Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong thơ ca thời kì 1945-1975

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong thơ ca thời kì 1945-1975

[f=800]
https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/hinh_anh_anh_bo_doi.pdf[/f]​


Chuyên đề
Hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam 1945 – 1975

I. Đặt vấn đề:

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học Việt Nam – một nền thơ ca phản ánh sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, trước vận hội lịch sử đã tích tụ qua nhiểu thế kỉ.

Đọc thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, chúng ta thấy cuồn cuộn niềm vui của hàng triệu người ra trận, thấy được những mất mát đau thương, những khát khao, ước vọng chân thành... Ba mươi năm liên tục đấu tranh chống kẻ thù cũng là khoảng thời gian văn học phát triển mạnh mẽ không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn học lấy đề tài chiến tranh, viết về chiến tranh cách mạng. Thơ cũng như văn, hết lòng ca ngợi người anh hùng, người lính, người mẹ, thanh niên xung phong... Tất cả hiện lên trong tác phẩm với mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc... y như thật ở trên đời. Và họ đẹp – cái đẹp tiêu biểu cho cả thời đại. Cái đẹp ấy kết tinh đậm đà ở hình tượng anh bộ đội cụ Hồ – anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân. Bởi các anh chính là người anh hùng suốt hai cuộc kháng chiến trường kì.

II. Nội dung:

Dân tộc ta đã tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã giành thắng lợi vẻ vang. Lẽ tất nhiên, ở đất nước mà hơn ba mươi năm không dời tay súng, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh con người đẹp nhất, đáng yêu nhất là niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Những chiến sỹ bộ đội cụ Hồ - anh vệ quốc quân trước kia, anh giải phóng quân sau này đã đi qua 2 cuộc kháng chiến và viết lên những chiến công chói lọi: Điện Biên Phủ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Điện Biên Phủ trên không, đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại mùa xuân 1975 mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những chiến công đó đã đi vào lịch sử như những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Đó là bước đi của người anh hùng tiếp nối con đường rực rỡ của cha ông, đang nhịp bước cùng thời đại với tư cách của "Người lính đi đầu" . Vì thế, trong cuộc sống cũng như trong thơ ca, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ bao giờ cũng chiếm chỗ cao nhất trong tâm hồn quần chúng và trong trái tim của các nhà thơ.

Trước hết, trong thơ ca đã giới thiệu với chúng ta hình ảnh trung thực của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Là con đẻ của nhân dân lao động nghèo khổ, anh ra đi từ những miền quê nghèo khắp mọi miền đất nước:

"Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
(Đồng Chí - Chính Hữu)

Từ những con người vốn xa lạ, khi vào bộ đội các anh đã gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng:

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ".
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top