Vungtroi_binhyen
New member
- Xu
- 0
Phân tích nét đẹp người mẹ trong kho tàng dân gian Việt Nam
BÀI LÀM
“Mẹ” tiếng nói thiêng liêng muông thuở, muôn nơi của triệu trái tim con người. Nhắc đến mẹ chúng ta như nhắc đến dòng suối mát ngọt ngào của tình thương. Mẹ là ánh nắng ban mai sưởi ấm đời chúng con. Mẹ là những bong hoa tươi thắm tô điểm cho đời con them đẹp. Mẹ như ánh trăng dịu hiền đêm rằng soi sáng từng bước đi của con trước ngưỡng cửa vào đời, thật hạnh phúc cho những ai đang còn mẹ. Mẹ đi vào đời chúng ta bằng những lời ru ngọt ngào, em dịu, những làn điệu dân ca, bằng những sự hy sinh to lớn của mình để chúng ta nên người. Trong kho tàng dân ca Việt Nam, cũng có nhiều bài viết về mẹ rất đẹp. Công sinh thành càng được thể hiện rõ:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
“Ơn cha”- “nghĩa mẹ” vô cùng to lớn. Cha mẹ có công sinh ra ta. “Chín tháng cưu mang” là một thời gian dài và khó nhọc. Mẹ luôn lo cho con không biết có sao không, mẹ luôn mong sinh ra con sẽ đẹp đẽ, khoẻ mạnh. Vì thế công ơn sinh thành được ví bằng trời, như biển, như nguồn nước không bao giờ cạn;
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đã sinh ra con thì mẹ luôn lo cho con. Lo từng miếng cơm, manh áo, giấc ngủ cho đến việc dựng vợ gả chồng. Khi thời tiết đổi, mẹ thường lo cho con ngủ không ngon, kéo chăn đấp cho con. Những đêm lạnh con trở giấc con khóc, giậc mình một tiêng ú ớ trong cơn sốt, hơi thở không đều thì lòng mẹ luôn xốn xang, đau đớn:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh
Hay:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương.
Khi con khôn lớn, mẹ đã già. Trong một phút ngồi nhớ lại, nhớ mẹ khôn nguôi. Mẹ đã nuôi con không quản khó nhọc, “miệng nhai cơm bún” sợ con không ăn được nên “lưỡi lừa cá xương”. “Mẹ ta xưa” ở đây không phải là mẹ ngày xưa, lại càng không phải là mẹ của ai. Thật bất ngờ là làm sao thuở còn nằm ngửa trên tay là ăn cơm mẹ mớm. Ở đây có chút gì “siêu thực”, giọng thư rất mộc mạc nhưng lại có chút hư ảo
Nuôi con tuy khổ cực nhưng đó chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mẹ. Mẹ dành tất cả tình thương cho con. Hồi chưa có gia đình, chưa có con, mẹ chăm chút cho mình, nhưng khi có chồng, có con thì mẹ coi con là niềm an ủi, niềm vui duy nhất của mẹ. Mẹ hy sinh tất cả để con được sống sung sướng, hạnh phúc. Hình ảnh cao đẹp ấy được thể hiện qua hình ảnh “con cò” nay thác mai ghềnh, chịu hiểm nguy vì con cho đến lúc tính mạng bị đe doạ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tui nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau long cò con.
Khi tần tảo nuôi con, mẹ vẫn luôn nhớ về con. Hình ảnh con cò đi ăn đêm thật thanh tao biết bao, đẹp biết bao! Mà cung là vì lo cho cò con mà vô ý đậy phải cành mềm nên “lộn cổ xuống ao”? Với những chi tiết đơn giản, dể hiểu như trên đã diễn tả hết các sự kiện trong cài ca dao này: “xáo măng- nước trong- nước đục- đau lòng cò con”. Cho đến chết cò mẹ cũng luôn hướng về con. Mong muốn hình ảnh mình trong mắt con vẫn đẹp như ngày nào. Với cách so sánh ngầm, nhân hoá tuy mộc mạc nhưng vẫn mang đủ ý nghĩa và làm tăng thêm nét đẹp của người Việt Nam.
