Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân

Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân

[f=800]
https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/nghe_thuat_khac_hoa_HC.pdf[/f]
 
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Sống giữa buổi giao thời của hai thời đại, con người ta như có một sự chuyển biến khác lạ. Con người bị giằng xé giữa hai xã hội Tây – Tàu nhố nhăng, họ cảm thấy phẫn uất với xã hội đương thời. Là một con người khác với mọi người, Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật thật nổi bật, là người say mê cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật. Trước cách mạng tháng Tam, Nguyễn Tuân thành công với tác phẩm “ Vang bóng một thời”. Truyện viết về những con người đẹp tài danh trong quá khứ mà nay ra chỉ còn “vang bóng”. Họ tự đặt cho mình lên trên cái xã hội phàm tục ấy bằng thái độ ngông nghênh, khinh bạc, bằng thú chơi tao nhã, đầy tính nghệ thuật, thiên lương, trong sang hơn người. Một trong những con người tài hoa ấy là Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Huấn Cao không chỉ là người nghệ sĩ tài hoa mà còn là một anh hung tuấn kiệt, có tâm hồn cao đẹp. Huấn Cao là mẫu người lí tưởng được tác giả xây dựng với cảm hứng ca ngợi theo bút pháp lãng mạn.

Ông Huấn Cao là người tỉnh Sơn Hưng Tuyên, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục. Ông là người có hoài bão: “chí lớn không thành” nhưng trước sau vẫn xem thường cái chết, gian truân khổ ải, “khinh cái chết ở tỵ Niết”. Ông luôn giữ thiên lương trong sang, không vì tiền bạc, ngọc lụa mà cho chữ.

Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa. Người nghệ sĩ này có tài viết chữ đẹp, vang lừng khắp thiên hạ, mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Theo quản ngục thì chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một vật báu trên đời, nên quản ngục mới mơ ước xin được chữ Huấn Cao từ thời cắp sách. Đối với thị hiếu thẩm mỹ của người xưa, chơi chữ là một nghệ thuật cao quý của dân mặc khác. Vì lẽ chữ Hán là chữ tượng hình, viết mà như vẽ, mỗi chứ được xem như là một bức họa, hơn nữa, chữ viết bao giờ cũng hàm chứa nội dung về phương châm xử thế hay sống ở đời… “Chữ nét vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người.” Ngày xưa, những người học rộng tài cao, đức trọng mà viết chữ đẹp thì mới được tôn vinh. Huấn Cao là người như thế, ông được xem là người nghệ sĩ lớn – người sáng tạo và truyền bá cái đẹp – một nghệ sĩ thư pháp được tôn kính và được xem như một danh họa.

Không chỉ là một người có tài vẽ chữ, ông còn được biết đến với tài bẻ khóa, vượt ngục, được ví như một anh hùng văn võ tài toàn. Điều đó thể hiện qua lời đồn và những băn khoăn của viên quản ngục: “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”. Thông qua đó, Nguyễn Tuân đã gián tiếp khẳng định uy phong, khí thế hiên ngang của nhân vật. Huấn Cao vốn là một nhà Nho, thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng, một long một dạ theo triều đình. Nhưng không, Huấn Cao không chịu vào luồn ra cúi, không chịu sống trong cảnh nhung hoa áo gấm, thà làm giặc triều định sống theo chính nghĩa mà mình đã vạch ra. Sự nghiệp dang dở, bị bát, bị kết án tử hình nhưng ông vẫn không hề tỏ ra thái độ run sợ, không mảy may tiếc nuối, hối hận. Hành động dỗ gong đã cho ta thấy được sức mạnh phi thường và ý chí bất khuất của ông: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gong xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gong bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen.” Một mình ông mà có thể dỗ gông cho cả sáu người thì quả là ông có sức mạnh ít ai sánh bằng.

Không chỉ là một người văn võ song toàn, Huấn Cao còn là một người anh hùng, khí phách hiên ngang bất khuất. Huấn Cao đứng về phía nhân dân nghèo khổ, nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát. Huấn Cao có lẽ sống lớn, cao đẹp. Ông dám đứng lên chống lại triều đình, không chịu khuất phục trước cường quyền: “Tôi nhận thấy tên đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao”. Sự nghiệp không thành, ông bị ép vào tội phản nghịch và phải chịu án tử hình, ông không hề sợ hãi hay hối tiếc. Sống mạnh mẽ, có hoài bão lớn nhưng không bận tâm đến chuyện thành bại ở đời là một dũng khí. Đó là một nhân cách lớn sẵn sang hy sinh cho lẽ sống cao đẹp, sống hiên ngang khí phách và chết một cách anh dũng, phi thường. Cổ mang gông chân vướng xiềng, Huấn Cao hiên ngang bước vào ngục. Trước trò thị oai của bọn lính ngục, Huấn Cao thản nhiên lạnh lùng dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái. Thái độ và hành vi ấy biểu lộ một tư thế hiên ngang, một tinh thần bất khuất, ngạo nghễ trước lao lung. Trong tù được biệt đãi, Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó như một việc làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm. Khi quản ngục đến thăm hỏi, ông khinh bỉ đến điều: “Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”. Ông đã trả lời ngạo mạn trịch thượng như vậy vốn bởi tính hiên ngang, kiên cường: “Ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chém chết, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oại này.” Huấn Cao không vì quyền uy mà run sợ. Đó là một bản lĩnh cứng cỏi, khảng khái, một chí khí ngang tàng. Những chi tiết trên cho thấy Huấn Cao nhân cách phi thường, người quân tử, anh hùng dũng liệt: “bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”. Một người văn võ song toàn. Nhưng “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” – Nguyễn Du. Huấn Cao còn có một thiên lương trong sang, tâm hồn cao thượng. Việc Huấn Cao chọn lẽ sống lớn cao đẹp mà đầy thử thách nguy hiểm nhưng cũng biểu hiện một tâm hồn cao thượng, sống vì mọi người.

