ự ra đời của ĐCS phản ánh cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đến thời kỳ tự giác. ĐCS là sản phảm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac-Lênin với phong trào công nhân. Lý luận về tính tất yếu của sự kết hợp ấy đã được đề ra trong học thuyết Mac- . Lênin. Song, trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là một sản phẩm của lịch sử, lại được thực hiện bằng con đường riêng biệt, tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian.
- Việt Nam là một quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm, có nền văn hiến lâu đời, trong đó, yêu nước là truyền thống quý báu và đặc sắc, là chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc VN. HCM sớm nhận thức được rằng, chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước.
- Thực hiện hoài bão cứu nước cứu dân, HCM đã đến với chủ nghĩa Mac- Lênin, đi theo con đường CMVS, chuẩn bị thành lập ĐCSVN để tổ chức va lãnh đạo nhân dân giành độc lập tự do. Đầu năm 1930, HCM đã chủ động, quyết đoán, độc lập và sáng tạo, nhanh chóng thống nhất các tổ chức cộng sản riêng lẻ để thành lập ra ĐCSVN.
- Khái quát về sự hình thành ĐCSVN, HCM đã nêu ra trong tác phẩm Thường Thức Chính Trị, viết năm 1953, rằng: Đảng kết hợp phong trào CMVN với chủ nghĩa Mac- Lênin. Năm 1960, Người lại viết: Chủ nghĩa Mac- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng đầu năm 1930.
+ Đây là luận điểm mới của HCM về sự hình thành ĐCSVN. Trong khi khẳng định quy luật chung của sự ra đời ĐCS, Người đã đánh giá cao phong trào yêu nước VN, xem nó như một trong các nhân tố hình thành nên ĐCSVN.
+ Luận điểm ấy vừa quán triệt đầy đủ học thuyết Mac- Lênin về ĐCS vừa phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, có truyền thống yêu nước lâu đời, nơi mà số lượng công nhân còn ít nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yêu nước ngay từ khi mới ra đời.
+ Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của VN. Luận điểm đó của HCM không những có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình CMVN mà nó còn có ý nghĩa quốc tế to lớn, nhất là với những nước có hoàn cảnh tương đồng.