Người phụ nào mà chẳng muốn có con. Đúng với tâm trạng ấy, có con là niềm hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ. Chính vì thế mà khi sinh ra con, con đi lấy chông xa, nhớ về mẹ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Hoặc
Chiều chiều ra đứng bến sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Tại sau thời điểm này lại là “chiều chiều” mà không phải là “sáng” hay “trưa”? trước hết, “chiều chiều” ở đây có lẽ là lúc công việc nhà và công việc đồng áng đã tạm xong. Cô gái mới về nhà chồng, công việc còn nhiều. Chỉ có buổi chiều là ít việc, cô gái mới dám ra “ngõ sau” hoặc “bến sông” là nơi vắng vẻ, ít người qua lại để ý đề “trông về quê mẹ”. Đây chính là sự lập lại. “Chiều chiều” chính là thời điểm mà người con gái đó trở lại với chính mình, với những tâm trạng của mình. Đâu phải tự nhiên mà ca dao, dân ca ngân vang lên những âm điệu như vậy. Lúc ấy, con chim đang bay về tổ ấm. Con đò đang trở về với bến xưa, tất cả đều về với nguồn cội và mái ấm của mình. Ấy vậy mà thời điểm này người phụ nữ lấy chồng xa phải bơ vơ nơi “đất khách quê người”. Vì vây mà mỗi khi tiếng hát chiều chiều cất lên thì ta nghe văng vẳng đâu đây tiếng của một người c on gái đang khóc than, luôn nhớ về quê mẹ và người mẹ than thương. Âm thanh như lắng xuống bởi những giọt nước mắt. “Ngõ sau” và “bến sông” là những nơi trống vắng heo hút. Không gian ấy còn gắn với than phận người phụ nữ phải luôn ở dưới bếp, không được đi lên nhà trên cùng chồng. Người con gái đã đi lấy chồng là đã sang sông, qua đò rồi, đến một bến bến bờ khác của cuộc đời. Giờ đây, người phụ nữ ấy đang nhìn về quê mẹ cũng chính là nhìn về những kỉ niệm xưa, một thời qúa khứ thật đẹp nhưng không bao giờ trở lại.
Trở lại với những làn điệu dân ca, ta lại thấy những bài hát viết về người mẹ. Trong ca dao cũng vậy, chúng ta luôn băt gặp rất nhiều bài viết viết về người mẹ rất hay và rất đẹp. tại sao có quá ít bài viết về cha? Có lẽ đây là một vấn đề khiến chúng ta phải suy ngẫm. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cũng chỉ là một bài ca dao nhỏ nhưng chúng ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh người cha cao lớn, vững chãi, là trụ cột của gia đình và lo cho cuộc sống của gia đình, cho những đứa con thơ. Nhưng hình ảnh người mẹ hiện ra còn đẹp hơn! Mẹ như dòng suối dịu dàng, trong lành không bao giờ cạn, tắm mát đời con. Càng đẹp nữa khi mẹ luôn gắn bó với con, lo lắng, vất vả vì con từ khi bi bô cho đến khi khôn lớn thành người.
Con ơi mẹ bảo câu này
Học buôn, học bán cho tày người ta
Hò hang ghét bỏ người ta chê cười.
Khi con lớn mẹ vẫn không quên dạy con từng lời ăn tiếng nói cho đến dáng đứng bước đi:
Chim khôn hót tiêng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Và nếu là con gái, thì mẹ càng sâu sắc hơn, tuyệt vơi hơn là cách chỉ bảo ăn mặc nên kín đáo để giữ gìn nét đẹp trền thống của người phụ nữ Á Đông:
Cá lên khỏi nước cá ươn
Làm thân con gái loã lồ ai khen.
Mẹ hy sinh vì con, nuôi con không kể ngày tháng:
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công đếm ngày.
Ngoài việc nuôi con mẹ còn có lòng yêu nước thiết tha, chống lại giai cấp bóc lột, giặc cướp nước ngay từ những câu hát ru, câu nói vui cho con nghe:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Từ những hành động cụ thể, góp công, góp sức phụ vụ Tổ quốc như Bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu, Bà mẹ đấu tranh trong thơ Lê Anh Xuân, mẹ Sáu, chị Sáu trong tiểu thuyết của Anh Đức, tất cả những hình ảnh đó đều toát lên những nét đẹp riêng, không bút mực nào tả xiết. Có lẽ con cũng có nhiều điều muốn nói với mẹ. Mẹ đã hy sinh tất cả vì con và cũng từ những hình ảnh người mẹ thật thanh cao, thật trong sáng, giản dị nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mà các tác giả dân gian lại viết biết bao bài ca dao về người mẹ đến như vậy.
Viết đến đây, tôi như muốn cùng chia sẻ, thong cảm cho những ai mất mẹ và mới cảm nhận được đức hy sinh cao cả của người mẹ.
BÀI THAM KHẢO CHẤM ĐIỂM VÒNG SƠ KHẢO
Từ hồi còn bé tôi đã được gần gũi ba tôi hơn mẹ tôi, vì mẹ tôi bênh (theo lời bà tôi kể). Có lẽ vì thế mà tình cảm của tôi dành cho ba tôi là tột đình, với tôi “bố là tất cả”.
Nhưng từ khi đọc bài của bạn Minh Trang tôi thấy mình thật vô tâm, vì trước đây, dù đã được đọc, được học những bài ca dao về mẹ nhưng tôi vẫn không cảm nhận được giá trị thiêng liêng của tiếng “Mẹ”. Minh Trang đã phân tích chúng minh bài văn thật tuyệt với- tôi phải thốt lên như vậy vì từ đây tôi có thể hiểu tại sao ca dao lại cói về người mẹ nhiều và thường là hay như Minh Trang đã giải thích: “Cùng một bài ca dao “công cha như núi…” hình ảnh người cha và người mẹ được dựng lên… nhưng hình ảnh người mẹ hiện ra còn đẹp hơn! Mẹ như dòng suối dịu dàng, trong lành không bao giờ cạn, tắm mát đời con”.
Cám ơn Mực Tím, cám ơn Minh Trang đã giúp tôi hiểu ra va yêu thương mẹ tôi hơn!
Đặng Thị Huỳnh Dung
Lớp 11N, Trường THPT Bình Long, Bình Phước
Mình đã đọc đi đọc lại bài văn này, các câu ca dao mà Trang dẫn chứng trong bài làm có nhiều câu không mang hình bong người mẹ và cũng không phải là lời riêng của mẹ như: chim không hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiêng dịu dàng dễ nghe”; “cá lên khỏi nước cá ương/ làm thân con gái loã lồ ai khen”…theo mình đây chỉ là lời khuyên của người xưa thôi. Rồi hai cây bắt đầu với “chiều chiều…” cũng vậy, bạn đã tốn khá nhiều dòng để phân tích, giải thích nhưng đây chỉ là nỗi nhớ quê của người con gái lấy chồng xa. Trong khi đề bìa yêu cầu là những câu ca dao “nói về người mẹ rất hay và rất đẹp” thì bạn lại dung những câu mang ý nghĩa khác (như đã nói ở trên). Theo mình, bài văn này có những đoạn đã đi sai đề.
Nguyễn Huỳnh Dung
Lớp 11A7, Trường THPT Ngô Quyền, Bà Rịa- Vũng Tàu
Ưu điểm: Đây là dạng đề khó. Trong quá trình hành văn nếu không khéo người viết sẽ rơi vào trường hợp lập ý, lạc đề… và bố cục của bài viết sẽ trở nên lỏng lẻo, rời rạc… Thế nhưng bài viết của Minh Trang vẫn liền mạch văn viết vẫn rất giàu cảm xúc. Cách mở bài và kết bài rất tự nhiên.
Hạn chế: Người viết chưa phát hiện được chiều sâu trong lời nhận định: “Trong kho tang văn học Việt Nam, có nhiều bài nói về người mẹ rất hay và rất đẹp”. “Rất hay” và “rất đẹp” ở đây nên hiểu là rất hay và rất đẹp cả nội dung và nghệ thuật thể hiện. Do đó, bài viết chỉ làm sáng tỏ mới một phần của nhận định. Minh Trang cũng lý giải được tại sao ca dao viết về mẹ lại có số lượng nhiều hơn, nhưng tại sao ca dao viết về người mẹ thường là hay thì bạn lý giải chưa rõ lắm. tóm lại, bài viết của Minh Trang đã đáp ứng được một phần đề nhưng chưa hoàn chỉnh.
Trương Thanh Tùng
Lớp Văn 96, ĐHSP Trà vinh
Người làm bài: Nguyễn Ngọc Minh Trang
Lớp 10 văn, Trường THPT Năng Khiếu- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Lớp 10 văn, Trường THPT Năng Khiếu- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: