• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Phân tích đoạn trích "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải

Đỗ Thị Lan Hương

Cộng tác viên
Thành viên BQT
Những năm 20 của thế kỉ trước, những bài thơ hát theo làn điệu dân ca, những bài thơ lục bát, song thất lục bát, thất ngôn… được truyền bá sâu rộng trong dân gian. Những gương anh hùng được Trần Tuấn Khải nói đến có giá trị khích lệ tinh thần yêu nước, nói lên nỗi đau nhục nô lệ lầm than, bày tỏ khát vọng độc lập tự do không bao giờ nguôi. Đỉnh cao thơ trữ tình yêu nước của Trần Quang Khải là ở "Hai chữ nước nhà". Có thể nói một đời ông khắc khoải bồi hồi tha thiết với khát vọng về đất nước, dân tộc.
Phân tích đoạn trích Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải.png

Phân tích đoạn trích "Hai chữ nước nhà" của Trần Tuấn Khải

Trên văn đàn hợp pháp ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Á Nam Trần Tuấn Khải là một tên tuổi để lại nhiều dấu ấn sâu đậm. Thơ Trần Tuấn Khải đã đụng vào dấy đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người (Xuân Diệu).

Là một hồn thơ yêu nước lưu hành công khai, hợp pháp, nên nội dung yêu nước trong thơ ông thường được biểu hiện một cách riêng biệt để có thể lọt qua vòng kiểm duyệt khắt khe của chính quyền thực dân lúc bấy giờ. Mượn đề tài lịch sử để kí thác tâm sự yêu nước là một cách thức biểu hiện hữu hiệu và là một thành công lớn của Trần Tuấn Khải. Trong đó có thể xem: Hai chữ nước nhà là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy.

"Hai chữ nước nhà" là bài thơ mở đầu cho tập Bút quan hoài I (xuất bản năm 1924). Bài thơ lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta. Nhà thơ đã mượn lời của người cha là Nguyễn Phi Khanh dặn dò con là Nguyễn Trãi để gửi gắm nỗi lòng của mình.

Bài thơ mở đầu bằng một cuộc chia li đầy máu và nước mắt:
“Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu
Ðoái nom phong cảnh như khêu bất bình


Bốn câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn. Cuộc chia li của hai cha con diễn ra nơi biên giới xa xôi, ảm đạm, heo hút: “Chẩn ủi Bắc mây sầu ảm đạm”, “bốn bề” chỉ có tiếng “hổ thét chim kêu”. Đây là địa cầu phía bắc của Tổ quốc, và chỉ một vài bước chân nữa thôi là Nguyền Phi Khanh vĩnh viền xa lìa đất nước, quê hương. Tâm trạng ấy phủ lên cảnh vật một màu thê lương, tang tóc.

Càng não nùng hơn nữa, Nguyễn Phi Khanh phải xa lìa đất nước trong lúc đất nước đang quằn quại dưới gót giày ngoại xâm. “Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu”, câu thơ ấy đâu chỉ miêu tả không gian trong thế đối với “Chốn ải Bắc mây sầu am đạm ”, nó còn gợi lên hiện tình đau buồn của đất nước. Phải đặt vào ý nghĩa ấy thì mới thấy hết được hoàn cảnh éo le và thấm thía được tâm trạng của hai cha con :

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dậm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:


Hoàn cảnh thật éo le: cha bị bắt giải sang Tàu, không mong ngày trở lại ; con muốn đi theo phụng dưỡng cha già cho trọn đạo hiếu, nhưng cha phải dặn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Cha con li biệt, nước mất nhà lan, những đau đớn xót xa chồng chất. Tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm và đều tột cùng đớn đau. “Hạt máu nóng” và những giọt châu tầm tã, đó là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thơ văn xưa nhưng trong tình cảnh này, chúng đã diễn tả chân thật tâm trạng của con người.

Gạt đi nước mắt tình nhà, cả hai cha con đã biết đặt nọ nước lên trên. Lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trôi để lại cho con. Nó thiêng liêng, xúc động và đầy sức truyền cảm không chỉ vì đó là lời tâm huyết cuối cùng của một đời người, mà quan trọng hơn, còn vì đó là lời nói chân thành xuất phát từ một trái tim yêu nước, khiến người nghe phái khắc cốt ghi tâm.


“Giống Hồng Lạc hoàng thiên[3] đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Trời Nam riêng một cõi này
Anh hùng, hiệp nữ[5] xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi
Ðể quân Minh thừa hội xâm lăng
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con
Làm cho xiêu tán hao mòn
Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!

Thảm vong quốc kể sao cho xiết
Trông cơ đồ[8] nhường xé tâm can
Ngậm ngùi khóc đất giời than
Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!

Khói Nùng lĩnh[9] như xây khối uất
Sóng Long giang nhường vật cơn sầu
Con ơi! càng nói càng đau…
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?”


Phần 2 gồm 20 câu thơ vẫn là lời của người cha nói về tình cảnh đau thương của đất nước. Nhưng đó cũng chính là những lời thơ bộc bạch tình cảm của tác giả. Nhà thơ nhập vai người trong cuộc – một nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết – để miêu tả hiện hình của dân nước và tội ác của quân xâm lược, cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết làm xúc động tâm can người đọc.

