Chú voi con
New member
- Xu
- 0
Phân tích lòng yêu thương mẹ của câu bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ
BÀI LÀM
Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”. Nguyên Hồng có một điều gì đó rất giống với V. Huygô và M. Gorki. Vẻ đẹp ở nhân vật của Nguyên Hồng không phải ở trí tuệ, sáng suốt mà nó nằm trong trái tim sôi nổi yêu thương. Các nhân vật của Nguyên Hồng phần lớn là những ngừơi phụ nữ nghèo khổ dứơi đáy của xã hội thành thị như Tám Bính trong Bỉ vỏ, bà mẹ trong Những ngày thơ ấu … Nguyên Hồng là một nhà văn có tuổi thơ đầy cay đắng, tủi nhục. Những ngày thơ ấu là một cuốn hồi ký chân thật viết về tuổi thơ đầy cay đắng của tác giả. Đoạn trích Trong lòng mẹ viết về tình yêu thương mẹ hết sức cảm động từ tập hồi ký ấy.
Tình yêu thương mẹ của cậu bé Hồng đựơc thể hiện rõ trong cuộc trò chuyện với bà cô. Sắp đến ngày giỗ bố, bà cô đã gọi bé Hồng lên để trò chuyện. Bà bảo Hồng rằng: “Hồng! mày có vào Thanh Hoá với mợ không? Mợ mày phát tài lắm!”. Hồng rơm rớm nứơc mắt, toan trả lời có vì nghĩ đến sự hiền từ của mẹ, sự thiếu thốn một tình thương ấp ủ. Những ngày sau đó cậu đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và cái cười rất “kịch” của bà cô. Hơn ai hết, cậu bé thấy rằng: “Nhắc tới mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để cô khinh miệt và ruồng bỏ mẹ tôi”. Và cậu càng thương mẹ hơn: “Không đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Mặc dù hơn một năm nay mẹ tôi không gửi cho tôi một lá thư, một đồng quà…”.
Sau đó, cậu bé đã từ chối một cách quyết liệt: “Không, cháu không vào, thể nào cuối năm mợ cháu cũng về”. Khi nghe bà cô nói: “Mày dại quá! Cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa và thăm em bé chứ…!”. “Cậu đã oà khóc”. Đây không phải là những giọt nứơc mắt đau khổ, tủi thân mà là những giọt nứơc mắt chan chứa tình thương. Hai tiếng “em bé” mà bà cô ngân thật dài, thật ngọt, thật rõ như nhát dao đâm vào trái tim non dại của cậu. Tình yêu thương mẹ càng trỗi dậy mãnh liệt, nó biến thành nỗi căm giận những cổ tục, những thành kiến tàn ác. Và cậu bé nghĩ: “Nếu cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là những cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết định vồ lấy mà cắn, mà nhaim mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Chính tình yêu thương mẹ đã giúp cậu bé nhận ra lẽ phải, lên án những cổ tục phong kiến. Càng thương mẹ bao nhiêu, cậu lại càng oán trách những bất công của xã hội phong kiến bấy nhiêu.
Một lần tan học, thoáng thấy người đàn bà ngồi trên xe giống mẹ, cậu đã luống cuống chạy theo và bối rối gọi: “Mợ ơi!... Mợ ơi!... Mợ ơi…”. Nếu ngừơi đàn bà ấy không phải là mẹ cậu bé thì “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trứơc con mắt gần rạn nứt của ngừơi bộ hành gục ngã giữa sa mạc”. Đó chính là nỗi khao khát được sống trong tình mẹ. Khi nhận ra người ấy chính là mẹ mình thì cậu ríu cả chân lại, mẹ cậu đã kéo cậu ra xe. Cậu đã khóc nức nở vì cảm động, vì đựơc sống trong tình thương của mẹ. Cậu thấy mẹ đẹp một cách lạ lung: “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nứơc da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sứơng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẽ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên xe, đù áp vào đùi mẹ tôi , đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi bỗng thấy những cảm giác lâu nay đã mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt: phải bé lại và lăn vào lòng mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng, mới thấy ngừơi mẹ có một sự êm dịu vô cùng”. Đó là những cảm xúc tâm lý khiến cho nhân vật đê mê, quên hết mọi thứ.
Tóm lại, Trong lòng mẹ là đoạn trích miêu tả một cách sinh động những rung động cực điểm của một tâm hồn thơ dại đối với ngừơi mẹ, đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của cậu bé Hồng. Đây là một trong những đoạn trích hay nhất, cảm động nhất của Nguyên Hồng, gây cho em sự xúc động trào dâng. Nỗi mong muốn của tác giả:” Được sống gần mẹ” cũng chính là nỗi mong muốn của em!...
Người làm bài: PHẠM THU HIỀN
Lớp 10B, Trường THPT Thăng Long, Lâm Hà, Lâm Đồng
Lớp 10B, Trường THPT Thăng Long, Lâm Hà, Lâm Đồng