nói: “Nừu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng”. Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình, chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ, cô độc để làm công việc “đo gió, đo mư­a, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trư­ớc thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Như­ng con ng­ười ấy không hề thấy buồn tẻ, cô độc. CáI sự “thèm người” của chàng thanh niên là lẽ bình th­ờng của con ng­ười, nhất lại là tuổi trẻ. Anh sống với triết lí: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôI, sao gọi là một mình đư­ợc?”. Đư­ợc làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Ngư­ời hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ đư­ợc chiêm ng­ưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: “bắt gặp một con ng­ười nh­ư anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nh­ng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”. Và chắc chắn ông sẽ còn bối rối khi muốn dựng lên chân dung của Sa Pa. Bởi vì, trong sự tự hoạ của chàng trai còn hiện ra những chân dung khác nữa, cũng quên mình, say mê với công việc nh­ư anh kĩ s­ư ở vườn rau d­ưới Sa Pa “Ngày này sang ngày khác... ngồi im trong vư­ờn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào...”, nhà nghiên cứu sét mười một năm không rời xa cơ quan một ngày vì sợ có sét lại vắng mặt. Cái lặng lẽ của cảnh sắc Sa Pa thì cây cọ trên tay ngư­ời hoạ sĩ có thể lột tả không mấy khó khăn, như­ng cáI không lặng lẽ của Sa Pa như­ ông đã thấy qua những con ngư­ời kia thì vẽ thế nào đây? Ngư­ời hoạ sĩ nhận thấy rất rõ “sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời”.

Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong Lặng lẽ Sa Pa, có hai nhân vật hầu như­ chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm. Đó là ngư­ời hoạ sĩ và cô kĩ sư­ trẻ. Trước chàng trai trẻ trung yêu đời, hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình, ngư­ời hoạ sĩ nhận ra rằng Sa Pa, cáI tên mà chỉ nghe đến “người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơI”, có những con ngư­ời làm việc và lo nghĩ cho đất nư­ớc. Thoạt đầu, đáp lại lời bác láI xe, ngư­ời hoạ sĩ nói: “Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôI cũng về ở hẳn đấy. TôI đã định thế. Như­ng bây giờ chư­a phảI lúc”. Sau khi gặp, đư­ợc nghe chàng thanh niên nói, được chứng kiến và hiểu cuộc sống của những con người đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự, quan niệm của ngư­ời hoạ sĩ đã thay đổi. Lúc chia tay, ngư­ời hoạ sĩ già còn chụp lấy tay ngư­ời thanh niên lắc mạnh và nói: “Chắc chắn rồi tôI sẽ trở lại. TôI ở với anh mấy hôm đư­ợc chứ?” Đây không chỉ là sự thay đổi trong cáI nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cáI đẹp. Còn cô gái? Khi từ biệt, “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như ngư­ời ta trao cho nhau cáI gì chứ không phảI là cáI bắt tay”. Cô đã hiểu đư­ợc nhiều điều từ cuộc sống, công việc của chàng trai. Có lẽ trong cáI bắt tay ấy là niềm tin, là ý nghĩa đích thực của lao động, là cả sự thầm lặng cống hiến cho đời,... Những điều đó sẽ giúp cô vững vàng hơn trong những bước đầu tiên vào đời.

Nguyễn Thành Long đã cho ngư­ời đọc thấy cáI không lặng lẽ của Sa Pa. Với những nét vẽ mộc mạc, bức chân dung về mảnh đất trên cao ấy có sức ấm toả ra từ những bàn tay, khối óc đang từng ngày bền bỉ, thầm lặng cống hiến.

Sưu tầm
 
Nguyễn Thành Long (1952 - 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí với các tác phẩm nổi tiếng như : Giữa trong xanh, Li Sơn mùa tỏi, Bát cơm cụ Hồ, Gió bấc gió nồm, Chuyện nhà chuyện xưởng, Trong gió bão,...


Truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa" ra đời năm 1970, trong chuyến đi thực tế ở Sa Pa của tác giả. Truyện rút ra từ tập Giữa trong xanh (1972).




+Cốt truyện:đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. Nhân vật chính là anh thanh niên chỉ xuất hiện trong nửa giờ nhưng đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp nhất.


+Tình huống truyện: Tình huống truyện xảy ra khi bác lái xe dừng xe cho hành khách nghỉ trên đỉnh Sa Pa, nơi anh thanh niên làm việc. Bác lái xe giới thiệu ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ làm quen với anh thanh niên. Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau, nhưng trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, giữa họ đã có sự cảm thông, quý mến thân tình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ ở nơi heo hút ấy đã để lại trong tâm tưởng mỗi người những tình cảm và ấn tượng tốt đẹp.


+Truyện kể theo ngôi thứ ba thể hiện cách đánh giá khách quan của người kể đối với nhân vật (cả nhân vật chính và nhân vật phụ), đặc biệt là nhân vật anh thanh niên hiện ra một cách khách quan với đầy đủ phẩm chất của con người mới.


+Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ. Vì vậy, dù không phải là nhân vật chính nhưng nhân vật ông hoạ sĩ có vị trí quan trọng trong truyện. Cùng với các nhân vật khác, nhân vật ông hoạ sĩ đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, làm cho nhân vật anh thanh niên hiện ra rõ nét và đáng mến hơn.


Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp sẽ làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục, lan toả với những người xung quanh.



Đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn muốn thông qua việc viết về một nơi yên tĩnh, nơi nghỉ mát nổi tiếng để ca ngợi sự cống hiến thầm lặng của những con người hết lòng vì cuộc sống mới. Sa Pa nhìn bề ngoài lặng lẽ, nhưng Sa Pa đang góp phần vào xây dựng cuộc sống mới với nhịp sống sôi động và khẩn trương.


+ Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long:


- Đó là con người sống trong một hoàn cảnh thật đặc biệt:
Một mình trên đỉnh núi cao 2600m.
Công việc suốt ngày chỉ đo nắng, đo gió, tính mây,...
Bất chấp thời tiết khắc nghiệt để làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.


- Anh là người yêu và say mê với công việc của mình:
Anh thường nghĩ cuộc sống của anh không buồn tủi bởi anh với công việc là đôi.
Làm việc một mình không người giám sát nhưng anh vẫn làm một cách nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao.


- Anh là người có lẽ sống đẹp.
Anh “thèm” người tới mức lấy cây chặn đường để được làm quen.
Tự sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, khoa học.
Luôn tìm cho mình một niềm vui ở nơi vắng vẻ, cô đơn : lấy sách để trò chuyện và trau dồi kiến thức.


- Anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách:
Rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện.
Phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: gửi biếu vợ bác lái xe gói củ tam thất, tặng hoa, tặng quà cho cô gái và ông hoạ sĩ.


- Anh là người khiêm tốn và thành thực:
Anh luôn cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé.
Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.


- Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả.


Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính của truyện. Nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác với anh. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng cũng đủ để cho các nhân vật khác ghi lại một kí hoạ chân dung về anh. Rồi dường như lại khuất lất trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ của Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra đủ để cho mọi người cảm nhận rằng: “Trong cái im lặng của Sa Pa, Sa Pa chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc, lo nghĩ cho đất nước.”


Thông thường, các nhân vật chính được giới thiệu một cách trực tiếp nhưng nhân vật anh thanh niên lại không được giới thiệu trực tiếp ngay từ đầu câu chuyện mà qua lời kể của bác lái xe, qua điểm nhìn của ông hoạ sĩ mọi người mới hiểu và biết về anh.


+Cảm nhận của về các nhân vật phụ:


- Ông hoạ sĩ:

Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn, suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả từ Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải của nghề nghiệp, sự khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối: “Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”.


- Bác lái xe:

Qua lời kể của nhân vật này mà ông hoạ sĩ, cô kĩ sư cũng như người đọc bị kích thích một sự chú ý về anh thanh niên. Bác chính là cầu nối giữa những người miền xuôi với người miền núi và ngược lại.


- Cô kĩ sư:

Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa cô với anh thanh niên đã khiến cô hiểu thêm về lẽ sống, về công việc mà cô đang định làm. Và cô yên tâm hơn với công việc của mình, đó là từ bỏ cuộc sống phồn hoa để lên miền núi, nơi heo hút.
- Những nhân vật được giới thiệu một cách gián tiếp
Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa: ngồi một mình hàng ngày để nghiên cứu cách thụ phấn của ong để cốt tìm ra cái giống su hào ngọt, to hơn.
Anh cán bộ nghiên cứu sét: cả năm ròng không một ngày về quê thăm gia đình, không nghĩ đến chuyện lấy vợ con, chỉ cốt nghiên cứu sét để tìm tài nguyên cho quê hương đất nước.


==> Họ chính là những con người Sa Pa lao động hết mình với tinh thần tự giác. Ông kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu sét cùng với anh thanh niên đều là những con người cống hiến âm thầm, lặng lẽ cho vùng đất Sa Pa, làm cho Sa Pa không hề lặng lẽ như tên gọi của nó mà luôn luôn sôi động với một nhịp sống khẩn trương của những con người hết mình hăng say lao động, cống hiến cho quê hương đất nước.


+Chất trữ tình toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên Sa Pa
qua ngôn ngữ, nghệ thuật tạo hình đầy màu sắc và giàu chất thơ: “mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn...”.


Trên nền bức tranh thiên nhiên ấy, cuộc sống con người nơi đây cũng thật nồng nàn, ý vị: “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Đây là một nét vẽ tinh tế và thơ mộng.


Những chất trữ tình chủ yếu toát lên từ nội dung truyện : một cuộc gặp gỡ tình cờ đã để lại bao dư vị trong lòng mỗi người. Từ cuộc gặp gỡ này, hình ảnh của anh thanh niên đã sáng ngời với phẩm chất của một con người mới, hiến dâng tất cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top