Còn việc cho chữ, Huấn Cao tâm sự: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viếc có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi.”. Huấn Cao cho chữ vì tình nghĩa chứ không vì vàng bạc hay quyền uy. Cách xử thế bộc lộ tính cách cương trực, trọng nghĩa khinh tài. Tuy là người có tài viết chữ rất đẹp nhưng ông rất ít chịu cho ai chữ của mình: “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ.” Cuộc sống không hề gợn một chút cặn bã của danh lợi, nên ở ông còn có một tâm hồn trong sáng, cao thượng. Lúc đầu còn nhầm tưởng, Huấn Cao khinh bỉ quản ngục, nhưng khi hiểu được sở thích cao quý của ông ta, Huấn Cao đã trân trọng và cảm động nói: “Ta đây cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”. Một con người sống tung hoành “chọc trời khuấy nước” đến chém cũng còn chẳng sợ, thế nhưng ông lại sợ phụ một tấm lòng nhỏ bé mà trong sáng của quản ngục. Vậy cái mà Huấn Cao tôn thờ là thiện tâm, là bản tính tốt đẹp của con người “một đời chỉ biết cúi đầu vái lại hoa mai” (Cao Bá Quát). Lòng yêu quý người hiền càng làm cho tâm hồn của Huấn Cao trong sáng hơn, cao cả hơn. Hiểu được hoài vọng lớn lao của quản ngục, Huấn Cao đã sẵn lòng cho chữ. Ông đã lấy tấm lòng mà đối đáp tấm lòng. Họ đã trở thành tri âm, tri kỉ và hai tâm hồn nghệ sĩ cùng tỏa sáng trong chốn lao tù. Như vậy, cái tâm là phẩm giá sáng ngời làm cho hình tượng càng cao cả. Trong chốn ngục tù, được tôn vinh bởi quản ngục và thơ lại, nhân cách của Huấn Cao càng cao đẹp hơn.

Cuối cùng là cảnh cho chữ, đoạn văn hay nhất của tác phẩm và nhân cách của Huấn Cao cũng được thể hiện trọn vẹn, đầy đủ nhất. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có diễn ra tại trại giam. Vì sao tác giả lại nói như vậy? Đó là do các bậc nho sĩ ngày xưa “tao nhân mặc khách”, khi viết chữ hoặc cho chữ phải ở những nơi trăng thanh gió mát, hoa hương ngào ngạt, ly rượu nồng nàn chếch choáng hơi men… Có như thế thì viết chữ mới hay, cho chữ mới đáng được thưởng thức và đạt đến trình độ thẩm mỹ tuyệt vời. Nhưng ở đây Huấn Cao cho chữ quản ngục lại vào một buồng tối chật hẹp, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Không gian vắng lặng, chỉ có một bó đuốc chiếu sáng. Khi cảnh cho chữ xuất hiện thì ngục tù hoàn toàn đổi thay. Đó không phải là nơi ngự trị của xấu xa bạo tàn tăm tối mà là nơi ngự trị của cái đẹp : ánh đuốc sáng rực, chậu mực thơm phức, phiến lụa trắng tinh còn vẹn nguyên lần hồ. Và Huấn Cao không còn là một tử tù mà là một nghệ sĩ tự do với tư thế đàng hoàng đang biểu diễn nét chữ tài hoa trên “dòng chữ cuối cùng”. Huấn Cao hiên ngang cầm bút: “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Với tư thế ung dung tự tại ấy Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa và từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người. Và một hành động nữa của Huấn Cao khiến người đọc không khỏi cảm động: “Ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy.” và khuyên bảo viên quản ngục: “Tôi bảo thật đấy, thầy quản nên tìm về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến ngày nhem nhuốc mất cả đời lương thiện”. Đến lúc này thì Huấn Cao đã xem quản ngục như một người bạn thân. Ông khuyên viên quản ngục với những lời tận đáy lòng. Đây là lúc Huấn Cao truyền bá đạo lý và huấn dụ lẽ sống đẹp trong đời. Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý của Huấn Cao đã cứu quản ngục khỏi bùn lầy để hướng tới cái thiện, hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn bây giờ. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời cuối cùng cũng cũng đã nói luôn rồi, Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù ra đi mãi mãi nhưnng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; ông đã mang đến chốn lao tù, cho cái địa ngục sống này một ánh sáng huyền diệu, lung linh chói rọi, soi sáng đạo lý làm người. Thiên lương cap đẹp của ông là một vàng hào quang tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời đầy u ám của nhà tù. Nguyễn Tuân đã bất ngờ mượn hình ảnh của Huấn Cao thắp lên ngọn lửa của niềm khao khát cháy bỏng của một con người bấy lâu nay bị vùi lấp dưới những điều xấu xa của xã hội. Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái tâm và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây đựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học.

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước. Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

Sưu tầm*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top