PHÂN TÍCH NHỮNG THẾ MẠNH VỀ KINH TẾ CỦA VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮ
* Trả lời:
1. Tiềm năng khoáng sản, thuỷ điện.
a. Khoáng sản:
- Than đá: Trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn, tập trung ở Cẩm Phả, Hồng Gai, Mạo Khê, Uông Bí (chiếm 90% cả nước). Than chủ yếu là antraxit, nhiệt lượng cao. Ngoài việc đảm bảo nhu cầu trong nước, than còn phục vụ cho xuất khẩu.
Ngoài ra còn có than nâu Nà Dương (Lạng Sơn), than mỡ Làng Cẩm (Thái Nguyên).
- Khoáng sản kim loại:
+ Mỏ sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái.
+ Mangan: Cao Bằng.
+ Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang).
+ Chì kẽm: Chợ Điền (Bắc Cạn).
+ Bôxít: Lạng Sơn.
+ Đồng, vàng: Lào Cai.
+ Đất hiếm: Lai Châu.
- Khoáng sản phi kim loại:
+ Apatit trữ lượng hơn 1 tỉ tấn ở Cam Đường (Lào Cai).
+ Đá vôi phân bố hầu hết các tỉnh, đất sét, cao lanh ở Quảng Ninh……..
b. Thuỷ điện:
- Trữ lượng thủy điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu KW), chiếm 1/3 trữ lượng năng lượng của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu KW.
- Nguồn thuỷ năng hiện nay đang được khai thác, nhà máy thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện Hoà Bình…
2. Thế mạnh cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới:
a. Vùng núi và trung du Đông Bắc tuy có địa hình không cao, nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh nhất nước ta. Vùng Tây Bắc chịu ảnh hưởng yếu hơn của gió mùa đông, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông cũng rất lạnh. Bởi vậy, trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh để phát triển các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Cây công nghiệp chủ yếu là chè, chiếm 60% diện tích cả nước. Cây chè được trồng thành các vùng chuyên canh lớn ở hầu hết các tỉnh trung du và một số cao nguyên (Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Mộc Châu).
Ngoài ra còn có thuốc lá ở Lạng Sơn, Cao Bằng….
b. Cây dược liệu: Tam thất, dương quy, đỗ trọng, nhân sâm, hồi, thảo quả trồng ở vùng biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng và vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
c. Ngoài ra còn trồng các cây ăn quả như đào, mận, lê, táo… Sa Pa là nơi sản xuất rau giống mùa đông cho cả nước.
3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
a. Trung du, miền núi phía Bức có nhiều đồng cỏ, tuy không lớn, nhưng cũng đủ điều kiện để chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê lấy thịt và sữa.
b. Bò sữa được nuôi theo quy mô hàng chục nghìn con ở Cao nguyên Mộc Châu. Ở đây có nông trường chăn nuôi bò sữa nổi tiếng.
c. Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, đặc biệt là trâu.
d. Đàn dê thích hợp với việc chăn thả trong rừng.
4. Thế mạnh về du lịch: Vùng này có nhiều thắng cảnh (Vịnh Hạ Long, động Tam Thanh, Nhị Thanh, Sa Pa, Tam Đảo, hồ núi Cốc, hồ Ba Bể, thác Bản Dốc) và di tích lịch sử (đền Hùng, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Tử…) có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
** Xem thêm: Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta
NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: