• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phân tích môi quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn...

giangson911

New member
Xu
0
Phân tích môi quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này

(ĐVĐ): Trong mọi hoạt động của xã hội, của thế giới xung quanh ta, Nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của
nhận thức là động lực và mục đích của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý. Hơn thế con người thông qua nhận thức mà tác động vào thế giới khách quan bắt đối tượng bộc lộ ra các đặc trưng và thuộc tính cơ bản để vừa kiểm tra nhận thức và để nâng cao nhận thức.
Nắm vững mối quan hệ này nó có ý nghĩa to lớn đối với
nhận thức và thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

(GQVĐ): Để hiểu rõ hơn vệ mối quan hệ biện chứng giữa Nhận thức và hoạt động thực tiễn từ đó tìm ra ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này chúng ta cần biết được bản chất của nhận thức là gì, và vai trò của hoạt động thực tiễn như thế nào:

Chúng ta đã biết Nhận thức là sự phản ảnh
thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Nhưng đó không phải là sự phản ảnh giản đơn, thụ động, mà là sự phản ảnh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thểhay nói khác hơn Nhận thức đó là sự phản ảnh của chủ thể đối với khách thể trong đó chủ thể của nhận thức là con người còn khách thể của nhận thức là hiện thực khách quan trong phạm vi hoạt động của con người. Đó là thế giới vật chất, thế giới tinh thần đã được khách thể hóa. Còn Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất Lịch sử - Xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) nhằm biến đổi nó theo nhu cầu, lợi ích của con người.

Hoạt động thực tiễn rất phong phú, nhưng có 3 hình thức cơ bản đó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn có sự tác động qua lại lần nhau trong đó hoạt động thực tiễn giữ vai trò quyết định, cụ thể của các mối quan hệ đó là:


Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức- có thể nói như vậy vì xét cho cùng mọi nhận thức của con người đều có nguồn gốc từ thực tiễn bởi chính từ khái niệm nhận thức là sự phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào đầu óc con người, mà thực tiễn là nơi cung cấp những tài liệu hiện thực khách quan, làm cơ sở để con người nhận thức, thông qua nhận thức con người lại tác động trở lại thế giới khách quan bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để con người nhận thức ở mức cao hơn. Ví dụ như thời tiết mùa hè thì nóng, mùa đông thì rét (đó là hiện thực khách quan) nó tác động vào nhận thức con người từ đó giúp con người nhận thức vấn đề và tác động trở lại để thích nghi với nó chẳng hạn như mùa đông thì phải có biện pháp chống rét và mùa hè thì có hoạt động chống hạn, chống nóng, từ đó làm nảy sinh nhận thức con người ở mức độ cao hơn.

Ngoài vai trò nêu trên thực tiễn còn là động lực và mục đích của nhận thức; xuất phát từ thực tế là thực tiễn nó không đứng yên mà nó thường xuyên vận động, phát triển và chính sự vận động phát triển đó nó luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. Chúng ta đều biết hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích, yêu cầu và quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đó như thế nào, tuy nhiên không phải bất cứ hoạt động nào nó cũng có sẳn trong đầu óc mà mang tính tiên đoán, dự liệu vì thế Nếu như mục đích, yêu cầu và cách thức tổ chức thực hiện đúng thì hoạt động thực tiễn thành công. Xét cho cùng thì mục đích nhận thức của con người không chỉ đơn thuần dừng lại ở chỗ chỉ để lý giải các hiện tượng, giải thích thế giới mà là tác động đến thế giới khách quan cải tạo thế giới theo yêu cầu và lợi ích của mình và hoạt động thực tiễn chính là cách mà con người tác động vào thế giới và cải tạo thế giới theo yêu cầu và mục đích của mình. Lấy ví dụ đất nước ta trong thời ký quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đó chính là mục tiêu đúng đắn và phù hợp với yêu cầu phát triển lịch sử nhưng quá trình xây dựng từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước đây chúng ta vì nôn nóng nên có cách thức tổ chức không phù hợp vì thế vô hình dung nó thành nhân tố cản trở sự phát triển và thậm chí làm trị trệ trong thời gian dài.