Bài thơ nói đến tình cảnh đất nước rơi vào tay giặc Minh ỏ thế kí XV, nhưng thực ra nào có khác gì tình cảnh đất nước ơ những năm 20 của thế kỉ XX đang bị thực dân Pháp cai trị. Nỗi đau mất nước của hai thời đại nào có khác gì nhau ? Vẫn là nỗi đau trước cảnh điêu linh tang tóc dưới bàn tay tàn bạo của bọn người “khác giống”. Tình cảm yêu nước của tác giả trong đoạn thơ biểu hiện thật phong phú : đó là niềm tự hào về giống Hồng Lạc ở cõi trời Nam xưa nay không thiếu anh hùng hiệp nữ ; là nỗi đau trước vận nước lầm than, giống nòi rên xiết ; là nỗi căm giận giặc ngoại xâm bạo tàn…

Có thể nhận ra những nỗi niềm ấy qua những dòng thơ tự sự đan xen với những lời cảm thán. Bên cạnh những lời thơ kể về tình cảnh của đất nước, xuất hiện rất nhiều những từ ngữ và hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc (xiết bao, kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than, thương tâm, khối uất, cơn sầu…). Nỗi đau ở đây không phải là nỗi đau riêng gắn với số phận cá nhân mà là nổi đau thiêng liêng, lớn lao, cao cả, gắn với vận nước cơ đồ, nòi giống, làm kinh động cả đất trời (đất khóc giời than), cả sông núi (Khói Nùng Lĩnh như xây khói uất – Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu)…

Giọng điệu thơ nhờ thế mà trở nên lâm li, thống thiết, xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn này là sở trường của Trần Tuấn Khải, nó có sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó.

Phần cuối:
“Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
Giang sơn gánh vác sau này cậy con”


Ở phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (“Cha xót phận tuổi già sức yếu – Lỡ sa cơ dành chịu bó tay – Thân lươn bao quản vùng lầy”) là để trao gửi lại trọng trách “giang sơn gánh vác sau này cậy con”. Bốn câu cuối cùng nói đến sự nghiệp của tổ tông nhằm kích thích, hun đúc ý chí gánh vác giang sơn ở người con. Lời trao gửi vừa đầy sức nặng tình cảm, vừa sôi sục nhiệt huyết cứu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

Qua đoạn trích "Hai chữ nước nhà", Á Nam Trần Tuấn Khải đã mượn mật câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tinh câm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích
 
Dàn ý phân tích bài Hai chữ nước nhà
(Trần Tuấn Khải)


Dàn ý:

1. Mở bài


- Vài nét về Trần Tuấn Khải: Một tác giả với sự nghiệp thơ ca chiếm phần nhiều, đó là nhà thơ thường mượn thơ ca để gửi gắm tình cảm thiêng liêng và rộng lớn- tình yêu quê hương, đất nước

- Vài nét về tác phẩm “Hai chữ nước nhà”: Mượn câu chuyện về hai cha con Nguyễn Trãi, tác giả mong muốn hâm nóng tinh thần yêu nước thiết tha của mỗi con người

2. Thân bài

a. Tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con

- Từ ngữ hình ảnh ước lệ: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu ⇒ Gợi cuộc chia tay diễn ra ở biên giới- nơi tận cùng của Tổ quốc.

⇒ Hoàn cảnh đau đớn, éo le: cha bị bắt giải sang Trung Quốc không mong ngày trở về- nước mất nhà tan, cha con li biệt.

Hình ảnh: “hạt máu nóng”, “hồn nước”,” tầm tã châu rơi”: Tận cùng đau đớn, tận cùng xót xa.

- Khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nước đền nợ nhà.

⇒ Lời khuyên có ý nghĩa như lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết khiến người đọc khắc cốt ghi xương.

b. Tình đất nước và nỗi lòng người ra đi

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng: bốn phương máu lửa, xương rừng máu sông, thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con: Hiện lên tình hình đất nước tang tóc, đau thương nhằm kể tội ác của giặc ngoại xâm

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng; giọng lâm li, thống thiết: xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm, khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đau.

⇒ Nỗi đau vò xé trong lòng. Nỗi đau thương nước mất nhà tan thiêng liêng, cao cả, vượt lên số phận cá nhân trỏ thành nỗi đau non nước, kinh động đất trời.

⇒ Đó còn là tâm trạng của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV, vừa là tâm trạng của tác giả và nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.


c. Lời trao gửi sau cùng của người cha cho con

- Hình ảnh người cha: “Thân tàn”, “tuổi già sức yếu”, “sa cơ”, “đành bó tay” ⇒ Khích lệ ý chí gánh vác giang sơn sau này của con.

- Nhấn mạnh nhiệm vụ gánh vác non sông đất nước là nhiệm vụ trọng đại, khó khăn, thiêng liêng vô cùng.

- Hoàn toàn tin tưởng và tin cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước ⇒ Tinh thần, ý chí, lòng yêu nước

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm

- Liên hệ trình bày lòng yêu quê hương, đất nước của bản thân

Sen Biển( sưu tầm)
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top