Một vai trò nữa của thực tiến đối với nhận thức đó là: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý - Sở dĩ thực tiến được xem là tiêu chuẩn của chân lý bởi thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó là hiện thực phong phú, vừa có tính phổ biến là hoạt động vật chất khách quan, có tính lịch sử - xã hội. Hiện thực lịch sử xảy ra một lần nhưng có nhiều người nhận thức và nhận thức nhiều lần khác nhau.

Xuất phát từ chỗ hiện thực xảy ra một lần nhưng mỗi người nhận thức khác nhau và mỗi lần nhận thức cũng khác nhau do đó người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức, không thể lấy nhận thức này làm chuẩn để kiểm tra nhận thức kia bởi chính bản thân nhận thức được dùng làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức khác chưa chắc đã là nhận thức đúng. Chỉ duy có thực tiễn mới là tiêu chuẩn thật sự, duy nhất của chân lý.

Bản thân thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý cũng vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn chỉ có 1 và là cái duy nhất làm tiêu chuẩn của chân lý ngoài ra không có cái nào khác có thể làm tiêu chuẩn cho chân lý được. Còn tính tương đối của nó ở chỗ, thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cai sai một cách ngay lập tức. Hơn nữa bản thân, thực tiễn cũng có tính biện chứng, thực tiễn hôm qua khác thực tiễn hôm nay, thực tiễn nơi này khác thực tiễn nơi khác. Vì vậy lý luận trên không cho phép con người biến một hiểu biết bất kỳ thành chân lý vĩnh viễn, bất biến cho mọi lúc mọi nơi.

Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua, bởi có mục đích đúng về công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước. Hơn 25 năm đổi mới và xây dựng đất nước với những thành tựu to lớn đã đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu ăn thường xuyên trở nên một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, công nghiệp và dịch vụ cũng tăng trưởng nhanh và mạnh, GDP bình quân tăng đều đặn ngay cả trong lúc kinh tế Thế giới rơi vào đà suy thoái, vị thế Chính trị của Việt Nam dần được khẳng định trong khu vực cũng như trên thế giới. Qua những thành tựu của đất nước trong hơn 25 năm đổi mới phát triển - đó chính là thực tiễn - để chúng ta có cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày cáng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Tuy giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn dài, những thách thức đặt ra ở phía trước đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta còn nhiều nhưng qua những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới cho phép chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nhất định thành công.

(KTVĐ): Qua phân tích mối quan hệ giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn cho thấy nhận thức và thực tiễn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức chính là sự phản ảnh của thực tiễn, của thế giới khách quan vào đầu óc con người nhưng đó không hoàn toàn là sự phản ánh thụ động tức thì mà một sự phản ánh chủ động, tích cực có sáng tạo để từ đó con người tiến hành các hoạt động vật chất tác động trở lại thế giới khách quan, tác động vào sự vật bắt đối tượng bộc lộ ra những đặc trưng, thuộc tính, những quy luật vận động để rồi con người nhận thức ngày càng cao hơn. Còn thực tiễn là toàn bộ các hoạt động vật chất có tính chất lịch sử - xã hội của con người . Thực tiễn luôn giữ vai trò quyết định đối với nhận thức nó là cơ sở và nguồn gốc của nhận thức, là động lực, và mục đích của nhận thức đồng thời thực tiễn cũng là tiêu chuẩn của chân lý.

Nhận thức và nắm vững mối quan hệ trên nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước của Đảng, nhà nước và nhân dân ta bởi có mục đích đúng thôi vẫn chưa đủ mà cần có đường lối chủ trương đúng và cách thức tổ chức vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước, việc vận dụng tốt mối quan hệ biện chứng trên sẽ là chìa khóa mở ra sự thành công đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ thành công tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 
nguyên lý mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.



b. Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ.

- Tính khách quan của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự qui định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong chính bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

- Tính phổ biến của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời cũng không có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứ yếu…

Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.

c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.

Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự vật đó”

- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.

Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và lhắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
 
hay
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và lhắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top